Cúc Lục Lăng – Wikipedia Tiếng Việt

Bài viết này là một bài mồ côi vì không có bài viết khác liên kết đến nó. Vui lòng tạo liên kết đến bài này từ các bài viết liên quan; có thể thử dùng công cụ tìm liên kết. (tháng 7 2018)
Cúc lục lăng
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Eudicots
(không phân hạng)Asterids
Bộ (ordo)Asterales
Họ (familia)Asteraceae
Phân họ (subfamilia)Asteroideae
Tông (tribus)Inuleae
Chi (genus)Laggera
Loài (species)L. alata
Danh pháp hai phần
Laggera alata(DC.) Sch. Bip. ex Oliv., 1873
Danh pháp đồng nghĩa
  • Blumea alata

Cúc lục lăng hay linh đan hôi (danh pháp hai phần: Laggera alata), là một loài thực vật thuộc họ Cúc (Asteraceae). Loài này được (D.Don) Sch.Bip. ex Oliv. mô tả khoa học đầu tiên năm 1873.[1]

Mô tả

[sửa | sửa mã nguồn]

Cúc lục lăng là cây thảo sống nhiều năm, cao 40–100 cm. Thân mập, phần cành tới phần trên, có cánh suốt dọc thân. Lá thuôn dài đến 8 cm, đầu tù, gốc thuôn dần, mép có răng nhỏ, có lông mịn sát và tuyến tiết. Chuỳ hoa ở ngọn các nhánh; hoa đầu cao 6-7mm, lá bắc nhiều hàng, nhọn. Quả bế cao 1mm, có lông mào trắng, dài 4-5mm. Ra hoa từ mùa thu đến đầu mùa xuân.

Y học

[sửa | sửa mã nguồn]

Bộ phận dùng: toàn cây - Herba Laggerae Alatae. Cúc lục lăng có vị đắng và cay, tính ấm, có mùi thơm; có tác dụng tiêu thũng trừ độc, tán ứ, giảm đau, thường dùng trị:

  1. Viêm Amidan, viêm họng;
  2. Cảm cúm, ho kéo dài;
  3. Đau thấp khớp, đau lưng;
  4. Viêm thận, phù thũng;
  5. Vô kinh, đau bụng trước khi sinh.

Liều dùng 15-30g, dạng thuốc sắc. Dùng ngoài trị mụn nhọt, viêm mô tế bào, tràng nhạc, đau xương, bỏng, eczema, rắn cắn; lấy một lượng vừa đủ cây tươi giã đắp ngoài hoặc đun nước tắm rửa.[2]

Các nhà khoa học thuộc Bộ môn Y học cổ truyền và Nghiên cứu thuốc từ thiên nhiên, trường đại học Chiết Giang, thành phố Hàng Châu, Trung Quốc đã công bố kết quả nghiên cứu đặc tính kháng viêm của nhóm chất phenol (TPLA) có trong cúc lục lăng: TPLA có tác dụng chống viêm trên mô hình chống viêm cấp và mãn tính. Cơ chế chống viêm của nó có thể có liên quan tới quá trình ức chế sự tạo thành PGE2 (prostaglandin E2 gây viêm và đau), có ảnh hưởng tới hệ chống oxy hóa, và ngăn ngừa quá trình giải phóng lysozyme (men phá hủy thực bào và mô, làm gia tăng quá trình gây viêm). Thành phần chính trong nhóm chất phenol (TPLA) cũng đã được xác định, đó chính là các axít dicaffeoylquinic.[3]

Flavonoit toàn phần có trong cúc lục lăng cũng đã được báo cáo là có tác dụng bảo vệ gan.[4]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ The Plant List (2010). “Laggera alata. Truy cập ngày 4 tháng 6 năm 2013.
  2. ^ Võ Văn Chi, "Từ điển thực vật thông dụng - Tập 2", Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật, 2004, trang 1509.
  3. ^ Wu Y, Zhou C, Song L, Li X, Shi S, Mo J, Chen H, Bai H, Wu X, Zhao J, Zhang R, Hao X, Sun H, Zhao Y. Effect of total phenolics from Laggera alata on acute and chronic inflammation models, J. Ethnopharmacol. ngày 24 tháng 11 năm 2006; 108(2):243-50. Epub ngày 26 tháng 5 năm 2006.
  4. ^ Wu Y, Wang F, Zheng Q, Lu L, Yao H, Zhou C, Wu X, Zhao Y. Hepatoprotective effect of total flavonoids from Laggera alata against carbon tetrachloride-induced injury in primary cultured neonatal rat hepatocytes and in rats with hepatic damage[liên kết hỏng], Journal of biomedical science, ISSN 1021-7770, 2006, quyển 13, số 4, tr. 569-578.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn] Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Cúc lục lăng.
  • Dữ liệu liên quan tới Laggera alata tại Wikispecies

Từ khóa » Cây Lục Lằng