Cục Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường Công Nghiệp - Bộ Công Thương
Có thể bạn quan tâm
Vị trí và chức năng
1. Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp là tổ chức thuộc Bộ Công Thương, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật đối với lĩnh vực an toàn, bảo vệ môi trường trong công nghiệp và thương mại, bao gồm: Điện, than, dầu khí, năng lượng mới, năng lượng tái tạo, hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, công nghiệp cơ khí, luyện kim, công nghiệp khai thác mỏ và chế biến khoáng sản, công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp môi trường, công nghiệp công nghệ cao; cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; tổ chức, quản lý hoạt động sự nghiệp dịch vụ công thuộc lĩnh vực, phạm vi quản lý của Cục theo quy định của pháp luật và phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Công Thương.
2. Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật, kinh phí hoạt động do ngân sách nhà nước cấp và từ các nguồn khác theo quy định của Nhà nước.
Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh: Industrial Safety Techniques and Environment Agency.
Tên viết tắt: ISEA.
Trụ sở chính tại thành phố Hà Nội.
Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Xây dựng, trình Bộ trưởng phê duyệt chiến lược, kế hoạch, các chương trình, dự án, đề án, quy chế quản lý chuyên ngành về an toàn, bảo vệ môi trường và công nghiệp môi trường thuộc thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương.
2. Xây dựng, trình Bộ trưởng ban hành hoặc trình cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách, tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định về an toàn, vật liệu nổ công nghiệp, bảo vệ môi trường, công nghiệp môi trường các lĩnh vực theo chức năng và thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương.
3. Chỉ đạo, phổ biến, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định về an toàn, vật liệu nổ công nghiệp, bảo vệ môi trường và công nghiệp môi trường các lĩnh vực theo chức năng và thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương.
4. Ban hành văn bản cá biệt, văn bản chuyên ngành thuộc thẩm quyền của Cục
5. Về an toàn kỹ thuật và an toàn, vệ sinh lao động
a) Thực hiện quản lý nhà nước về an toàn kỹ thuật và an toàn, vệ sinh lao động thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật;
b) Quản lý hoạt động kiểm định thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương theo quy định của pháp luật;
c) Chủ trì thẩm định trình Lãnh đạo Bộ Công Thương cấp, gia hạn, cấp lại: Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động thuộc thẩm quyền cấp của Bộ; Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sửa chữa chai LPG; Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất chai LPG mini;
d) Chủ trì sát hạch và cấp, cấp lại Chứng chỉ kiểm định viên thuộc thẩm quyền của Bộ Công Thương;
đ) Chủ trì thẩm định, chấp thuận Chương trình quản lý an toàn; Báo cáo đánh giá rủi ro; Kế hoạch ứng cứu khẩn cấp (trừ ứng phó sự cố hóa chất); Xếp loại mỏ theo khí mê tan và bụi nổ cho các mỏ hầm lò theo quy định của pháp luật;
e) Chủ trì thẩm định các giải pháp an toàn trong các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền của Bộ Công Thương; Chủ trì hoặc phối hợp với các tổ chức, cá nhân có liên quan kiểm tra, xác định nguyên nhân gây sự cố, tai nạn lao động có liên quan đến an toàn theo quy định của pháp luật;
g) Đầu mối quản lý công tác phòng cháy, chữa cháy thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương theo quy định của pháp luật;
h) Đầu mối tổ chức, thực hiện Tháng an toàn, vệ sinh lao động; Chương trình Quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương.
i) Xây dựng, ban hành chương trình, nội dung, hướng dẫn, kiểm tra thực hiện công tác huấn luyện kỹ thuật an toàn trong hoạt động kinh doanh khí;
k) Quản lý hoạt động vận chuyển hàng hoá nguy hiểm đối với sản phẩm, hàng hoá thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương;
l) Thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước của Cơ quan kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hoá nhập khẩu thuộc thẩm quyền của Bộ Công Thương.
m) Quản lý an toàn trong khai thác, chế biến khoáng sản và hồ chứa quặng đuôi thuộc thẩm quyền của Bộ Công Thương.
