Cục Phòng, Chống HIV/AIDS (Việt Nam) – Wikipedia Tiếng Việt

Cục Phòng, chống HIV/AIDS
Biểu trưng Cục Phòng, chống HIV/AIDS
Tên viết tắtVAAC
Thành lập20 tháng 5 năm 2005
LoạiCơ quan nhà nước
Vị thế pháp lýHợp pháp, hoạt động
Trụ sở chínhNgõ Số 8, phố Tôn Thất Thuyết, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm
Vị trí
  • Hà Nội  Việt Nam
Ngôn ngữ chính Tiếng Việt
Cục trưởngPhan Thị Thu Hương
Chủ quảnBộ Y tế
Trang webhttps://vaac.gov.vn/

Cục Phòng, chống HIV/AIDS (tiếng Anh: Vietnam Administration of HIV/AIDS Control, viết tắt là VAAC) là cơ quan trực thuộc Bộ Y tế, giúp Bộ trưởng Bộ Y tế thực hiện chức năng quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật, chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, giám sát các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trên phạm vi cả nước.[1][2][3][4]

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Phòng, chống HIV/AIDS được quy định tại Quyết định số 5386/QĐ-BYT ngày 29 tháng 11 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế.[5]

Lịch sử hình thành và phát triển

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Xem thêm: Lịch sử hình thành và phát triển Cục Phòng, chống HIV/AIDS Việt Nam

Cục Phòng, chống HIV/AIDS thành lập ngày 20 tháng 5 năm 2005, theo Quyết định số 432/QĐ-TTg ngày 20 tháng 5 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ[6], trên cơ sở tách ra từ Cục Y tế Dự phòng và phòng chống HIV/AIDS.

Nhiệm vụ và quyền hạn

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo Điều 2, Quyết định số 5386/QĐ-BYT ngày 29 tháng 11 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế, Cục Phòng, chống HIV/AIDS có các nhiệm vụ, quyền hạn chính:

  • Chủ trì xây dựng các loại văn bản thuộc phạm vi quản lý của Cục.
  • Quản lý, chỉ đạo hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trên phạm vi cả nước; làm đầu mối quản lý, chỉ đạo hoạt động chuyên môn về phòng, chống HIV/AIDS của các bộ, ngành.
  • Giúp Bộ trưởng làm thường trực về phòng, chống HIV/AIDS của Ủy ban Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm; tham mưu cho Bộ trưởng trong việc phối hợp liên ngành trong phòng, chống HIV/AIDS.
  • Quản lý, chỉ đạo và chủ trì thực hiện các nội dung sau:
  1. Thông tin - giáo dục - truyền thông và huy động cộng đồng về phòng, chống HIV/AIDS.
  2. Can thiệp giảm tác hại, dự phòng lây nhiễm HIV.
  3. Dự phòng phơi nhiễm với HIV.
  4. Tư vấn và xét nghiệm HIV.
  5. Điều trị và chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS, đồng nhiễm Lao/HIV, viêm gan B/HIV, viêm gan C/HIV.
  6. Điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế và điều trị nghiện chất ma túy khác theo quy định của pháp luật.
  7. Làm đầu mối tiếp nhận các loại hồ sơ thuộc phạm vi quản lý của Cục.
  8. Biên tập, xuất bản, phát hành "Tạp chí AIDS và cộng đồng".
  • Tham gia phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện các nội dung sau:
  1. Dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con.
  2. Dự phòng lây nhiễm HIV trong các dịch vụ y tế.
  3. Phòng, chống bệnh lây truyền qua đường tình dục.
  4. Phòng, chống đồng lây nhiễm Lao/HIV, viêm gan B/HIV.
  5. An toàn truyền máu liên quan đến HIV/AIDS.
  • Làm đầu mối huy động, quản lý, điều phối Quỹ Hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS và các nguồn lực khác phục vụ cho công tác phòng, chống HIV/AIDS.
  • Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Bộ trưởng Bộ Y tế giao.

Lãnh đạo Cục[7][8]

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Cục trưởng: PGS.TS. Phan Thị Thu Hương
  • Phó Cục trưởng:
  1. PGS. TS. Phạm Đức Mạnh[9]
  2. ThS. BS. Võ Hải Sơn[10]

Cơ cấu tổ chức

[sửa | sửa mã nguồn]

(Theo Khoản 2, Điều 3, Quyết định số 5386/QĐ-BYT ngày 29 tháng 11 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

Các đơn vị thực hiện chức năng quản lý nhà nước

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Văn phòng Cục
  • Phòng Giám sát và Xét nghiệm HIV
  • Phòng Dự phòng lây nhiễm HIV
  • Phòng Điều trị HIV/AIDS

Các đơn vị sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Quỹ Hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS[11][12]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Nhìn lại chặng đường 30 năm ứng phó với dịch HIV/AIDS, Việt Nam đã có nhiều sáng kiến và đạt được nhiều thành tựu đáng tự hào”.
  2. ^ “Cục Phòng chống HIV/AIDS- Bộ Y tế tổ chức tập huấn điều trị và chăm sóc HIV/AIDS cơ bản”.
  3. ^ “Hội nghị trực tuyến Tổng kết công tác phòng, chống HIV/AIDS năm 2021 và triển khai Kế hoạch năm 2022”.[liên kết hỏng]
  4. ^ “10 sự kiện chính về Phòng, chống HIV/AIDS năm 2021”.[liên kết hỏng]
  5. ^ “Quyết định số 5386/QĐ-BYT ngày 29 tháng 11 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế” (PDF).
  6. ^ “Quyết định số 432/QĐ-TTg ngày 20 tháng 5 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ”.
  7. ^ “Lãnh đạo Cục Phòng, chống HIV/AIDS”.
  8. ^ “Bộ Y tế bổ nhiệm lại lãnh đạo Cục Phòng, chống HIV/AIDS”.
  9. ^ “Bàn giao 1.000 liều thuốc hỗ trợ cắt cơn cai nghiện ma túy cho nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào”.
  10. ^ https://suckhoedoisong.vn (7 tháng 3 năm 2023). “Bộ Y tế bổ nhiệm Phó Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS”. suckhoedoisong.vn. Truy cập ngày 7 tháng 3 năm 2023.
  11. ^ “Nên bỏ hay giữ Quỹ hỗ trợ điều trị, chăm sóc người nhiễm HIV?”.
  12. ^ “Bãi bỏ Quỹ Hỗ trợ, điều trị, chăm sóc người nhiễm HIV từ tháng 7/2021”.

Xem thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Bộ Y tế (Việt Nam)
  • HIV/AIDS

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Website chính thức của Cục Phòng, chống HIV/AIDS
  • x
  • t
  • s
Bộ Y tế Việt Nam
Vụ
  • Vụ Bảo hiểm y tế
  • Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em
Cục
  • Cục An toàn thực phẩm
  • Cục Phòng, chống HIV/AIDS
  • Cục Quản lý Dược
  • Cục Quản lý Khám, chữa bệnh
  • Cục Quản lý môi trường y tế
  • Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền
  • Cục Y tế Dự phòng
  • Cục Dân số
  • Cục Cơ sở hạ tầng và Thiết bị y tế
  • Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo
Đơn vịsự nghiệp
  • Viện Chiến lược và Chính sách Y tế
  • Trung tâm Thông tin y tế Quốc gia
  • Báo Sức khỏe và Ðời sống

Từ khóa » Cục Trưởng Cục Hiv