Cụm Từ “Khoá Xuân” Trong Câu “Trước Lầu Ngưng Bích Khoá ... - Hoc24
Có thể bạn quan tâm
HOC24
Lớp học Học bài Hỏi bài Giải bài tập Đề thi ĐGNL Tin tức Cuộc thi vui Khen thưởng- Tìm kiếm câu trả lời Tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi của bạn
Lớp học
- Lớp 12
- Lớp 11
- Lớp 10
- Lớp 9
- Lớp 8
- Lớp 7
- Lớp 6
- Lớp 5
- Lớp 4
- Lớp 3
- Lớp 2
- Lớp 1
Môn học
- Toán
- Vật lý
- Hóa học
- Sinh học
- Ngữ văn
- Tiếng anh
- Lịch sử
- Địa lý
- Tin học
- Công nghệ
- Giáo dục công dân
- Tiếng anh thí điểm
- Đạo đức
- Tự nhiên và xã hội
- Khoa học
- Lịch sử và Địa lý
- Tiếng việt
- Khoa học tự nhiên
- Hoạt động trải nghiệm
- Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
- Giáo dục kinh tế và pháp luật
Chủ đề / Chương
Bài học
HOC24
Khách vãng lai Đăng nhập Đăng ký Khám phá Hỏi đáp Đề thi Tin tức Cuộc thi vui Khen thưởng- Tất cả
- Toán
- Vật lý
- Hóa học
- Sinh học
- Ngữ văn
- Tiếng anh
- Lịch sử
- Địa lý
- Tin học
- Công nghệ
- Giáo dục công dân
- Tiếng anh thí điểm
- Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
- Giáo dục kinh tế và pháp luật
Câu hỏi
Hủy Xác nhận phù hợp Chọn lớp Tất cả Lớp 12 Lớp 11 Lớp 10 Lớp 9 Lớp 8 Lớp 7 Lớp 6 Lớp 5 Lớp 4 Lớp 3 Lớp 2 Lớp 1 Môn học Toán Vật lý Hóa học Sinh học Ngữ văn Tiếng anh Lịch sử Địa lý Tin học Công nghệ Giáo dục công dân Tiếng anh thí điểm Đạo đức Tự nhiên và xã hội Khoa học Lịch sử và Địa lý Tiếng việt Khoa học tự nhiên Hoạt động trải nghiệm Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp Giáo dục kinh tế và pháp luật Mới nhất Mới nhất Chưa trả lời Câu hỏi hay- Ngo Thi Thanh Thuy
Cụm từ “Khoá xuân” trong câu “Trước lầu Ngưng Bích khoá xuân” được hiểu là gì?
(0.5 Points)
Khoá kín tuổi xuân.
Bỏ phí tuổi xuân.
Tuổi xuân đã tàn phai.
Mùa xuân đã hết.
Xem chi tiết Lớp 9 Ngữ văn 1 0 Gửi Hủy nthv_. 8 tháng 11 2021 lúc 7:18
Khóa kín tuổi xuân
Đúng 1 Bình luận (0) Gửi Hủy- doquynhanh
Hai câu thơ trên ngầm diễn tả về tuổi xuân của Kiều, trước lầu ngưng bích Kiều đúng là đã bị “khóa xuân”. Khóa xuân hay có nghĩa là nàng cũng đã quá lứa xuân thì, tuổi xuân đã qua mà giờ đây lại còn bị bán vào lầu xanh mới bẽ bàng làm sao. Mặt khác nó cũng hiểu đúng theo lời hứa của tú bà đối với Thúy Kiều đó là sẽ giam lỏng nàng nhưng không bắt nàng tiếp khách. Như vậy, câu thơ dường như có chút than thở, buồn phiền của nàng kiều về tuổi xuân của mình. Nghe như có chút thở dài khi nàng ở Lầu ngưng bích và nhìn về phía trước.
