Cục đẩy Là Gì? Có Cần Phải Sử Dụng Cục đẩy Không?

Bên cạnh loa karaoke thì cục đẩy công suất là thiết bị mà những ai có ý định trang bị dàn âm thanh đều dành sự quan tâm nhiều nhất, lựa chọn kỹ càng trước khi quyết định chọn mua. Vậy cục đẩy là gì? Có cần phải sử dụng cục đẩy không? Hãy dành ít thời gian để cùng Max Sound khám phá ngay nhé!

1. Cục đẩy là gì?

Cục đẩy (cục đẩy công suất) là thiết bị có chức năng khuếch đại âm thanh, giúp âm thanh to rõ, sắc nét hơn. Cục đẩy thường được sử dụng trong các hệ thống âm thanh như dàn karaoke gia đình, phòng hát karaoke kinh doanh, sân khấu, hội trường, tiệc tùng,....

Nguyên lý hoạt động của cục đẩy khá đơn giản như sau: nó sẽ nhận tín hiệu từ các nguồn phát như bàn mixer âm thanh, đầu DVD hay micro, sau đó khuếch đại tín hiệu ở dạng tần số rồi chuyển đến thiết bị phát ra (loa).

Cục đẩy có chức năng khuếch đại tín hiệu âm thanh

Cục đẩy có chức năng khuếch đại tín hiệu âm thanh

2. Vai trò của cục đẩy công suất

Đối với dân chuyên thì sẽ không còn xa lạ với cục đẩy công suất, nhưng vẫn còn rất nhiều người dùng chưa hiểu hết vai trò của thiết bị này. Dẫn đến phán đoán, nhận định thiếu hay phiến diện. Vậy thiết bị này có vai trò như thế nào? Có cần thiết để trang bị cho dàn âm thanh không?

Trước hết, theo như định nghĩa ở trên thì cục đẩy có chức năng khuếch đại tín hiệu âm thanh, nghĩa là giúp âm thanh được đẩy lên với mức công suất cao hơn, sắc nét và mạnh mẽ hơn. Vốn dĩ chức năng truyền tải âm thanh thuộc về loa, nhưng trong quá trình sử dụng với sự có mặt của cục đẩy, hoạt động của loa được hỗ trợ nhiều hơn, cho chất lượng âm thanh tốt hơn. Khi sử dụng cục đẩy tương thích với loa (và các thiết bị khác trong dàn âm thanh) sẽ giúp hạn chế hiện tượng bị rè hay méo tiếng - vốn rất hay xảy ra mỗi khi công suất bị đẩy lên quá cao. Điều này thật sự tuyệt vời vì nó đảm bảo trải nghiệm người dùng luôn hoàn hảo mọi lúc.

Thậm chí, các chuyên gia còn đánh giá cục đẩy công suất có thể quyết định đến 40% chất lượng âm thanh với khả năng ổn định chất âm, cho tín hiệu vang xa, to rõ hơn.

Cục đẩy quyết định 40% chất lượng âm thanh

Cục đẩy công suất có khả năng thay thế cho amply, đặc biệt thích hợp với dàn hát karaoke gia đình cao cấp, phòng karaoke có diện tích vừa trở lên và cả các không gian cần công suất lớn như sân khấu, hội trường. Thiết bị này đảm nhận tốt vai trò của amply về mặt đẩy công suất, lọc âm để truyền tải âm thanh chuẩn nhất, chất nhất.

Cục đẩy còn được xem là "cầu nối" liên kết các thiết bị trong dàn âm thanh lại với nhau, giúp chúng vận hành ổn định trong suốt thời gian dài. Trong trường hợp các thiết bị phải hoạt động liên tục với tần suất cao, cục đẩy sẽ giúp bình ổn, giảm thiểu phát sinh hỏng hóc, tăng tuổi thọ cho dàn âm thanh.

Và dễ dàng nhận thấy nhất là khi có mặt cục đẩy trong dàn hát karaoke, người hát sẽ "khỏe" hơn, không phải dùng lực quá nhiều mà tiếng hát vẫn âm vang.

Hiện nay cục đẩy công suất được các thương hiệu chú trọng nhiều hơn đến hình thức bên ngoài, thiết kế hiện đại hơn, bắt mắt hơn. Chính vì vậy, thiết bị này sẽ làm tăng thêm tính thẩm mỹ cho dàn âm thanh, hài hòa với bố cục tổng thể.

Sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật, cục đẩy công suất ngày càng được người dùng yêu thích, trang bị cho hệ thống âm thanh của mình. Có thể nói, việc đầu tư lắp đặt thiết bị này là hoàn toàn nên, vì nó sẽ mang đến trải nghiệm âm thanh tốt hơn, giúp người dùng thoải mái thư giãn cũng như đáp ứng tốt các tiêu chí về hiệu quả kinh tế.

Cục đẩy rất cần thiết cho dàn âm thanh karaoke

Cục đẩy rất cần thiết cho dàn âm thanh karaoke

3. Các loại cục đẩy phổ biến hiện nay

Có nhiều thương hiệu chuyên sản xuất cục đẩy công suất như: cục đẩy Crown, cục đẩy HAS, cục đẩy CAF, cục đẩy DMX, cục đẩy Yamaha, cục đẩy Paramax,... Các sản phẩm này đều đa dạng về kiểu dáng, loại và mức công suất hoạt động. Nhìn chung, phân loại cục đẩy có thể chia như sau:

Cục đẩy theo kênh: 

  • Cục đẩy 2 kênh: tích hợp 2 đầu để kéo với 2 loa (hoặc 2 cặp loa phù hợp).
  • Cục đẩy 3 kênh: tích hợp đồng thời 2 kênh loa và 1 kênh chuyên về sub.
  • Cục đẩy 4 kênh: dành cho dàn âm thanh lớn, có khả năng kết hợp đồng thời 3 loa (bass từ 25-30) và 1 loa sub lên đến bass 50.
  • Cục đẩy 4 kênh gia đình: phù hợp với dàn âm thanh karaoke sử dụng trong gia đình. Kết hợp với 2 loa đôi công suất khác nhau.
  • Cục đẩy kênh class D: sử dụng mạch class D để nâng cao về hiệu suất, tăng hiệu quả tản nhiệt.
  • Cục đẩy 4 kênh TD: công suất làm việc cao, nhiệt năng tỏa ra thấp, thích hợp với dàn âm thanh phải vận hành liên tục.
  • Cục đẩy 4 kênh nguồn xung: có 4 kênh độc lập sử dụng bộ nguồn xung, dùng cho loa công suất lớn.

Cục đẩy phân theo sò (Transistor):

  • Cục đẩy 12 sò
  • Cục đẩy 16 sò
  • Cục đẩy 24 sò
  • Cục đẩy 32 sò
  • Cục đẩy 40 sò

Như vậy bài viết đã gửi đến bạn những thông tin liên quan đến chủ đề cục đẩy là gì, cũng như giúp bạn giải đáp thắc mắc có nên mua cục đẩy hay không. Hy vọng những chia sẻ trên đây hữu ích với bạn.

Từ khóa » Cục đẩy âm Thanh Là Gì