Cúi Xuống đau đầu Là Bị Bệnh Gì? Nguy Hiểm Không? Cách điều Trị!
Có thể bạn quan tâm
Cúi xuống đau đầu là tình trạng rất hay gặp khi bạn đã bước dần vào tuổi trung niên, điều này khiến rất nhiều người cảm thấy lo lắng, quan ngại tới sức khỏe của bản thân. Hiểu được nỗi trăn trở này của bạn, trong bài viết dưới đây, chúng tôi xin có những chia sẻ chính xác nhất liên quan đến vấn đề đau đầu khi cúi người xuống. Chỉ cần dành ra vài phút, bạn đọc sẽ có những thông tin rất hữu ích cho bản thân.
Nội dung chính
- I. Cúi xuống đau đầu là tình trạng thế nào?
- II. Nguyên nhân khiến bạn cúi xuống bị đau đầu
- 1. Bị đau đầu khi cúi xuống do thiếu máu não
- 2. Đau đầu do tình trạng mất nước gây ra
- 3. Tình trạng đau đầu do tăng huyết áp
- 4. Lượng đường huyết thấp khiến bạn nhức đầu
- III. Cách điều trị tình trạng cúi xuống là đau đầu
- 1. Trị cúi xuống đau đầu bằng yoga
- 2. Chế độ ăn uống cho người hay bị đau đầu
- 3. Sử dụng sản phẩm trị đau đầu cho người thiếu máu não
- IV. Phòng ngừa tình trạng cúi xuống đau đầu
I. Cúi xuống đau đầu là tình trạng thế nào?
Ở độ tuổi trung niên, việc thường xuyên gặp phải những cơn nhức đầu là điều không hề hiếm gặp, cúi xuống đau đầu cũng được xem là 1 trong những tình trạng như vậy.
Bị đau đầu khi cúi xuống là tình trạng nhiều người gặp phải.
Người gặp phải tình trạng này thường sẽ có cảm giác đau vùng đầu, kèm theo đó là hoa mày, chóng mặt mỗi khi cúi xuống. Tuy nhiên khi ngẩng đầu lên thì cơn đau sẽ dịu dần và hết hẳn sau khoảng 5 đến 10 phút.
Bên cạnh đó, cơn đau đầu có thể sẽ trở nên trầm trọng hơn khi bạn cúi xuống và ngẩng lên thường xuyên.
II. Nguyên nhân khiến bạn cúi xuống bị đau đầu
Trên thực tế, có rất nhiều nguyên nhân khiến bạn bị đau đầu mỗi khi cúi xuống, cụ thể, những lý do chính khiến bạn gặp phải tình trạng này bao gồm:
1. Bị đau đầu khi cúi xuống do thiếu máu não
Thiếu máu não là nguyên nhân nổi bật nhất của tình trạng cúi xuống bị đau đầu. Khi lượng máu không được cung cấp đủ lên não, bạn sẽ rất dễ bị chóng mặt,…. mỗi khi cúi đầu hay quay sang các hướng khác nhau.
Lúc đầu, cơn đau chỉ có thể nhói và thoáng qua 1 vùng cố định nào đó, nhưng sau đó sẽ dần lan ra khắp vùng đầu.
Người bệnh sẽ cảm thấy vùng đầu trở nên vô cùng nặng nề, đặc biệt là tại những thời điểm như: Cúi xuống, suy nghĩ căng thẳng hay mới ngủ dậy,…
2. Đau đầu do tình trạng mất nước gây ra
Cơ thể bị mất nước khiến não bộ cũng không thể hoạt động trơn tru. Hậu quả là gây ra các triệu chứng đau đầu (nhất là khi cúi đầu xuống).
Ngoài ra, tình trạng mất nước còn gây ra nhiều triệu chứng khác như hoa mắt, chóng mặt và ù tai.
3. Tình trạng đau đầu do tăng huyết áp
Khi bị tăng huyết áp 1 cách đột ngột, cơn đau đầu sẽ dần hình thành khi bạn cúi xuống, tình trạng đau đầu do tăng huyết áp thường rất dữ dội, khiến bạn cảm thấy vô cùng khó chịu.
