Cực Quang Là Gì? 7 địa điểm Chiêm Ngưỡng đẹp Nhất Hành Tinh
Có thể bạn quan tâm
Nếu bạn là người yêu thích khám phá những điều thú vị của thiên nhiên hùng vĩ thì chắc hẳn không thể không biết tới cực quang – “dải lụa nhiều màu phát sáng”. Tuy đẹp say đắm lòng người như vậy, nhưng cực quang lại là hiện tượng hiếm và không phải nơi nào cũng có. Vậy cực quang là gì? Cực quang từ đâu mà có? Ở Việt Nam có nhìn thấy cực quang không?
Nội Dung Chính
- Cực quang là gì? Nguồn gốc do đâu?
- Truyền thuyết xung quanh về cực quang
- Đặc điểm và tính chất tia cực quang là gì?
- Đặc điểm
- Tính chất
- Ở Việt Nam có quan sát được cực quang hay không?
- Chúng ta có thể quan sát cực quang ở đâu?
- Iceland
- Greenland
- Na Uy
- Alaska
- Thụy Điển
- Phần Lan
Cực quang là gì? Nguồn gốc do đâu?
Ánh sáng cực quang là gì? – Theo thiên văn học, cực quang là hiện tượng quang học và mỗi khi nó xuất hiện đều mang theo luồng ánh sáng đầy màu sắc và tỏa sáng rực rỡ trên nền trời đêm.
Cực quang được sinh ra là do sự tương tác của các hạt điện tích từ gió mặt trời kết hợp với các tầng khí quyển bên trên của các hành hành tinh. Các cực quang mạnh mẽ nhất thường xảy ra sau sự phun trào hàng loạt của Mặt Trời. Và nó thường không đứng yên mà sẽ liên tục chuyển động, thay đổi khiến chúng như những dải lụa phát ra ánh sáng trên bầu trời.
Trên Trái Đất, hiện tượng cực quang xảy ra khi các đới bức xạ Van Allen trở nên quá tải với hệ thống các hạt cao năng lượng. Sau đó, chúng sẽ di chuyển xuống các đường sức từ và va chạm với lớp trên của bầu khí quyển Trái Đất.
Hiện tượng bắc cực quang là gì? – Là hiện tượng cực quang diễn ra ở phía Bắc bán cầu của Trái Đất. Ngược lại, nếu cực quang xuất hiện ở Nam bán cầu thì sẽ được gọi là Nam cực quang.
Truyền thuyết xung quanh về cực quang
Cực quang trong tiếng Anh có tên là Aurora – Đây là tên của nữ thần bình minh La Mã. Có rất nhiều câu chuyện và truyền thuyết xoay quanh dải sáng kỳ ảo này. Những người đầu tiên nhìn thấy thứ ánh sáng huyền bí này là người Inuit, họ sống rải rác tại các vùng phía Bắc Greenland, Canada,… Họ cũng tin rằng hiện tượng này chính là vầng sáng được tách ra từ khe hở trên vòm trời ngăn cách mặt đất với thiên thường.
Tại Phần Lan, có 1 câu chuyện dân gian kể rằng sự xuất hiện của cực quang là khi 1 chú gấu Bắc cực chạy qua những ngọn núi ở Lapland để dẫn đường mùa đông. Ngoài ra, còn có rất nhiều các truyền thuyết tương truyền rằng cực quang chính là điểm gở và thông báo sắp có thiên tai hoặc dịch bệnh xuất hiện. Nhưng tất cả đều là truyền thuyết từ bao thế hệ.
Đặc điểm và tính chất tia cực quang là gì?
Khi đã hiểu rõ về vùng cực quang là gì thì chúng ta cùng đi tìm hiểu về đặc điểm và tính chất của tia cực quang này nhé!
Đặc điểm
Thứ nhất, kích thước và hình dạng của các vùng cực quang không giống nhau. Điều này là do sự tương tác của các cơn gió mang điện từ từ Mặt Trời tới Trái Đất hoàn toàn khác nhau. Vì vậy, khi xảy ra sự tương tác thì hình dạng và màu sắc của các dải ánh sáng này cũng hoàn toàn khác nhau.
Thứ hai, cung của cực quang và tia của cực quang bắt đầu sáng và rõ nét nhất ở độ cao trên 100km trên bề mặt Trái Đất. Nó kéo dài lên phía trên dọc theo từ trường trong khoảng hằng trăm km. Các cung hoặc màn này có thể chỉ mỏng khoảng 100m khi mở rộng ra ở đường chân trời.
Ban đầu, các cực quang này sẽ đứng im và sau đó tạo thành 1 dải cao bắt đầu nhảy múa và chuyển hướng. Sau nửa đêm phát sáng thì cực quang sẽ đổi sang hình dáng loang nổ và các đốm nhấp nháy sau khoảng 10s cho đến khi rạng đông.