Sang câu thơ Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung. chúng ta càng hiểu rằng, chỉ có nàng Kiều với lầu ngưng bích và với thiên nhiên mà thôi, không hề có một bóng dáng con người thứ hai. Có lẽ chỉ khi ban đêm xuống nàng mới có trăng làm bạn, mới nhìn rõ cảnh non xa. Đây chính là câu thơ tả cảnh ban đêm chỉ có Kiều,ánh trăng và núi cô đơn vô cùng.
Qua đây ta cũng hình dung ra lầu ngưng Bích khá cao. Từ trên cao, nàng có thể nhìn ra xa mọi thứ được, có thể cảm nhận thiên nhiên xung quanh.
Bốn bề bát ngát xa trông,Cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia.
Kiều thẫn thờ từ lầu Ngưng Bích nhìn ra xa chỉ thấy bốn bề là cồn cái là bụi hồng mà thôi. Trong thời gian này nàng chỉ biết ngắm cảnh, lấy thiên nhiên làm bạn. Nhưng thiên nhiên cũng quá đỗi xa, rộng khó chạm vào.
Cát vàng cồn nọ chính là những cồn cát vàng nổi lên ở gần bờ biển rất cao, nhìn xa xa như những ngọn núi cát. Cồn cát tuy không có ánh mặt trời chiếu vào nhưng nó có màu vàng vì cát già hoặc là cát tách từ những núi màu vàng.
Bụi hồng dặm kia là do Kiều nhìn từ xa có vẻ như là đường đi rất đông người nên bụi bay mù mịt hoặc có thể chỉ là gió thổi mạnh và thấy bụi bay chứ không rõ có phải đường hay không.
Qua hay câu thơ cho thấy Kiều cũng chỉ hình dung ra cảnh mơ hồ vì ở quá xa. Như vậy chứng tỏ Tú Bà đã giam lỏng Kiều ở một nơi mà khó có ai có thể thấy đồng thời nơi giam kiều khá cao cho nên cảnh vật Kiều nhìn thường xa, nhỏ bé và khó hình dung. Điều này làm cho Kiều dường như quá cô đơn lạc lõng giữa không gian. Không gian càng xa, càng nhỏ, càng khó nhận biết càng cho thấy con người quá nhỏ bé giữa thiên nhiên rộng lớn.
Ban đêm ở Lầu Ngưng Bích chỉ có ánh trăng và núi, ban ngày chỉ có cồn cát và bụi bay. Một người thê lương, một người cô đơn bị giam lỏng ở đây khi nhìn thấy toàn là cát với bụi thì sao tránh khỏi ngẫm nghĩ đến cuộc đời mình có khác gì cát bụi đâu. Đây chính là nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc của Nguyễn Du. Nhìn cảnh mà có thể biết được tâm trạng và hoàn cảnh của Kiều. Vốn dĩ “người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Cảnh thiên nhiên trong 4 câu thơ trên đều rất buồn cô đơn, trống vắng, lẻ loi. Cảnh thiên nhiên lại rất rộng lớn, mênh mông xung quanh chỉ trơ trọi cát và bụi mà không hề thấy sự sống. Như vậy con người lại càng nhỏ bé, cô đơn và dường như héo úa trong không gian này.
Chính cảnh thiên nhiên đó đã khiến cho Kiều có những suy nghĩ dưới đây:
Bẽ bàng mây sớm đèn khuya,Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng.
Bẽ bàng ở đây hiểu đúng chính là chán ngán, buồn rầu. Đặt trong hoàn cảnh này thì giải nghĩa từ bẽ bàng như vậy là đúng nhất. Một số ý kiến cho rằng, bẽ bàng nghĩa là tủi hổ, là thẹn là xấu hổ… Nhưng trong hoàn cảnh nàng Kiều phải bán vào lầu xanh mà lại không hề phải tiếp khách, lại chỉ bị giam ở lầu Ngưng Bích vậy thì có gì mà phải xấu hổ? Vậy nên Bẽ bàng mây sớm đèn khuya, nghĩa là nàng vô cùng ngán ngẩm, chán nản với cái cảnh sáng thì nhìn mây, tối thì nhìn đèn, cuộc sống nhàm chán lặp đi lặp lại nhiều lần. Ý câu thơ cũng là tả được cuộc sống của lầu Ngưng Bích chỉ có thế thôi và nó cũng lột tả được tâm trạng của Kiều rất chán cuộc sống thế này, không có gì mới mẻ.