Bên cạnh đau đầu, tăng huyết áp cũng có thể khiến bạn xuất hiện 1 số triệu chứng khác như: Nhìn mờ, buồn nôn, đau ngực,…
4. Lượng đường huyết thấp khiến bạn nhức đầu
Tình trạng bị đau đầu khi cúi xuống cũng có thể xuất hiện khi lượng đường huyết trong máu giảm.
Việc tụt đường huyết sẽ khiến máu trở nên khó lưu thông hơn, gây ra những cơn đau đầu, chóng mặt khi cúi xuống hay làm việc. Ngoài ra, tụt đường huyết còn khiến bạn buồn nôn, rối loạn cảm xúc, đổ mồ hôi,…
III. Cách điều trị tình trạng cúi xuống là đau đầu
Mặc dù khiến bạn cảm thấy vô cùng mệt mỏi và khó chịu , tuy nhiên không phải là không có cách để giúp bạn chữa trị được tình trạng nhức đầu khi cúi xuống.
Cụ thể, bạn có thể tham khảo chi tiết 1 số phương pháp giảm đau hiệu quả ngay sau đây:
1. Trị cúi xuống đau đầu bằng yoga
Yoga được đánh giá là các bài tập hỗ trợ kích thích hệ thần kinh, giúp máu lưu thông tốt hơn, đồng thời giúp xoa dịu cơn đau vùng đầu một cách nhanh chóng, hiệu quả.
Cụ thể, một số tư thế Yoga giúp bạn giảm đau đầu khi cúi xuống bao gồm:
+ Tư thế giãn cổ:
– Với tư thế này, bạn cần ngồi thật thoải mái.
– Tiếp theo đó đặt bàn tay trái lên mặt rồi nhẹ nhàng kéo sao cho đầu nghiêng về bên trái.
– Giữ trong vài nhịp thở và đổi bên.
Thực hiện lặp lại mỗi bên vài lần.
+ Tư thế cây cầu:
– Trước tiên bạn nằm ngửa, gập đầu gối. Sau đó đặt bàn chân lên sàn tại vị trí gần mông nhất có thể.
Tư thế yoga cây cầu giúp giảm tình trạng cúi xuống đau đầu.
– Nâng hông khỏi mặt đất và kết hợp với thở đều ( Nâng tới khi đầu gối và chân tạo thành đường thằng vuông góc với mặt sàn).
– Tiếp theo, bàn khép chặt lấy khuỷu tay, dựng tay thẳng và giữ hờ 2 eo.
– Hít thở đều đặn và giữ ở tư thế này một lúc. Sau đó bạn hít vào khi hạ xuống.
+ Tư thế gác chân lên tường:
– Nằm trên thảm tập hoặc sàn với tư thế mông hướng vào tường và đầu quay ra ngoài (Phần mông áp càng sát với mặt tường càng tốt).
– Áp chặt chân lên lường, đồng thời giữ cho chân vuông góc với mặt đất (Hai tay đặt lên bụng hoặc để dọc theo thân).
– Nhắm mắt lại và hít thở thật chậm. Thực hiện ít nhất 5-10 phút.
+ Tư thế ngồi mở rộng ngực:
– Trước tiên bạn ngồi lên 2 gót chân, đặt tay 2 và cong phần cổ về phía sau.
– Giữ nguyên trong 5 nhịp thở hoặc hơn nếu bạn cảm thấy dễ chịu.
2. Chế độ ăn uống cho người hay bị đau đầu
Ngoài việc áp dụng các bài tập, các nghiên cứ đã chỉ ra rằng, chế độ ăn uống phù hợp cũng giúp giảm thiểu vấn đề đau, nhức vùng đầu. Do đó nếu thường xuyên cúi xuống là đau đầu, bạn nên ăn và kiêng ăn các thực phẩm sau:
+ Một số món người cứ cúi xuống đau đầu nên ăn:
– Thực phẩm giàu vitamin B2, riboflavin như thịt đỏ, cá hồi, nấm, sữa chua, ngũ cốc.
– Một số loại hoa quả: Sung, bơ, dưa hấu, việt quất, dưa chuột, bưởi, mơ, đu đủ, dưa vàng, anh đào, đào….