Thứ ba, phần lớn các cực quang này sẽ có màu vàng ánh lực, nhưng đôi khi nó cũng sẽ phát ra các tia có màu đỏ ở đỉnh và dọc theo gờ thấp của chúng. Trong 1 vài trường hợp, cực quang có thể có màu đỏ sẫm như máu từ đỉnh đến tận đáy.
Ngoài ra, để tạo ra những ánh sáng thì các hạt chứa năng lượng còn sinh ra nhiệt. Vậy nên, cực quang có mang nhiệt và nhiệt này bị làm tiêu tan bởi bức xạ hồng ngoại hoặc bị tan đi bởi những trận gió mạnh đến từ lớp trên của không khí.
Tính chất
Cực quang có thể sinh ra bởi sự tương tác của các hạt cao năng lượng với điện tử trung hòa trong lớp trên của khí quyển Trái Đất. Các hạt cao năng lượng này được kích thích do sự va chạm các điện tử hóa trị được liên kết với nguyên tử trung hòa. Các điện tử này bị kích thích và sau đó trở về trạng thái thấp năng lượng nguyên thủy của chúng.
Trong quá trình đó, chúng sẽ lại giải pháp ra photon (ánh sáng), và quá trình này y hệt như quá trình phóng điện của plasma trong đèn neon. Màu của cực quang sẽ phụ thuộc vào từng loại khí cụ thể của khí quyển cùng trạng thái điện tích của chúng khi đâm vào khí quyển.
Nguyên tử oxy sẽ chịu trách nhiệm cho 2 màu chính là đỏ (bước sóng 630,0nm) và lục (bước sóng 557.7nm) tại các độ cao nhất định. Còn Nito sẽ sinh ra màu lam (với bước sóng 427.8nm) và các ion cũng như màu đỏ sẽ biến đổi nhanh chóng từ ranh giới thấp của các cung cực quang đang hoạt động.
Ở Việt Nam có quan sát được cực quang hay không?
Có nhiều người sau khi tìm hiểu và khám phá về vẻ đẹp của cực quang thì thường nảy sinh thắc mắc liệu rằng ở Việt Nam có xảy ra hiện tượng này hay không. Có một sự thật khá buồn là ở Việt Nam bạn sẽ không thể ngắm được cực quang.
Bởi trên Trái Đất, sao Thổ, Mộc, Hải Vương và Thiên Vương sẽ tồn tại các cực quang được sinh ra bởi sự tương tác của các hạt tích điện trong gió Mặt Trời với từ trường của hành tinh và chúng sẽ rõ nét nhất khi ở các vĩ độ cao gần các cực từ. Còn những nước tại vùng xích đạo như Việt Nam thì từ trường sẽ không đủ mạnh nên không thể quan sát được hiện tượng cực quang.
Chúng ta có thể quan sát cực quang ở đâu?
Như đã nói ở trên, cực quang thường tập trung tại 2 bán cầu của Trái Đất. Do vậy, đây cũng là nơi mà bạn có thể chiêm ngưỡng được vẻ đẹp của cực quang. Khi càng gần với khu vực của 2 cực của Trái Đất thì mọi người cũng sẽ càng dễ quan sát được cực quang.
Tuy nhiên, khí hậu tại 2 cực này rất khắc nghiệt, thậm chí có nơi không có người sống. Nói như vậy cũng không phải không có cách để xem được vẻ lung linh của cực quang. Các bạn có thể đến một số điểm nổi tiếng như:
Iceland
- Thời gian đi từ cuối tháng 8 – đầu tháng 4
Iceland là quốc gia nằm ở Bắc bán cầu và được đánh giá là một trong những điểm đến thích hợp nhất để chiêm ngưỡng cực quang. Các du khách khi đến Iceland ngắm cực quang có thể đến thủ đô Reykjavik và di chuyển đến sông băng Jokulsarlon để chiêm ngưỡng cảnh đẹp tuyệt vời này.
Không chỉ có cực quang mà Iceland còn là miền đất đáng để bạn đặt chân với nhiều cảnh sắc thú vị: mạch nước phun, sông băng, hay ngắm mặt trời vào lúc nửa đêm khi hè đến.
Greenland
- Thời gian đi: Cuối tháng 4 – đầu tháng 8.
Greenland là quốc gia tự trị thuộc Đan Mạch và được mệnh danh là vùng đất của con người. Nếu những ai muốn tiến sâu hơn về phương Bắc để có thể ngắm nhìn cực quang thì đây chính là điểm đến mà bạn không nên bỏ qua. Khu vực phía Nam của Greenland sẽ giúp bạn chiêm ngưỡng cực quang vô cùng huyền bí, đặc biệt là khu vực sông băng Qaleraliq, chắc chắn nó sẽ không làm bạn phải thất vọng.