Sang câu thơ Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng chúng ta có thể hiểu trong hoàn cảnh như thế này tấm lòng Kiều như bị xẻ làm đôi, Kiều có lúc nghĩ đến tình, có lúc nghĩ đến cảnh. Có thể nói, câu thơ muốn nói về tâm trạng rối bời của nàng Kiều, tâm trạng lúc này, lúc kia. Hoặc chúng ta cũng có thể hiểu nàng Kiều lúc vì tình mà ngắm cảnh, lúc vì cảnh mà sinh tình. Đây chính là cái tài của nhà thơ khi viết câu thơ có thể khiến chúng ta diễn tả theo nhiều nghĩa. Tuy nhiên, chúng ta cần đặt trong hoàn cảnh của Kiều để diễn tả cho chính xác.
Với bút pháp tả cảnh sinh tình rất linh hoạt đã khắc họa một bức tranh sinh động về ngoại cảnh và tâm cảnh. Trong đó nổi lên trên cả đó chính là tâm trạng của nàng Kiều vô cùng chán nản, buồn rầu vì bị giam ở lầu Ngưng bích không bóng người qua lại, hàng ngày chỉ làm bạn với thiên nhiên, trăng núi và cuộc đời nàng có khác gì cát bụi ngoài kia. Nếu không đồng cảm với Thúy Kiều có lẽ Nguyễn Du không thể lột tả hết được tâm trạng, hoàn cảnh của Kiều. Chỉ với 6 câu thơ nhưng người đọc có thể hiểu được hoàn cảnh éo le của Kiều và tâm trạng chán chường của nàng ở nơi cô đơn, hiu quạnh này.
Xem chi tiết Lớp 9 Ngữ văn Kiều ở lầu Ngưng Bích- Nguyễn Du 0 1 Gửi Hủy- DuaHaupro1
chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu :"trước lầu ngưng bích khoá xuân
Xem chi tiết Lớp 9 Ngữ văn Ôn thi vào 10 2 0 Gửi Hủy Aaron Lycan 12 tháng 5 2021 lúc 18:03biện pháp tu từ trong câu :" trước lầu ngưng bích khoá xuân ..." là Lặp cú pháp giữa hai cụm danh từ trong câu thơ thứ hai.
Đúng 0 Bình luận (1) Gửi Hủy Đỗ Thanh Hải CTVVIP 12 tháng 5 2021 lúc 18:09Đây là phép ẩn dụ "xuân"
là tuổi thanh xuân của Kiều, tuổi trẻ
tác dụng:
+ Làm cho câu thơ thêm sinh động, tăng tính gọi hình gợi cảm
+ Mang ý mỉa mai nơi lầu Ngưng bích là nhà tù giam lỏng tuổi xuân của Kiều
Đúng 0 Bình luận (1) Gửi Hủy- DuaHaupro1
hãy viết từ 4 dến 5 câu cảm nhận về đoanj trích :" Trước lầu ngưng bích khoá xuân Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung . Bốn bề bát ngát xa trông ,Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia .
mn giúp mình vs .