– Các loại rau củ: Cà rốt, rau chân vịt, khoai lang, cà chua,…
– Ngoài ra, bạn có thể bổ sung thêm 1 số nước hoa quả như: Cam, chanh,… hoặc các loại đồ uống chứa chất điện giải để tăng cường lượng máu lưu thông lên não.
+ Bên cạnh các thực phẩm nên ăn, bạn cũng cần kiêng các thực phẩm sau đây
– Sôcôla.
– Gia vị bột ngọt.
– Các loại thịt, cá đóng gói hoặc được chế biến sẵn như: Thịt hộp, xúc xích, lạp xưởng,…
– Các sản phẩm từ đậu nành như: Tempê, miso, nước tương.
– Rượu, bia.
– Các loại đồ uống có chứa nhiều chất kích thích như: Trà, cà phê,…
– Các loại rau có mùi hăng, nồng như: Hành tây, dưa cải,…
– Bánh kẹo ngọt, nước ngọt, trà sữa.
3. Sử dụng sản phẩm trị đau đầu cho người thiếu máu não
Ngoài các biện pháp kể trên, bạn có thể tham khảo và hỏi ý kiến bác sĩ về việc sử dụng các sản phẩm có tác dụng hoạt huyết bổ huyết, tăng cường sự lưu thông máu não, hỗ trợ điều trị, cải thiện các triệu chứng và phòng ngừa tình trạng đau đầu do thiếu máu não.
Đây được xem là những sản phẩm giúp hỗ trợ giảm các triệu chứng như đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, suy giảm trí nhớ, tê bì, nhức mỏi chân tay, khó ngủ do lưu thông máu kém.
IV. Phòng ngừa tình trạng cúi xuống đau đầu
Bạn có thể phòng ngừa tình trạng cúi bị đau đầu bằng một số biện pháp đơn giản sau:
+ Xây dựng chế độ ăn uống đảm bảo điều độ cũng như đầy đủ chất dinh dưỡng, kiêng những thực phẩm như chúng tôi đã giới thiệu ở trên.
Chế độ ăn uống điều độ kết hợp tập luyện khoa học giúp phòng ngừa đau đầu hiệu quả.
+ Không làm việc quá sức, hạn chế căng thẳng và mệt mỏi. Cần sắp xếp công việc hợp lý để có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn.
+ Ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi ngày cũng là cách phòng ngừa chứng đau đầu đơn giản mà hiệu quả.
+ Tập luyện thể dục thể thao, luyện tập dưỡng sinh, yoga, bơi lội, đi bộ mỗi ngày để hỗ trợ máu lưu thông trong cơ thể tốt hơn.
* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh!
3.7/5 - (3 bình chọn)Từ khóa » Cúi đầu Xuống Bị Chóng Mặt
-
Cách Xử Lý Khi Bị Chóng Mặt Kịch Phát Lành Tính | Vinmec
-
Khi Cúi Xuống Mang Giày Tôi Bị Choáng Suýt Ngã - Báo Tây Ninh Online
-
Chóng Mặt Là Biểu Hiện Của Hàng Loạt Bệnh Nguy Hiểm
-
Lời Khuyên Của Bác Sĩ Khi Bạn Bị Chóng Mặt
-
Chóng Mặt; Choáng Váng Và Phương Pháp Phòng Tránh Chóng Mặt ...
-
Chóng Mặt, Giải Pháp Hết “quay Quay”, Vui Sống Mỗi Ngày - Medinet
-
Giải đáp Thắc Mắc: Nằm Xuống Bị Chóng Mặt Là Bệnh Gì?
-
Đau đầu Khi Cúi Người Xuống Và đau Từng Cơn Là Bệnh Gì? - OTiV
-
Top 15 Cúi đầu Xuống Bị Chóng Mặt
-
Thường Xuyên Bị Chóng Mặt Khi Ngẩng Hoặc Cúi đầu, Bệnh Gì?
-
Chóng Mặt - Không Nên Xem Thường - Tuổi Trẻ Online
-
Gỡ Rối Lo âu: Bỗng Nhiên Choáng Khi đứng Dậy Là Bị Sao
-
HOA MẮT CHÓNG MẶT - TRIỆU CHỨNG NHIỀU BỆNH NGUY HIỂM
-
Buồn Nôn đau đầu Chóng Mặt Do đâu? Cách điều Trị Và Phòng Tránh ...