Na Uy
- Thời gian đi: Từ giữa tháng 9 – cuối tháng 3
Có thể nói, Na Uy là quốc gia có nhiều điểm xem cực quang nhất cụ thể là Hammerfest, Tromso, Andoy. Trong đó, thành phố Tromso nổi tiếng là địa điểm ngắm cực quang lý tưởng, bởi nó nằm chính giữa oval cực quang – vốn là luồng sáng khó bắt của hiện tượng kỳ thú này.
Cách Tromso 12 dặm, thì ngôi làng Ersfjordbotn cũng là địa điểm ngắm cực quang cực đẹp. Hơn thế, khi đến NaUy thì du khách sẽ có cơ hội tham dự lễ hội địa phương và thưởng thức món ẩm thực theo mùa.
Alaska
- Thời gian đi: Cuối tháng 8 – giữa tháng 4
Thành phố Fairbank thuộc bang Alaska chính là nơi ngắm cực quang cực đẹp ở nước Mỹ. Đây là khu vực nằm cách Bắc Cực 2 vĩ độ, gần cảng hàng không quốc tế và vườn quốc gia Denali. Địa điểm ngắm cực quang này cực kỳ nổi tiếng và được rất nhiều người ghé thăm đến nỗi thành phố đã có 1 bài dự báo thời tiết về cực quang để phục vụ cho khách du lịch.
Thụy Điển
- Thời gian đi: Tháng 9 – cuối tháng 3
Nơi thích hợp nhất tại Thụy Điển để chiêm ngưỡng cực quang đó chính là công viên quốc gia Abisko tại vùng Lapland. Nơi đây có địa hình đồi núi chập chùng bao quanh cùng điều kiện thời tiết lý tưởng, đặc biệt là vào ban đêm thì công viên quốc gia Abisko sẽ là địa điểm ngắm được cực quang rõ ràng nhất. Bên cạnh đó, khi đi vào mùa đông thì du khách sẽ có cơ hội được trải nghiệm các hoạt động trượt tuyết vô cùng thú vị tại đây.
Phần Lan
Phần Lan được biết đến là quê hương của ông già Noel và do nằm trong vùng Scandinavia lạnh giá nên các bạn sẽ có cơ hội ngắm nhìn cực quang ở hầu hết mọi nơi trên quốc gia này. Đặc biệt là trải nghiệm ngắm nhìn cực quang trong các khách sạn có dạng lều tuyết có trần được làm bằng chất liệu thủy tinh sẽ là trải nghiệm cực mới lạ dành cho các cặp đôi.
Trên đây là những chia sẻ thú vị về những điều liên quan tới cực quang là gì, cũng như đặc điểm tính chất của nó. Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi và đừng quên ghé thăm website maytaoamcongnghiep.com của chúng tôi thường xuyên để khám phá thêm nhiều điều thú vị xung quanh ta nữa nhé!
Từ khóa » đêm Cực Quang Là Gì
-
Hiện Tượng Cực Quang Là Gì, Khi Nào Và Bí ẩn Về Thế Giới “lạ” - SOHA
-
Cực Quang Là Gì? Có Thể Ngắm Hiện Tượng Cực Quang ở đâu?
-
Cực Quang Là Gì? Giải Mã Nguồn “ánh Sáng Kỳ Bí” Xuất Hiện Trong Tự ...
-
Bắc Cực Quang Là Gì? Nơi Nào Ngắm Cực Quang đẹp Nhất Trên Thế ...
-
Hiện Tượng Cực Quang Là Gì? Nguyên Nhân Và đặc điểm
-
Cực Quang Là Gì? Nguyên Nhân Và Tính Chất Của Hiện Tượng Cực ...
-
[CHUẨN NHẤT] Hiện Tượng Cực Quang Là Gì - Top Lời Giải
-
Cực Quang Là Gì? Cực Quang đẹp Nhất Thế Giới Xuất Hiện ở đâu?
-
Cực Quang Là Gì? 5 địa điểm Ngắm Cực Quang đẹp Nhất Thế Giới
-
Hiện Tượng Cực Quang Là Gì? Nguyên Nhân Hình Thành? - SIU REVIEW
-
Những Dải Sáng Tuyệt đẹp Trong Mùa Cực Quang 2022 - Báo Tuổi Trẻ
-
Lý Giải Về Hiện Tượng Cực Quang
-
Cực Quang - Nguyên Nhân Và Vị Trí Chiêm Ngưỡng Lý Tưởng
-
Cực Quang Là Gì? - Áo Kiểu đẹp
-
Top 13 đêm Cực Quang Là Gì