Cục đẩy Công Suất Là Gì? Cấu Tạo Và Chức Năng Của Cục đẩy | A88

Cục đẩy công suất là gì? Nó có tác dụng như thế nào trong dàn âm thanh? Đây có lẽ là câu hỏi mà nhiều người gặp phải trong quá trình chơi âm nhạc. Vì vậy, hãy cùng A88 tìm hiểu những thông tin tổng quát về cục đẩy công suất qua bài viết dưới đây nhé!

Cục đẩy công suất là gì? Chức năng của nó như thế nào

Nội dung bài viết

  • 1. Cục đẩy công suất là gì? Phân loại cục đẩy công suất
    • Cục đẩy công suất là gì?
    • Phân loại cục đẩy công suất
  • 2. Công dụng và tính năng nổi bật của cục đẩy
    • – Công dụng của cục đẩy
    • – Tính năng nổi bật của cục đẩy
  • 3. Cấu tạo của cục đẩy công suất
  • 4. Cách đấu nói cục đẩy với các thiết bị khác
    • – Đấu nối hai cục đẩy
    • – Đấu nối cục đẩy với loa
    • – Đấu nối cục đẩy với amply
    • – Đấu nối cục đẩy với vang số
  • 5. Khi nào nên sử dụng cục đẩy công suất?

1. Cục đẩy công suất là gì? Phân loại cục đẩy công suất

Cục đẩy công suất là gì?

Cục đẩy công suất là một thiết bị khuếch đại tín hiệu âm thanh qua loa trước khi đến tai người nghe. Giúp khuếch đại, đẩy công suất toàn bộ dàn âm thanh lên tới cao, đáp ứng nhu cầu người dùng. Đôi loa của bạn hoạt động hiệu quả hơn, âm thanh căng đầy, chi tiết hơn. Trong dàn karaoke cục đẩy với khả năng lọc âm tốt, phối ghép và kéo được nhiều loa cùng lúc.

Cục đẩy công suất là gì

Phân loại cục đẩy công suất

– Phân loại theo kênh

  • Cục đẩy công suất 2 Kênh.
  • Cục đẩy công suất 3 Kênh.
  • Cục đẩy công suất 4 Kênh.

– Phân loại cục đẩy dựa trên công suất

  • Cục đẩy công suất lớn.
  • Cục đẩy công suất nhỏ.

2. Công dụng và tính năng nổi bật của cục đẩy

– Công dụng của cục đẩy

  • Chức năng chính của cục đẩy công suất là để tăng công suất âm thanh cho cả bộ dàn
  • Cục đẩy còn hạn chế sự méo tiếng, chất lượng âm thanh được phát ra từ loa một cách tối đa, tiếng căng tròn, có lực hơn.
  • Bên cạnh đó, việc phối ghép hợp, đúng chuẩn cũng giúp cả loa và cục đẩy hoạt động bền bỉ hơn.
  • Việc kết nối giữa loa và cục đẩy phù hợp sẽ giúp dàn máy của bạn hoạt động bền bỉ, hiệu quả.
  • Hạn chế được các rủi ro hư hỏng loa và các thiết bị như amply, micro
  • Âm thanh khi hát nhẹ nhàng hơn so với sử dụng amply karaoke

– Tính năng nổi bật của cục đẩy

  • Cục đẩy công suất âm thanh có thể thay thế toàn bộ dàn amply . Vì tải được 1 đến 2 cặp loa công suất lớn, phục vụ âm thanh chuyên nghiệp cho karaoke phòng rộng, quán bar, sân khấu.
  • Quyết định 41% chất lượng âm thanh của dàn máy, tín hiệu âm thanh vang xa, rõ ràng, nhẹ nhàng và trung thực hơn.
  • Jack cắm của cục đẩy công suất được thiết kế rất chắc chắn, đảm bảo các kết nối luôn an toàn, tín hiệu được truyền đi ổn định.
  • Cục đẩy phổ biến trên thị trường hiện nay còn được đầu tư về mặt thiết kế để đảm bảo tính thẩm mỹ và tạo ra phong cách riêng cho dàn âm thanh của bạn.

3. Cấu tạo của cục đẩy công suất

  • Vỏ máy: được thiết kế từ kim loại cao cấp có độ cứng và độ bền cao, giúp bảo vệ tốt các linh kiện bên trong. Các khe tản nhiệt trên vỏ máy cân bằng nhiệt độ thiết bị để khi hoạt động liên tục sẽ không ảnh hưởng đến tuổi thọ, quá tải, gây hư hỏng.
  • Thân máy: bao gồm các linh kiện, phụ kiện điện tử và các bo mạch nhỏ. Đây cũng là phần quyết định chất lượng của cục đẩy công suất.
  • Biến áp nguồn: là thiết bị chuyển năng lượng giữa 2 hoặc nhiều mạch thông qua cảm ứng điện từ. Biến áp nguồn được sử dụng để tăng hoặc giảm điện áp xoay chiều.
  • Mạch công suất: có chức năng nhận tín hiệu âm thanh đầu vào, khuếch đại công suất và cho ra âm thanh có công suất mạnh mẽ hơn.

