Cục Trưởng Là Gì? Tổng Cục Trưởng Là Gì? Chi Cục Trưởng Là Gì?
Có thể bạn quan tâm
Mục lục bài viết
- 1 1. Cục trưởng là gì?
- 2 2. Các thuật ngữ tiếng Anh:
- 3 3. Vai trò, nhiệm vụ của Cục trưởng:
- 4 4. Tổng cục trưởng là gì?
- 5 4. Chi cục trưởng là gì?
1. Cục trưởng là gì?
Cục trưởng là chức danh lãnh đạo và là người đứng đầu Cục. Trong Cục, Cục trưởng có quyền hạn và tránh nhiệm lớn nhất trong triển khai quản lý, lãnh đạo Cục. Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng hoặc Tổng cục trưởng trong tính chất quản lý cấp trên. Là đơn vị được giám sát, Cục trưởng phải đảm bảo hiệu quả hoạt động của Cục mình, cũng như chịu các trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị.
Trong phân công nhiệm vụ và quyền hạn, Cục trưởng có nhiệm vụ giúp Bộ trưởng, Tổng cục trưởng quản lý nhà nước trong các lĩnh vực chuyên môn thuộc phạm vi của cục. Tùy theo các tính chất, lĩnh vực quản lý mà các cục được phân chia công việc, nhiệm vụ cụ thể. Người đứng đầu phải thực hiện tốt hoạt động quản lý, phân công công việc cũng như xác định kế hoạch công tác. Từ đó mang đến hiệu quả và chất lượng làm việc của tổ chức trong hoạt động quản lý đất nước.
Các thông tin Cục trưởng tại Việt nam:
Số lượng cục trưởng tại VIệt Nam rất phong phú, trải dài trên nhiều lĩnh vực. Tùy theo tính chất công việc chuyên môn trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước khác nhau. Có thể thấy được sự phân công, phối hợp trong hoạt động của các Cục nói chung và Cục trưởng trong đơn vị mình.
Cụ thể tính đến hết tháng 12/2016, cả nước có tổng cộng 337 Cục trưởng. Trong đó Bộ Tài chính có 181 Cục trưởng, Bộ Tư pháp có 57 Cục trưởng, Bộ Giáo dục và đào tạo có 63 Cục trưởng,… Mỗi Bộ có chức năng và thực hiện các công việc chuyên môn riêng. Điều này khiến cho bộ máy nhà nước tại Việt Nam khá cồng kềnh, nhiều quyền và nghĩa vụ chồng chéo. Tuy nhiên có thể thấy được vai trò, ý nghĩa quan trọng của các Cục, các Cục trưởng trong đơn vị.
Tìm hiểu về Cục:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 21 Nghị định 123/2016/NĐ-CP quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ thì:
“Cục là tổ chức thuộc Bộ, thực hiện chức năng tham mưu tổng hợp và giải quyết các vấn đề cụ thể trong một hoặc một số lĩnh vực, giúp Bộ trưởng thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật đối với chuyên ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ theo phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng”.
Các quyền hạn, nghĩa vụ cũng như trách nhiệm được xác định cụ thể trong từng lĩnh vực. Qua đó, ta cũng hiểu được các tính chất công việc của Cục trưởng.
2. Các thuật ngữ tiếng Anh:
Cục trưởng tiếng Anh là Director of bureaus/ Agencies/ Authorities of a ministry.
Tổng cục trưởng tiếng Anh là Director of General Department of ministry.
Chi cục trưởng tiếng Anh là Head of Department.
3. Vai trò, nhiệm vụ của Cục trưởng:
Cục trưởng có vai trò là cơ quan hỗ trợ, giúp Bộ trưởng và Tổng cục trưởng thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý nhà nước trong các lĩnh vực chuyên môn thuộc phạm vi của cục. Đây vừa là trách nhiệm để đảm bảo hiệu quả trong quản lý và điều hành hoạt động của đơn vị. Chỉ có thể mới bảo đảm chất lượng công tác phân công, phối hợp giữa các đơn vị trong hoạt động quản lý nhà nước.