Xem chi tiết Lớp 9 Ngữ văn Ôn thi vào 10 3 0 Gửi Hủy Aaron Lycan 12 tháng 5 2021 lúc 18:07tk:
Đoạn trích trên tác giả Nguyễn Du đã rất thành công khi sử dụng bút pháp nghệ thuật tả cảnh ngụ tình để thể hiện tâm trạng của nhân vật Thúy Kiều,ngay câu thơ mở đầu: "Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân", Nguyễn Du đã nêu bật lên cảnh ngộ đáng thương của Kiều. "Khóa xuân" tức khóa kín tuổi xuân, tuổi thanh xuân của Kiều bị khóa kín, bị kìm hãm dường như không thể có lối ra.nàng trơ trọi giữa không gian mênh mông, hoang vắng. Qua đó làm nổi bật hoàn cảnh tâm trạng bẽ bàng của Kiều. từ “xa trông” như miêu tả cái nhìn xa xăm của Kiều,phải chăng nàng đang cố tìm tia sáng của sự hạnh phúc ở đâu đó xa kia. Tính từ “bẽ bàng” đã đưa nàng trở veeg với hiện thực và gợi sự và tủi thẹn của Kiều khi nghĩ đến thân phận và duyên phận bấp bênh của mình. Vì thế tâm trạng của Kiều mới: “nửa tình – nửa cảnh như chia tấm lòng”.Tóm lại, bằng bút pháp tả cảnh ngụ tình đặc sắc, Nguyễn Du đã vẽ nên khung cảnh lầu Ngưng Bích rất rộng lớn, mênh mông và tâm trạng cô đơn của Kiều.
Đúng 1 Bình luận (1) Gửi Hủy Phong Thần 12 tháng 5 2021 lúc 18:09Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” là một đoạn trích hay nó đã lột tả được tâm trạng của Thúy Kiều trong Truyện Kiều của Nguyễn Du. Phong cảnh rất hữu tình, thơ mộng. Không gian được mở ra ba chiều, vừa có chiều xa, chiều cao, chiều rộng: “non xa”, “trăng gần”, “cát vàng cồn nọ”, “bụi hồng dặm kia”. Nghệ thuật liệt kê, đối lập tương phản “non xa”/”trăng gần”, đảo ngữ, từ láy “bát ngát” gợi không gian rợn ngợp, vắng lặng không một bóng người. Đối diện với cảnh ấy, Kiều cảm thấy trống trải cô đơn. Cảnh hoang vắng, rợn ngợp, nhuốm màu tâm trạng. Khung cảnh mênh mông “bát ngát xa trông” nhưng lại thiếu vắng hơi ấm của con người. Chỉ có một mình Kiều cô độc, ngày đêm đối diện với chính mình. Bút pháp chấm phá đặc sắc, khung cảnh làm nền cho Kiều thổ lộ tâm tình. Thiên nhiên rộng lớn mà con người nhỏ bé, đơn côi. Qua đó, có thể nói đây là tâm trạng của Kiều những ngày đầu ở lầu Ngưng Bích, một tâm trạng sống không bằng chết, cô đơn chán nản cuộc đời và mất lòng tin ở con người.
Đúng 1 Bình luận (1) Gửi Hủy Laville Venom 12 tháng 5 2021 lúc 18:22tk ư
Bằng một gam màu nhạt và lạnh, Nguyễn Du đã vẽ lên một bộ tứ bình tâm trạng hết sức độc đáo và xúc động. Khúc ca khép lại đầy dư âm với hoà tấu phức điệu của sóng biển, sóng lòng, sóng đời đang vang lên những tiếng gầm gào của hiểm hoạ như muôn hất tung, nhấn chìm người con gái cô đơn, tội nghiệp trên điểm tựa chiếc ghế đời mỏng manh. Lúc này Kiều trở nên tuyệt vọng, yếu đuối nhất để rồi sự bị lừa gạt và dấn thân vào cuộc đời thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần. Để thể hiện tâm trạng phức tạp mỗi nỗi buồn ôm trọn ba nỗi buồn: buồn-nhớ người yêu, buồn nhớ cha mẹ và buồn cho chính mình, Nguyễn Du đã chọn cách thể hiện tình trong cảnh ấy, cảnh trong tình này thật độc đáo tạo nên đoạn thơ tuyệt bút với bút pháp tả cảnh ngụ tình.
