Cực Trị Có điều Kiện (cực Trị Ràng Buộc) | Toán Cho Vật Lý | Trang 2

Ví dụ: Tìm cực trị của hàm z = 3x + 4y với điều kiện x^2 + y^2 = 1

Lập hàm Larrange: F(x, y, {\lambda}) = 3x + 4y + {\lambda}(x^2+y^2-1)

Giải hệ phương trình:

\left\{\begin{array}{l} F_x^{'} = 3 + 2{\lambda}.x = 0 \\ 4 + 2{\lambda}.y = 0 \\ x^2 + y^2 = 1 \\ \end{array} \right.

Từ 2 phương trình đầu, ta rút ra x = -{ \dfrac{3}{\lambda}} ; y = -{ \dfrac{2}{\lambda}} , sau đó thế vào phương trình 3 ta tìm được: \lambda = \pm { \dfrac{5}{2}}

– Với {\lambda} = { \dfrac{5}{2}} : x = -{ \dfrac{3}{5}} ; y = -{ \dfrac{4}{5}} \Rightarrow M \left( -{ \dfrac{3}{5}}; -{ \dfrac{4}{5}} \right)

– Với {\lambda} = -{ \dfrac{5}{2}} : x = { \dfrac{3}{5}} ; y = { \dfrac{4}{5}} \Rightarrow N \left( -{ \dfrac{3}{5}}; -{ \dfrac{4}{5}} \right)

Điều kiện đủ:

Cách 1: ta xét dấu của d^2F

– Với {\lambda} = { \dfrac{5}{2}} :

Ta có: { \dfrac{{\partial}^2F}{{\partial}x^2}} = 5 ; { \dfrac{{\partial}^2F}{{\partial}x{\partial}y}} =0 ; { \dfrac{{\partial}^2F}{{\partial}x^2}} = 5

Khi đó: d^2F = 5(dx^2+dy^2) > 0 , \forall dx,dy: -{ \dfrac{6}{5}}dx-{ \dfrac{8}{5}}dy = 0

Vậy hàm số có cực tiểu có điều kiện tại \left(-{ \dfrac{3}{5}} ;  -{ \dfrac{4}{5}}\right) và giá trị cực tiểu z = -5.

– Với {\lambda} = -{ \dfrac{5}{2}} :

Ta có: { \dfrac{{\partial}^2F}{{\partial}x^2}} = -5 ; { \dfrac{{\partial}^2F}{{\partial}x{\partial}y}} =0 ; { \dfrac{{\partial}^2F}{{\partial}x^2}} = -5

Khi đó: d^2F = -5(dx^2+dy^2) < 0 , \forall dx,dy: { \dfrac{6}{5}}dx+{ \dfrac{8}{5}}dy = 0

Vậy hàm số có cực đại có điều kiện tại \left({ \dfrac{3}{5}} ;  { \dfrac{4}{5}}\right) và giá trị cực đại  z = 5.

Cách 2: xác định dấu của định thức \Delta :

– Với {\lambda} = { \dfrac{5}{2}} :

Với g(x,y) = x^2 + y^2 - 1 \Rightarrow D = -{ \dfrac{6}{5}}; E = -{ \dfrac{8}{5}}

Ta có:  A = 5, B = 0, C = 5

Vậy: \Delta = - \left|\begin{array}{ccc} 0 & -{ \dfrac{6}{5}} & -{ \dfrac{8}{5}} \\ -{ \dfrac{6}{5}} & 5 & 0 \\ -{ \dfrac{8}{5}} & 0 & 5 \\ \end{array} \right| = 20

Vậy hàm số có cực tiểu có điều kiện tại \left(-{ \dfrac{3}{5}} ;  -{ \dfrac{4}{5}}\right) và giá trị cực tiểu z = -5.

