Cúc Thơm & 9 Lợi ích Sức Khỏe Tuyệt Vời - Medplus

Trong khi một số người trồng cúc thơm như một loại hoa trang trí, thì nó còn được trồng và khai thác bởi lợi ích tuyệt vời với sức khỏe. Tác dụng của cúc thơm như thế nào? Hãy cùng Medplus tìm hiểu thông tin về loại hoa này thông qua bài viết này nhé!

Thông tin chung về cúc thơm

Cúc thơm có tên khoa học là Tanacetum parthenium được sử dụng phổ biến trong y học cổ truyền và các liệu pháp thảo dược hiện đại. Nó là một loài thân thảo có thể phát triển lan rộng ra một cách nhanh chóng. Đó là lý do tại sao một số nước coi nó là một loại cỏ dại xâm lấn.

Nó có nguồn gốc từ Á-Âu được tìm thấy trên tất cả các châu lục lớn. Nó có thể được sử dụng dưới dạng khô hoặc tươi.

Lợi ích của cúc thơm
Lợi ích của cúc thơm 

Tác dụng của cúc thơm đối với sức khoẻ

1. Giảm đau nửa đầu 

Lợi ích thường được ca ngợi nhiều nhất của cúc thơm là tác dụng tuyệt vời của nó đối với chứng đau đầu và đau nửa đầu. Nó giúp ngăn ngừa sự tích tụ tiểu cầu trong mao mạch và mạch máu. Đây là nguyên nhân gây căng thẳng trong hệ thống tim mạch, gây ra đau đầu và đau nửa đầu. Bằng cách làm giảm và thư giãn các mạch máu, cúc thơm có thể nhanh chóng loại bỏ các tình trạng đau đớn của bạn.

Ngoài ra nó cũng giúp ngăn ngừa các cơn đau trong khắp cơ thể. Chẳng hạn như sau phẫu thuật hoặc chấn thương, nó có thể được sử dụng để giảm đau nhanh chóng và lâu dài.

2. Giảm lo lắng và căng thẳng 

Nghiên cứu cho thấy cúc thơm có khả năng giảm căng thẳng và giảm bớt lo lắng. Điều này rất quan trọng đối với những người bị căng thẳng mãn tính, vì sự hiện diện của hormone căng thẳng trong cơ thể có thể nguy hiểm trong thời gian dài.

3. Giảm viêm

Một số hợp chất dễ bay hơi trong loại hoa này có khả năng chống viêm, giúp giảm viêm hiệu quả trên toàn cơ thể. Đối với những người bị đau khớp mãn tính, viêm khớp, bệnh gút và các tình trạng viêm khác, điều trị kết hợp với loại hoa này là một giải pháp hiệu quả.

4. Giảm sốt

Trong y học truyền thống, cúc thơm được sử dụng để giảm sốt một cách hiệu quả và nhanh chóng. Nếu bạn đang bị sốt; nó có thể giúp thúc đẩy đổ mồ hôi và loại bỏ độc tố khỏi cơ thể, đẩy nhanh quá trình chữa bệnh và giảm viêm.

5. Giảm khó chịu trong kỳ kinh nguyệt

Một trong những công dụng phổ biến của cúc thơm là giảm sự khó chịu trong kỳ kinh nguyệt. Đối với hàng tỷ phụ nữ trên khắp thế giới; kinh nguyệt có thể là một sự đau đớn xảy ra hàng tháng bao gồm chuột rút, đầy hơi, thay đổi nội tiết tố, đau và chảy máu quá nhiều. Loại hoa này rất hiệu quả trong việc làm giảm viêm, loại bỏ chuột rút, giảm sự thay đổi tâm trạng và lo lắng.

6. Kích thích sự thèm ăn

Đối với những người cố gắng tăng cân hoặc hồi phục sau chấn thương/phẫu thuật; việc tăng sự thèm ăn của một người có thể rất quan trọng. Cúc thơm có khả năng kích thích các nội tiết tố nhất định gây ra cơn đói. Mặc dù điều này có thể không lý tưởng cho những người cố gắng duy trì chế độ ăn kiêng; nhưng nó giúp ích rất nhiều cho quá trình tăng cân cho những người có thể thiếu cân hoặc thiếu calo.

7. Tốt cho hô hấp

Loại thảo dược này có thể làm giảm viêm và kích ứng ở đường hô hấp; thường có thể là nguyên nhân dẫn đến các tình trạng như hen suyễn hoặc ho. Bằng cách cho phép các đường hô hấp thư giãn; nó có thể giúp làm dịu các triệu chứng này và cải thiện sức khỏe hô hấp tổng thể.

8. Bảo vệ da 

Một trong những lợi ích sức khỏe được nghiên cứu gần đây của cúc thơm là vai trò của nó đối với sức khỏe của da. Nghiên cứu đang tiếp tục về tác dụng đầy đủ của loại hoa này trên da. Nhưng khi bị viêm da và các dạng kích ứng phổ biến khác; nó đã được chứng minh là cải thiện các triệu chứng này khi bôi tại chỗ.

9. Sức khỏe tim mạch 

Loại thảo dược này có thể ức chế việc sản xuất một số loại hợp chất trong cơ thể chịu trách nhiệm làm tăng huyết áp. Bằng cách giảm các triệu chứng tăng huyết áp; nó có thể bảo vệ sức khỏe tim tổng thể và giảm nguy cơ bị xơ vữa động mạch, các cơn đau tim, đột quỵ.

Tóm lại, ngoài vẻ ngoài xinh đẹp loại hoa này còn có nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Hy vọng thông qua bài viết này bạn có thể hiểu hơn về tác dụng của cúc thơm với sức khỏe.

Nguồn tham khảo: 

  • https://www.organicfacts.net/feverfew.html

Từ khóa » Cúc Thơm Là Gì