Cấu tạo của cục đẩy công suất

  • Sò công suất: là bộ phận bán dẫn kết hợp với IC, ảnh hưởng đến mức công suất của cục đẩy.
  • Quạt tản nhiệt: nhằm đảm bảo cho thiết bị hoạt động liên tục mà không ảnh hưởng đến tuổi thọ máy. Hầu hết các cục đẩy công suất đều có 2 quạt tản nhiệt để làm mát các bộ phận bên trong nằm ở phía sau.

4. Cách đấu nói cục đẩy với các thiết bị khác

Chuẩn bị dây đâu nối: chuẩn bị loại jack 2 đầu tín hiệu một đầu là đầu AV còn đầu kia là đầu Canon để thực hiện ghép nối.

Dây đấu nối cục đẩy công suất

– Đấu nối hai cục đẩy

Bước 1: Tìm cổng tín hiệu có ghi LINK ở phía sau cục đẩy thứ nhất cắm 1 đầu giắc vào.

Nhớ là ở cục đẩy thứ nhất sẽ lấy tín hiệu ra nên phải chọn đường LINK out.

Bước 2: Lấy đầu dây còn lại cắm vào cục đẩy thứ 2.

Cục đẩy thứ 2 là lấy tín hiệu vào từ đẩy số 1 nên cắm vào cổng IN (Cổng Canon)

Bước 3: Sử dụng dây còn lại cắm từ cổng OUT trên cục đẩy 1 vào cổng IN trên cục đẩy thứ 2.

Đấu nối hai cục đẩy

– Đấu nối cục đẩy với loa

  • Đấu 2 kênh: Là cách đấu thường dùng cho loa Full, thông qua cọc kết nối dây loa hoặc khóa loa chuyên nghiệp Neutric / Speakon.

Đấu nối cục đây với loa

  • Đấu Bridge Mono: 2 cọc dương của trạm để kéo tải, với một cọc sẽ trở thành cọc âm. Cách đấu này để kéo loa Sub hơi.

Đấu nối cục đây với loa

  • Đấu nối Parallel Mono: 2 cọc dương sẽ được đấu nối với nhau, bật công tắc đổi ngõ nhập sang Parallel nếu dùng đường 70V để có thể kéo loa xa thì bật công tắc CH1 và CH2 sang chế dộ 70V.

Đấu nối cục đẩy với loa

– Đấu nối cục đẩy với amply

Bước 1: Sắp xếp và chuẩn bị dây dẫn tín hiệu để thực hiện ghép nối

Ở mặt sau của amply có cổng kết nối AV (cổng hoa sen). Còn cục đẩy công suất thì sử dụng cổng canon. Vì vậy, bạn cần chuẩn bị loại jack 2 đầu tín hiệu một đầu là đầu AV còn đầu kia là đầu Canon để thực hiện ghép nối.

Bước 2: Tìm và xác định đúng cổng để ghép amply với cục âm thanh

Sau đó, bạn xác định đúng cổng để ghép amply với cục âm thanh.

  • Ở amply bạn tìm cổng xuất tín hiệu âm thanh Output.
  • Ở cục đẩy công suất bạn tìm cổng kết nối đầu vào Input.

Bước 3: Kết nối cục đẩy với amply đúng kỹ thuật

Cuối cùng, bạn cắm đầu jack Canon vào cục đẩy và đầu jack AV vào amply.

Đấu nối cục đẩy với amply

– Đấu nối cục đẩy với vang số

Tìm cổng tín hiệu line output ở mặt sau của thiết bị. Sau đó, kết nối đầu dây còn lại ở cổng INPUT tương ứng ở cục đẩy công suất. Các cổng output ở cục đẩy được kí hiệu là CH.A và CH.B.

Đấu nối cục đẩy với vang số

5. Khi nào nên sử dụng cục đẩy công suất?

Để có thể biết bộ dàn karaoke của mình có cần thêm cục đẩy công suất không, bạn nên tham khảo một số tiêu chí sau:

Kích thước phòng hát và chất liệu cách âm

Không gian phòng hát rộng và có các dụng cụ tiêu âm tốt cần công suất của dàn karaoke cũng phải lớn thì âm thanh ra mới chất lượng, chân thực hơn.

Độ nhạy và trở kháng của loa

Độ nhạy và trở kháng cao thì chỉ cần amply công suất thấp. Ngược lại những loa trở kháng chỉ 4 Ohm, độ nhạy thấp dưới 90dB thì cần amply có công suất lớn.

Loại nhạc bạn nghe

Đối với các dòng nhạc nhẹ như trữ tình, ballad, bạn chỉ cần sử dụng amply công suất nhỏ. Còn với các dòng nhạc mạnh như rock, R&B, bạn cần sử dụng amply có công suất lớn hơn để có chất lượng âm thanh tốt.

Khoảng cách từ người nghe đến loa

Điều này không phụ thuộc vào độ rộng phòng hay chất liệu cách âm. Ngay cả khi bạn ngồi trong phòng nhỏ mà xa loa thì vẫn cần công suất lớn.

Trên đây là những thông tin quan trọng về cục đẩy công suất. Hy vọng qua đó, mọi người có thể nắm bắt được cục đẩy công suất là gì, tác dụng cũng như cách đâu nối. Nếu có thắc mắc, hãy để lại bình luận ở bên dưới nhé!

Thiết bị âm thanh A88

Từ khóa » Bộ Kéo đẩy âm Thanh Là Gì