– Với {\lambda} = -{ \dfrac{5}{2}} :

Với g(x,y) = x^2 + y^2 - 1 \Rightarrow D = { \dfrac{6}{5}}; E ={ \dfrac{8}{5}}

Ta có:  A = -5, B = 0, C = -5

Vậy: \Delta = - \left|\begin{array}{ccc} 0 & { \dfrac{6}{5}} & { \dfrac{8}{5}} \\ { \dfrac{6}{5}} & -5 & 0 \\ { \dfrac{8}{5}} & 0 & -5 \\ \end{array} \right| = -20

Vậy hàm số có cực đại có điều kiện tại \left({ \dfrac{3}{5}} ;  { \dfrac{4}{5}}\right) và giá trị cực đại  z = 5.

Bài tập giải mẫu: Tìm cực trị có điều kiện của hàm số: z = x^2+y^2 - xy + x + y - 4 , với x + y + 3 = 0 (2)

Cách 1: Chuyển về hàm 1 biến.

Từ (2) ta có: y = -x - 3 . Thế vào hàm số ta có:

z = x^2 + (x+3)^2 +x(x+3) - 7 = 3x^2 + 9x + 2

Ta có: z_x^{'} = 6x + 9 \Rightarrow z_x^{'} = 0 \Leftrightarrow x = -{ \dfrac{3}{2}}

Lập bảng biến thiên:

\begin{array}{c|ccccc} x & -{\infty} & \qquad & -{ \dfrac{3}{2}} & \qquad & +{\infty} \\ \hline z' & \qquad & - & 0 & + & \qquad \\ \hline z & +{\infty} & \searrow & -{ \dfrac{19}{4}} & \nearrow & +{\infty} \\ \end{array}

Vậy hàm số đạt cực tiểu có điều kiện tại x = y = - { \dfrac{3}{2}} , với z_{ct} = -{ \dfrac{19}{4}}

Cách 2: Lập hàm Larrange:

Xét F(x;y;{\lambda}) = x^2 + y^2 - xy + x + y - 4 +{\lambda}(x+y-3)

Tọa độ điểm dừng của hàm Larrange là nghiệm hệ:

\left\{\begin{array}{c} 2x - y + 1+{\lambda} = 0 \\ 2y - x +1+ {\lambda} = 0 \\ x + y - 3 = 0 \\ \end{array} \right.

Giải hệ phương trình ta có: x = y = -{ \dfrac{3}{2}} ; \lambda = { \dfrac{9}{2}}

Vậy tọa độ điểm dừng P \left(-{ \dfrac{3}{2}};-{ \dfrac{3}{2}} \right) ứng với \lambda = { \dfrac{9}{2}}

– Ta có: F_{xx}^{''} = 2 ; F_{xy}^{''} = -1 ; F_{yy}^{''} = 2

Cách 1: xét dấu d^2F:

Ta có: d^2F = 2dx^2-dxdy+2dy^2 , với dx, dy thỏa mãn pt: dx + dy = 0 (vi phân của (2) tại điểm P)

Khi đó: d^2F = 2dx^2-dx(-dx)+2(-dx)^2 = 5dx^2 > 0

Vậy hàm số đạt cực tiểu có điều kiện tại P và z_{ct} = -{ \dfrac{19}{4}}

Cách 2: Xét dấu \Delta

Ta có: A = 2 , B = -1, C = 2 ; D = 1 ; E = 1

Vậy: \Delta = - \left|\begin{array}{ccc} 0 & 1 & 1 \\ 1 & 2 & -1 \\ 1 & -1 & 2 \\ \end{array} \right| = 6 > 0

Vậy hàm số đạt cực tiểu tại P và z_{ct} = -{ \dfrac{19}{4}}

Bài tập tự giải: Tìm cực trị có điều kiện

1. z = { \dfrac{1}{x}} + { \dfrac{1}{y}} , với x + y = 2

2. z = 2x + y với x + 2y = 1

3. z = 4(x-y) -x^2 -y^2 với x^2 + y^2 \le 1

4. z = x^2 + 12xy + y^2 với 4x^2 + y^2 \le 25

Đánh giá:

Chia sẻ:

  • Email
  • In
  • Facebook
Thích Đang tải... Trang: 1 2

Từ khóa » Cực Trị Có điều Kiện Của Hàm Hai Biến