Cúm A Và Những điều Cần Biết - Khám Chữa Bệnh, Phổ Biến Kiến ...
Có thể bạn quan tâm
Mùa hè là mùa của nhiều dịch bệnh, gần đây bùng phát dịch cúm A với nhiều ca bệnh tăng cao, đặc biệt gặp nhiều ở trẻ em. Nhiều người nhầm lẫn giữa cúm A và cúm thường nên thường chủ quan và điều đó gây ra những hậu quả khôn lường.
TIN LIÊN QUANCúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do virus, có khả năng lây nhiễm cao và rất nhanh trong cộng đồng. Cúm A lây lan qua đường giọt bắn khi người bệnh ho, hắt hơi, cười hoặc nói chuyện. Người bệnh có thể mắc bệnh khi tiếp xúc, chạm tay vào bề mặt vật dụng bị nhiễm virus sau đó đưa tay lên mũi, miệng, chạm vào mắt. Do đó, khi bị nhiễm bệnh, người mắc bệnh cần nghỉ ngơi tại nhà, hạn chế tiếp xúc để tránh lây nhiễm cho mọi người.
Các triệu chứng cúm A thường xuất hiện đột ngột, sau đây là một số triệu chứng thường gặp:
Đau họng và ho
Hắt hơi, chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi
Sốt và ớn lạnh
Nhức đầu và nhức mỏi cơ thể
Cảm thấy mệt mỏi
Điều trị cúm A:
Uống nhiều nước
Uống thuốc hạ sốt, giảm đau paracetamol
Cố gắng nghỉ ngơi nhiều
Ăn đầy đủ chất dinh dưỡng
Tắm nước ấm hoặc lau người, chườm ấm khi sốt cao
Cách phòng ngừa virus cúm A:
Vệ sinh cá nhân tốt: rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang khi ra đường, tránh đám đông lớn. Đặc biệt, là trong khi dịch cúm bùng phát, che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, khi bị sốt thì ở nhà ít nhất 24 giờ sau khi hết để tránh lây nhiễm cho người khác.
Ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe phòng ngừa cúm A.
Thường xuyên lau sạch, vệ sinh, lau sạch các bề mặt, vật dụng tiếp xúc hàng ngày, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường, mở cửa thoáng mát nơi ở, lớp học, phòng làm việc.
Cách tốt nhất để phòng ngừa cúm A là tiêm vắc xin cúm hằng năm. Mỗi 1 mũi tiêm có thể chống lại 3-4 loại virus cúm khác nhau trong mùa cúm năm đó. Đặc biệt là gia đình có trẻ em, tiêm đủ, đúng lịch, tiêm nhắc lại để chủ động phòng tránh dịch bệnh.
Bác sĩ Nguyễn Trí Thức - Khoa Bệnh lây đường tiêu hóa (A4-B) đưa ra lời khuyên: “Đôi khi các triệu chứng cúm A tự khỏi, hoặc nhẹ có thể điều trị tại nhà. Nhưng nếu các triệu chứng kéo dài hơn 1 tuần, người bệnh không được chủ quan mà nên đến cơ sở khám chữa bệnh uy tín để điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nghiêm trọng do cúm gây ra. Đặc biệt, người trên 65 tuổi, trẻ em dưới 2 tuổi, và người mắc các bệnh mạn tính như: hen suyễn, bệnh phổi, đái tháo đường,…bệnh dễ biến chuyển thành ác tính. Đặc biệt, biến chứng nguy hiểm nhất của cúm A là gây phù não và tổn thương gan trầm trọng, tỷ lệ tử vong rất cao. Cần lưu ý thêm với phụ nữ đang mang thai nếu mắc cúm A cũng có thể gây ra biến chứng viêm phổi hoặc sẩy thai.
Chính vì vậy, người dân nên đề cao cảnh giác, chủ động phòng bệnh. Khi mắc bệnh nếu thấy có các biểu hiện bất thường cần đưa ngay người bệnh đến các cơ sở y tế tin cậy, tốt nhất là cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh để xảy ra các biến chứng đáng tiếc”.
https://www.benhvien108.vn/cum-a-va-nhung-dieu-can-biet.htm
Đỗ Hương (Theo Bệnh viện TWQĐ 108)
Đỗ Thị Hương
Các tin khác- Sàng lọc trước sinh và các xét nghiệm sàng lọc trước sinh
- 7 sai lầm thường gặp khi điều trị tay chân miệng cho trẻ
- Thụ tinh trong ống nghiệm cho phụ nữ bị buồng trứng đa nang không cần kích trứng
- Trẻ em mắc đái tháo đường do đâu?
- Cách xử trí hạ đường huyết khi dùng insulin trị đái tháo đường
- 4 món cháo từ sơn dược trợ tiêu hoá, kiện tỳ ích vị
- Hướng dẫn về việc bổ sung về việc đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương năm 2024
- Giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
- Tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh tại các cơ sở kinh doanh thuốc trong dịp Tết Nguyên đán 2022
- Đảm bảo cung ứng thuốc phòng chống dịch bệnh và nhu cầu sử dụng thuốc trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022
- 4289/QĐ-SYT Quyết định về việc giao chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán thu, chi ngân sách năm 2022 cho các đơn vị thuộc Sở Y tế Hà Nội
- 10722/BYT-DP Về việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 liều cơ bản và nhắc lại
- Công văn 10696/BYT-MT về việc cách ly y tế cho trường hợp F1 đã tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19
- Công văn 10688/BYT-MT của Bộ Y tế về phòng, chống dịch Covid-19 đối với người nhập cảnh
- Sử dụng kết quả xét nghiệm để phát hiện người mắc Covid-19 và cho người bệnh ra viện
- Quyết định 696/QĐ-SYT của Bộ Y tế ban hành Sổ tay thực hành tại cơ sở bán lẻ thuốc
Dịch vụ công trực tuyến | |
Phần mềm Quản lý văn bản | |
Phần mềm QLHS Một cửa | |
Phần mềm Một cửa (Mới) | |
Tiếp nhận ý kiến công dân | |
Danh mục TTHC công | |
Tra cứu hồ sơ Một cửa | |
Thư điện tử TP Hà Nội | |
Thông tin người phát ngôn |
Từ khóa » Cúm A Triệu Chứng Và Cách điều Trị
-
Các Dấu Hiệu Và Triệu Chứng Của Cúm Loại A - Vinmec
-
Cúm A: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, điều Trị Và Phòng Ngừa - VNVC
-
Cúm A: Triệu Chứng, Nguyên Nhân, Chẩn đoán Và điều Trị
-
Nhận Biết Triệu Chứng Sốt Cúm A để điều Trị Cho đúng Cách | Medlatec
-
Dấu Hiệu Nhận Biết Cúm A Và Cách điều Trị
-
Cúm A Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách điều Trị - Hapacol
-
Triệu Chứng Cúm A ở Trẻ Em, Phân Biệt Với COVID-19 Và Cảm Lạnh
-
Cúm - Bệnh Truyền Nhiễm - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Các Loại Cúm Thường Gặp: Triệu Chứng Và Những điều Cần Biết
-
Vì Sao Bệnh Cúm A Nguy Hiểm, Vaccine Phòng Bệnh Có Hiệu Quả ...
-
Khuyến Cáo Mới Về Bệnh Cúm Mùa - Báo Công An Nhân Dân điện Tử
-
Cúm Mùa Từ A-Z: Tất Cả Những Gì Bạn Cần Biết
-
Chuẩn đoán Và điều Trị Cảm Cúm
-
Cúm A: Dấu Hiệu, Triệu Chứng, Phòng Ngừa