6. Về an toàn điện và đập, hồ chứa thủy điện
a) Chủ trì thực hiện quản lý nhà nước các hoạt động về an toàn điện thuộc trách nhiệm của Bộ Công Thương;
b) Chủ trì thẩm định trình Lãnh đạo Bộ Công Thương hoặc cơ quan thẩm quyền cấp mới; cấp sửa đổi, bổ sung; cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động kiểm định thiết bị và dụng cụ điện trong môi trường không có khí, bụi cháy, nổ;
c) Chủ trì, đôn đốc các Sở Công Thương thống kê, theo dõi tai nạn điện, các vi phạm đối với hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp trên địa bàn, tổng hợp báo cáo theo quy định;
d) Chủ trì thực hiện quản lý nhà nước về an toàn đập, hồ chứa thủy điện thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương;
đ) Thẩm định, trình Bộ trưởng Bộ Công Thương cấp, gia hạn, thu hồi giấy phép đối với các hoạt động phải có giấy phép trong phạm vi bảo vệ đập, hồ chứa thủy điện theo quy định pháp luật về quản lý an toàn đập, hồ chứa;
e) Thẩm định, trình Bộ trưởng Bộ Công Thương phê duyệt Quy trình vận hành hồ chứa thủy điện theo quy định của pháp luật; có ý kiến đối với quy trình vận hành liên hồ;
g) Thẩm định, trình Bộ trưởng phê duyệt phương án bảo vệ đập, hồ chứa thủy điện thuộc thẩm quyền của Bộ Công Thương;
h) Chủ trì kiểm tra và đánh giá an toàn đập, hồ chứa nước đối với các công trình thuỷ điện thuộc trách nhiệm của Bộ Công Thương;
k) Trình Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định danh mục đập, hồ chứa thuỷ điện lớn, vừa, nhỏ được xây dựng trên địa bàn 2 tỉnh trở lên; chủ trì tham mưu Bộ trưởng trình Thủ tướng Chính phủ quyết định danh mục đập, hồ chứa thuỷ điện quan trọng đặc biệt;
l) Chủ trì điều tra, xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu đập, hồ chứa thuỷ điện;
m) Chủ trì tổ chức thông tin, truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức của cộng đồng về an toàn đập, hồ chứa thủy điện;
n) Chỉ đạo rà soát, điều chỉnh nhiệm vụ các hồ chứa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương;
7. Về vật liệu nổ công nghiệp
a) Chủ trì quản lý vật liệu nổ công nghiệp, chất lượng công trình xây dựng liên quan đến vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật;
b) Cấp, cấp lại, thu hồi Giấy phép: Kinh doanh, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, dịch vụ nổ mìn; Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ theo quy định của pháp luật;
c) Chủ trì thẩm định, kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng đối với các dự án sản xuất vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ; kho bảo quản vật liệu nổ công nghiệp theo thẩm quyền của Bộ Công Thương;
d) Chủ trì huấn luyện, kiểm tra cấp giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn vật liệu nổ công nghiệp theo quy định của pháp luật;
đ) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan rà soát, sửa đổi, bổ sung Danh mục vật liệu nổ công nghiệp, Danh mục tiền chất thuốc nổ sử dụng để sản xuất vật liệu nổ công nghiệp.
e) Tổng hợp báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ sử dụng để sản xuất vật liệu nổ công nghiệp của Sở Công Thương và tổ chức sản xuất, kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp, sản xuất tiền chất thuốc nổ sử dụng để sản xuất vật liệu nổ công nghiệp; định kỳ tổng kết công tác quản lý vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ sử dụng để sản xuất vật liệu nổ công nghiệp trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được phân công; đề xuất các giải pháp bảo đảm an toàn;
g) Phối hợp với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số xây dưng, quản lý cơ sở dữ liệu về vật liệu nổ công nghiệp theo quy định của pháp luật;
8. Về bảo vệ môi trường
a) Tổ chức kiểm tra việc thực hiện văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ Công Thương; phối hợp kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
b) Chỉ đạo, tổ chức thực hiện thống kê, kiểm soát các nguồn phát sinh chất thải, các chất ô nhiễm khó phân hủy; hướng dẫn công tác phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường thuộc phạm vi quản lý của Bộ;
c) Chỉ đạo, hướng dẫn công tác quản lý, tái sử dụng, tái chế chất thải, sử dụng phế liệu, phát triển kinh tế tuần hoàn trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ; Đầu mối của Bộ Công Thương tham gia thành viên Hội đồng EPR quốc gia.
d) Chỉ đạo, hướng dẫn cung cấp thông tin môi trường; xây dựng báo cáo công tác bảo vệ môi trường ngành Công Thương; xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu môi trường ngành Công Thương;
đ) Truyền thông, phổ biến kiến thức, tuyên truyền pháp luật về bảo vệ môi trường trong ngành Công Thương;
e) Đầu mối tổng hợp các đề tài, nhiệm vụ sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường từ ngân sách Nhà nước thuộc phạm vi quản lý của Bộ;
g) Đầu mối tổ chức xây dựng và triển khai các chương trình, đề án, dự án về bảo vệ môi trường thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương.
9. Về công nghiệp môi trường
a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng và phát triển ngành công nghiệp môi trường;
b) Hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra giám sát thực hiện phát triển ngành công nghiệp môi trường;
c) Chủ trì tổ chức thực hiện chương trình phát triển ngành công nghiệp môi trường;
d) Chủ trì xây dựng trình cấp thẩm quyền ban hành danh mục cụ thể công nghệ, thiết bị, sản phẩm ngành công nghiệp môi trường.
10. Về khoa học và công nghệ
Tổ chức triển khai các dự án, đề án, đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ về an toàn, bảo vệ môi trường và công nghiệp môi trường; chuyển giao, ứng dụng công nghệ thân thiện môi trường trong sản xuất công nghiệp.
