Cục Đường Sắt Việt Nam – Wikipedia Tiếng Việt

Cục Đường sắt Việt Nam
Tên viết tắtVNRA
Thành lập21/10/1946
LoạiCơ quan nhà nước
Vị thế pháp lýHợp pháp, hoạt động
Mục đíchThực thi pháp luật chuyên ngành giao thông vận tải đường sẳt trong phạm vi cả nước
Trụ sở chính120 Lê Duẩn, quận Hoàn Kiếm
Vị trí
  • Hà Nội, Việt Nam
Vùng phục vụ  Việt Nam
Ngôn ngữ chính Tiếng Việt
Phó Cục trưởng phụ tráchTrần Thiện Cảnh
Chủ quảnBộ Giao thông Vận tải
Trang webhttp://vnra.gov.vn/

Cục Đường sắt Việt Nam (tiếng Anh: Viet Nam Railway Authority, viết tắt là VNRA) là cơ quan trực thuộc Bộ Giao thông vận tải, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật chuyên ngành giao thông vận tải đường sẳt trong phạm vi cả nước.

Cục Đường sắt Việt Nam thành lập ngày 16/7/2003, trên cơ sở tái cơ cấu Liên hiệp Đường sắt Việt Nam theo Quyết định số 1891/2003/QĐ-BGTVT ngày 1/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.[1]

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Đường sắt Việt Nam được quy định tại Quyết định số 387/QĐ-BGTVT ngày 31/3/2023 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.[2]

Ngày truyền thống ngành Đường sắt Việt Nam là ngày 21 tháng 10.[3]

Nhiệm vụ và quyền hạn

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo Điều 2, Quyết định số 387/QĐ-BGTVT ngày 31/3/2023 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường sắt Việt Nam có các nhiệm vụ, quyền hạn chính:

  • Chủ trì xây dựng, trình Bộ trưởng các dự án luật, pháp lệnh, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, trung hạn và hàng năm, các chương trình, dự án quốc gia, các đề án phát triển,... thuộc chuyên ngành giao thông vận tải đường sắt trong phạm vi cả nước.
  • Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về:
  1. Kết cấu hạ tầng đường sắt
  2. Phương tiện giao thông đường sắt.
  3. Nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu.
  4. Hoạt động vận tải đường sắt.
  5. An toàn giao thông đường sắt.
  6. Quản lý dự án đầu tư xây dựng.
  7. Bảo vệ môi trường trong hoạt động giao thông vận tải đường sắt.
  8. Hợp tác quốc tế về chuyên ngành giao thông vận tải đường sắt.
  • Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Bộ trưởng giao và theo quy định của pháp luật.

Lãnh đạo Cục[4]

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Phó Cục trưởng phụ trách: Trần Thiện Cảnh[5]
  • Phó Cục trưởng:
  1. Nguyễn Huy Hiền[6]
  2. Dương Hồng Anh[7]

Cơ cấu tổ chức

[sửa | sửa mã nguồn]

(Theo Quyết định số 387/QĐ-BGTVT ngày 31/3/2023 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

  • Văn phòng Cục
  • Phòng Kế hoạch - Tài chính
  • Phòng Quản lý xây dựng và Kết cấu hạ tầng đường sắt
  • Phòng Vận tải - Khoa học công nghệ
  • Phòng Pháp chế - Thanh tra
  • Phòng Thanh tra - An toàn I (có các đội Thanh tra - An toàn số 1, 2, 3, 4, 5)
  • Phòng Thanh tra - An toàn II (có các đội Thanh tra - An toàn số 6, 7, 8)
  • Phòng Thanh tra - An toàn III (có các đội Thanh tra - An toàn số 9, 10)

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Quyết định số 1891/2003/QĐ-BGTVT ngày 1/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải”.
  2. ^ “Chức năng, nhiệm vụ của Cục Đường sắt Việt Nam”.
  3. ^ “Kỷ niệm 69 năm ngày truyền thống ngành ĐSVN: Tiếp nối truyền thống, phát triển xứng tầm”.
  4. ^ “Lãnh đạo Cục Đường sắt Việt Nam”.
  5. ^ “Bổ nhiệm ông Trần Thiện Cảnh giữ chức Phó Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam”.
  6. ^ “Bổ nhiệm hai Phó Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam”.
  7. ^ “Bổ nhiệm ông Dương Hồng Anh giữ chức Phó Cục trưởng Đường sắt”.

Xem thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Bộ Giao thông Vận tải (Việt Nam)
  • Đường sắt Việt Nam

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Website chính thức của Cục Đường sắt Việt Nam

Từ khóa » Tổng Cục đường Sắt Việt Nam