Cục Viễn Thông Sẽ Có ứng Dụng Nhận Diện Mạng Thuê Bao
Có thể bạn quan tâm
Chuyển mạng giữ số: Cục Viễn thông sẽ có ứng dụng nhận diện mạng thuê bao 13:46 12/11/2018 0 Trang web của Cục Viễn thông (vnta.gov.vn) sẽ có công cụ để tra cứu, người dùng có thể tải ứng dụng về để sử dụng, tra cứu để biết thuê bao gọi tới mình thuộc mạng nào. Trang web của Cục Viễn thông (vnta.gov.vn) sẽ có công cụ để tra cứu, người dùng có thể tải ứng dụng về để sử dụng, tra cứu để biết thuê bao gọi tới mình thuộc mạng nào. Như ICTnews đã đưa, theo kế hoạch của Bộ TT&TT kể từ ngày 16/11/2018 các nhà mạng lớn VinaPhone, MobiFone và Viettel sẽ triển khai dịch vụ chuyển mạng giữ số (MNP) đối với thuê bao trả sau. Sau 3 tháng sẽ áp dụng với toàn bộ thuê bao trả trước. Các thuê bao trả sau bắt đầu thực hiện chuyển mạng giữ số từ 16/11/2018 Trao đổi tại họp báo ngày 13/11 về cách nhận diện mạng của các thuê bao, ông Nguyễn Phong Nhã, Phó Cục trưởng Cục Viễn thông cho hay trang web của Cục Viễn thông (vnta.gov.vn) sẽ có công cụ để tra cứu, người dùng có thể vào trang web để tải ứng dụng về. Khi muốn biết thuê bao gọi tới mình thuộc mạng nào có thể tra cứu trên hệ thống dữ liệu của Cục. Theo quy định trong Thông tư 35, thuê bao chuyển mạng sau 90 ngày có quyền chuyển tiếp mạng khác hoặc quay lại mạng cũ, không hạn chế số lần chuyển. Thời gian gián đoạn dịch vụ tối đa khi chuyển đổi là 2 ngày đối với thuê bao cá nhân, 3 ngày đối với thuê bao tổ chức, tuy nhiên sẽ chỉ trong khoảng vài giây. Theo Bộ TT&TT, dịch vụ chuyển mạng giữ nguyên số được triển khai sẽ đem lại nhiều lợi ích cho thị trường viễn thông, doanh nghiệp viễn thông, thuê bao di động và đáp ứng mục tiêu quản lý của cơ quan quản lý nhà nước. Đối với thuê bao di động sẽ đem lại khả năng lựa chọn doanh nghiệp cung cấp dịch vụ phù hợp với nhu cầu của mình trong khi vẫn giữ được số điện thoại, xóa bỏ rào cản phải thay số điện thoại mới, gây rắc rối trong công việc và sinh hoạt của người sử dụng. Đối với doanh nghiệp viễn thông, đây là động lực cho doanh nghiệp di động tăng cường năng lực cạnh tranh của mình bằng cách nâng cao chất lượng dịch vụ, chăm sóc khách hàng nhất là các khách hàng lâu năm đã gắn bó với mình. Đây có thể coi là một kênh phát triển thuê bao trong bối cảnh thị trường viễn thông di động đang dần bão hòa. Đối với thị trường viễn thông, việc tạo dựng môi trường cạnh tranh tương tự như nhiều nước trên thế giới sẽ giúp cho các doanh nghiệp di động có kinh nghiệm để phát triển kinh doanh ra các nước trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Theo ICTNEWS
Từ khóa » Email Cục Viễn Thông
-
Cục Viễn Thông
-
Cục Viễn Thông - Bộ Thông Tin Và Truyền Thông
-
Tiếp Nhận Công Bố Hợp Quy đối Với Sản Phẩm Chuyên Ngành Công ...
-
[PDF] CÁC BƯỚC THỰC HIỆN MNP (CHUYỂN MẠNG GIỮ SỐ) - VNPT-Cab
-
Dịch Vụ Viễn Thông - CNTT - VNPost
-
Thủ Tục Chứng Nhận Hợp Quy Theo Quy định Mới (2020) | EXTENDMAX
-
Lập đường Dây Nóng, Thanh Tra Doanh Nghiệp Cố Tình Không Cho ...
-
Quyết định 2046/QĐ-BTTTT Thủ Tục Hành Chính Sửa đổi, Bổ Sung Lĩnh ...
-
Lãnh đạo Cục - Cổng Thông Tin điện Tử Cục Tần Số
-
Đổi Thủ Tục Công Bố Chất Lượng DV Viễn Thông - Thư Viện Pháp Luật
-
Liên Hệ - Cục Tin Học Hóa
-
Dịch Vụ Hợp Quy Hàng Viễn Thông Nhập Khẩu - Mison Trans
-
VNPT: Tập đoàn Bưu Chính Viễn Thông Việt Nam
-
Ký Kết Thỏa Thuận Dùng Chung Hơn 1300 Trạm BTS Giữa Các Doanh ...