11. Thực hiện kiểm tra, thanh tra chuyên ngành về an toàn, bảo vệ môi trường thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương theo quy định của pháp luật.
12. Về hợp tác quốc tế
Xây dựng, tổ chức thực hiện các chương trình, dự án hợp tác quốc tế về an toàn, bảo vệ môi trường và công nghiệp môi trường theo quy định của pháp luật.
13. Về huấn luyện
a) Chủ trì, tổ chức thực hiện huấn luyện, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về an toàn, bảo vệ môi trường cho người sử dụng lao động, người lao động theo quy định của pháp luật;
b) Chủ trì, tổ chức thực hiện huấn luyện, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý của Sở Công Thương về an toàn, bảo vệ môi trường.
14. Về Phòng chống thiên tai và ứng cứu khẩn cấp
a) Xây dựng trình Bộ trưởng phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch về phòng, chống thiên tai, phương án ứng phó thiên tai; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định về phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, bảo đảm an toàn các khu vực khai thác khoáng sản, an toàn về nguồn điện và đường dây tải điện và các cơ sở công nghiệp thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương;
b) Chỉ đạo hệ thống thông tin chuyên ngành để phát thông tin có liên quan đến phòng, chống thiên tai trong lĩnh vực quản lý;
c) Tham mưu giúp Bộ trưởng thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trong phạm vi quản lý;
d) Thường trực công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn thuộc thẩm quyền của Bộ Công Thương;
15. Tham mưu quản lý nhà nước và theo dõi hoạt động của các Hội, Hiệp hội ngành nghề hoạt động trong phạm vi ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách.
16. Kiểm tra giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thuộc phạm vi quản lý của Cục.
17. Xây dựng và thực hiện chương trình cải cách hành chính của Cục theo mục tiêu, nội dung chương trình cải cách hành chính của Bộ Công Thương.
18. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế công chức, viên chức theo phân cấp của Bộ.
19. Quản lý tài chính, tài sản được giao, tổ chức thực hiện ngân sách được phân bổ theo quy định của pháp luật.
20. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng giao.
Cơ cấu tổ chức
1. Bộ máy giúp việc Cục trưởng:
a) Văn phòng;
b) Phòng An toàn điện và đập;
c) Phòng An toàn công nghiệp;
d) Phòng An toàn khoáng sản và vật liệu nổ công nghiệp;
đ) Phòng Bảo vệ môi trường công thương;
e) Phòng Công nghiệp môi trường.
2. Tổ chức sự nghiệp thuộc Cục:
a) Trung tâm Kiểm định công nghiệp 1;
b) Trung tâm Kiểm định công nghiệp II;
c) Trung tâm Môi trường và Sản xuất sạch;
d) Trung tâm Hỗ trợ kỹ thuật an toàn công nghiệp.
Việc thành lập, tổ chức lại hoặc giải thể các đơn vị trực thuộc Cục do Bộ trưởng Bộ Công Thương xem xét và quyết định theo đề nghị của Cục trưởng.
Lãnh đạo Cục
1. Lãnh đạo Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp có Cục trưởng và các Phó Cục trưởng.
2. Cục trưởng và Phó Cục trưởng do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật theo quy định của pháp luật.
3. Cục trưởng quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của các đơn vị thuộc Cục, ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Cục theo phân cấp quản lý của Bộ.
4. Cục trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật cán bộ cấp phòng hoặc tương đương thuộc Cục theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý cán bộ của Bộ Công Thương.
5. Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Cục; Phó Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công.
Từ khóa » Tiểu Sử Tô Xuân Toàn
-
Cử Hành Trọng Thể Lễ Viếng đồng Chí Tô Xuân Toàn
-
Tóm Tắt Tiểu Sử đồng Chí Tô Xuân Toàn - Đài Phát Thanh Và Truyền ...
-
Tóm Tắt Tiểu Sử đồng Chí Tô Xuân Toàn - YouTube
-
Chính Trị - Tóm Tắt Tiểu Sử đồng Chí Võ Thị Ánh Xuân...
-
Đồng Chí Nguyên Bí Thư Tỉnh ủy Ninh Bình Tô Xuân Toàn Từ Trần
-
Ninh Bình: Bổ Nhiệm Tân Giám đốc Sở Tài Nguyên Và Môi Trường
-
Tô Lâm – Wikipedia Tiếng Việt
-
Ban Chấp Hành Đảng Bộ Tỉnh Nhiệm Kỳ 2020 - 2025
-
Kiện Toàn Nhân Sự TPHCM, Quảng Ninh - Báo Chính Phủ
-
Trang Thông Tin điện Tử Sở Nội Vụ Tỉnh Quảng Bình
-
Đoàn đại Biểu Của Tỉnh Viếng đồng Chí Tô Xuân Toàn, Nguyên Ủy ...
-
Ông Lê Xuân Tiến Làm Phó Chủ Tịch Thường Trực HĐND Tỉnh Hưng ...