Cục trưởng các cục khác nhau có thẩm quyền, nhiệm vụ khác nhau tùy vào lĩnh vực được phân công quản lý. Qua đó cũng xác định chuyên môn, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp không giống nhau. Tuy nhiên trên vai trò lãnh đạo cơ quan, đơn vị, có thể thấy:
Cục trưởng có nhiệm vụ, quyền hạn như sau:
– Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định pháp luật. Tùy thuộc vào chức danh cụ thể trong lĩnh vực chuyên môn và quyền và nghĩa vụ được quy định cụ thể. Từ đó xác định cho trách nhiệm, quyền hạn cũng như tính chất công việc của Cục trưởng.
– Tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan trong thẩm quyền quản lý. Vai trò của Cục trưởng là người đứng đầu, nên phải thực hiện điều hành, tổ chức công việc chung. Cũng như phân chia, bố trí thực hiện nhiệm vụ cho đơn vị. Do đó nhiệm vụ này thể hiện trong hiệu quả làm việc của Cục.
– Lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện các đơn vị thuộc Cục và các Chi cục trực thuộc trong việc tổ chức triển khai thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Cục theo quy định của pháp luật; Cục là đơn vị cấp trên trực tiếp của các Chi cục. Do đó phải thực hiện quản lý, giám sát, phân chia nhiệm vụ cho các chi cục. Cục trưởng phải đảm bảo hiệu quả phân công, phối hợp thực hiện nhiệm vụ chung ở các Chi cục. Đó mới là hoàn thành các nhiệm vụ của mình trong tính chất lãnh đạo.
Ngoài ra cũng được xác định trong các công việc cụ thể của từng lĩnh vực. Trên đây chỉ là xác định chung nhất trong nhiệm vụ, quyền hạn của Cục trưởng.
4. Tổng cục trưởng là gì?
Tổng cục trưởng là người đứng đầu Tổng cục, thực hiện hoạt động lãnh đạo. Phải chịu trách nhiệm trước Bộ là đơn vị quản lý cấp trên và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Tổng cục. Tùy thuộc vào tính chất lĩnh vực quản lý mà xác định được trách nhiệm của Tổng cục trưởng. Trong đó, phải đảm bảo tính chất quản lý, điều hành công việc trong đơn vị quản lý. Cũng như phân công nhiệm vụ để phối hợp tốt trong hoạt động của các Cục.
Một Tổng cục chỉ có một Tổng cục trưởng. Đây là chức danh cao nhất, cũng có nhiều quyền hạn nhất trong Tổng cục. Ngoài ra cũng thực hiện quản lý các cục, các chi cục một cách gián tiếp.
Các nhiệm vụ, quyền hạn cơ bản:
Tổng cục trưởng trình Bộ quản lý quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của các đơn vị thuộc Tổng cục. Để xác định các công việc, định hướng chiến lược trong hoạt động của đơn vị. Các tham mưu giúp đảm bảo hiệu quả chuyên môn, cũng như dựa trên năng lực của người đứng đầu một Tổng cục.
Thực hiện bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, cách chức người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu các tổ chức thuộc Tổng cục theo quy định của pháp luật. Đây là công việc quản lý, giám sát cũng như phân công cụ thể công việc trong phạm vi quản lý. Cũng như điều hành các công việc ở đơn vị cấp dưới là các Cục. Để đảm bảo mang đến hiệu quả công việc chung trong nhiệm vụ của tổng cục.
Ngoài ra, tùy thuộc lĩnh vực quản lý cụ thể mà các quy định trong nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng cục trưởng cũng được xác định. Mang đến các cụ thể hóa trong quyền hạn và nhiệm vụ trong quản lý nhà nước.
4. Chi cục trưởng là gì?
Chi cục là một bộ phận công tác chuyên môn, nghiệp vụ thuộc hệ thống quản lí tập trung thống nhất của cơ quan hành chính nhà nước. Đây là đơn vị thực hiện công việc chuyên môn của Cục.
Chi cục trưởng Chi cục là người đứng đầu Chi cục, thực hiện nhiệm vụ quản lý cũng như điều hành công việc chuyên môn. chịu trách nhiệm trước Cục trưởng Cục quản lý và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động nhiệm vụ của đơn vị được cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ quản lý nhà nước trên địa bàn quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
Các chi cục được tổ chức hoạt động trên địa bàn, lĩnh vực quản lý cụ thể. Chi cục trưởng cũng đảm bảo thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình trong thẩm quyền được trao. Trong đó, tùy thuộc vào lĩnh vực quản lý cụ thể mà các quyền hạn, nhiệm vụ được xác định đặc thù. Tuy nhiên có thể nhìn nhận chung nhất các quyền hạn, tránh nhiệm như sau:
Năng lực:
– Có năng lực tổ chức, điều hành, phối hợp xử lý thông tin trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ.
– Có năng lực tham mưu, quản lý; năng lực tổng hợp, phân tích, đánh giá kết quả công việc; đề xuất, phối hợp với cấp có thẩm quyền hoàn thiện các vấn đề về chuyên môn nghiệp vụ được giao.
– Có khả năng phối hợp tốt với các cơ quan, đơn vị tại địa phương và các đơn vị thuộc ngành quản lý trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao. Mang đến hiệu quả phối hợp thực hiện nhiệm vụ chung. Cũng như thúc đẩy tinh thần đoàn kết, xây dựng hiệu quả và tác động to lớn trong hoạt động quản lý.
Hiểu biết:
– Nắm vững chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước về lĩnh vực quản lý của địa phương nói riêng và của cả nước nói chung. Từ đó có được các nhìn nhận vi mô, vĩ mô để đưa ra các chiến lược, kế hoạch hoạt động hiệu quả.
– Nắm vững các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước theo chức năng, nhiệm vụ của Chi cục, Cục, Tổng cục. Từ đó xác định các trách nhiệm, tư tưởng và hoạt động công việc chuyên môn.
– Hiểu biết về nghiệp vụ chuyên môn theo lĩnh vực công tác. Hiểu biết về khoa học quản lý, tổ chức, điều hành.
– Có kiến thức về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của địa phương, của đất nước. Có tầm nhìn xa, mang đến hiệu quả và tác động lớn trong công việc quản lý, lãnh đạo.
Trình độ:
Đảm bảo trình độ về năng lực, bên cạnh các tiêu chuẩn đặt ra cho chức danh lãnh đạo. Bao gồm:
– Trình độ chuyên môn đào tạo.
– Trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
– Các trình độ, chứng chỉ khác.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết: Nghị định số 123/2016/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ.
Từ khóa » Cục Và Vụ Là Gì
-
Phân Biệt Giữa Cơ Quan Cục Và Cơ Quan Vụ Trong Một Bộ - Hànộimới
-
Vụ (tổ Chức Chính Phủ Việt Nam) – Wikipedia Tiếng Việt
-
Cục (tổ Chức Chính Phủ Việt Nam) - Wikipedia
-
Tổng Cục Là Gì? Khái Niệm Và Quy định Về Tổng Cục, Cục, Chi Cục?
-
Tổng Cục Là Gì ? Tìm Hiểu Về Tổng Cục? Hiểu Biết Về Tổng Cục Thi ...
-
Một Số Quy định Mới Về Cơ Cấu Tổ Chức Của Các Bộ, Cơ Quan Ngang ...
-
Quy định Mới Về Chức Năng, Nhiệm Vụ Và Cơ Cấu Tổ Chức Của Bộ, Cơ ...
-
Danh Sách Các Bộ, Cơ Quan Ngang Bộ, Cơ Quan Thuộc Chính Phủ ...
-
Tổng Cục, Cục Trực Thuộc - Cổng TTĐT Bộ Quốc Phòng Việt Nam
-
Cơ Cấu Tổ Chức - Cổng Thông Tin Bộ Y Tế
-
Cơ Cấu Tổ Chức - Bộ Công Thương
-
Chức Năng, Nhiệm Vụ, Quyền Hạn Và Cơ Cấu Tổ Chức Của Bộ Giáo ...
-
Giới Thiệu Bộ - Bộ Tài Chính