Tóm lại, Kiều ở lầu Ngưng Bích là một bức tranh đa dạng, phong phú về ngoại cảnh và tâm cảnh khắc hoạ nỗi đau buồn, sợ hãi mà Kiều đang nếm trải, dự báo sóng gió bão bùng mà nàng phải trải qua trong mười lăm năm lưu lạc thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần. Đoạn thơ có giá trị nhân bản sâu sắc đồng
Đúng 0 Bình luận (0) Gửi Hủy- Bi Huỳnh
Trong câu nào dưới đây từ “xuân” được dùng với nghĩa gốc, gạch một gạch dưới từ đó.
A. Xuân này kháng chiến đã năm xuân.
B. Mùa xuân là Tết trồng cây.
D. Sáu mươi tuổi vẫn còn xuân chán
So với ông Bành vẫn thiếu niên.
Xem chi tiết Lớp 5 Tiếng việt 5 3 Gửi Hủy Hquynh 28 tháng 7 2021 lúc 9:58Sáu mươi vẫn còn xuân chán
Đúng 0 Bình luận (0) Gửi Hủy Khánh Nam.....! ( IDΣΛ... 28 tháng 7 2021 lúc 9:59C.Sáu mươi tuổi vẫn còn xuân chán
Đúng 0 Bình luận (0) Gửi Hủy Phía sau một cô gái 28 tháng 7 2021 lúc 10:00B. Mùa XUÂN là tết trồng cây
Xuân ở đây nghĩa gốc
Đúng 0 Bình luận (0) Gửi Hủy Xem thêm câu trả lời- Trinh Minh Hung
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“Trước lầu Ngưng Bích khoá xuân,
Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung.
Bốn về cồn nọ bụi hồng dặm kia.
Bẽ bàng mây sớm đèn khuya,
Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng.”
Câu 1: Sáu câu thơ trên được trích trong tác phẩm nào? Nêu nội dung chính của đoạn trích
Câu 2: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 3: Từ “xuân” trong 2 câu thơ đầu được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?
Câu 4: Bút pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong đoạn trích trên?
Câu 5: Viết đoạn văn tổng phân hợp có câu ghép cảm nhận về đoạn thơ trên
Mọi người giúp mình với.
Xem chi tiết Lớp 9 Ngữ văn Văn bản ngữ văn 9 1 0 Gửi Hủy tram tran 23 tháng 10 2022 lúc 16:04mik ngại làm mấy câu cảm nhận lám bn tự làm câu 5 nha =)))
câu 1.
- 6 câu trên đc trích trong tác phẩm kiều ở lâu ngưng bích
- nội dung chính là nói về tâm trạng nàng kiều trước lầu ngưng bích
câu 2. phương thức biểu đạt chính là tự sự
câu 3. Từ "xuân" trong đoạn trích trên là nghĩa chuyển " nói về tuổi tác "
câu 4. bút pháp tả cảnh ngụ tình
Đúng 0 Bình luận (0) Gửi Hủy- Câu 6
Cho biết sự khác biệt về nghĩa của từ “xuân” trong các cụm từ ngày xuân, tuổi xuân, đồng dao mùa xuân.
Xem chi tiết Lớp 7 Ngữ văn Thực hành tiếng Việt trang 42 1 0 Gửi Hủy Quoc Tran Anh Le Giáo viên CTVVIP 23 tháng 12 2023 lúc 17:30- Ngày xuân và tuổi xuân: Từ “xuân” ở đây mang nghĩa chuyển, chỉ tuổi thanh xuân, tức tuổi trẻ của con người (Ngày xuân ngọt lành – Đồng dao mùa xuân).
- Đồng dao mùa xuân: Từ “xuân” ở đây mang nghĩa gốc, chỉ một mùa trong năm, là mùa đầu tiên của năm, mùa làm cho cây cối đâm chồi nảy lộc. (Đồng dao mùa xuân được hiểu là bài ca trong mùa xuân).
Đúng 0 Bình luận (0) Gửi Hủy- trung đan
Trước lầu Ngưng Bích khoá xuân,
Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung.
Bốn bề bát ngát xa trông,
Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia.
Bẽ bàng mây sớm đèn khuya,
Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng”
Viết đoạn văn theo phép lập luận diễn dịch khoảng 12 câu làm rõ bức tranh thiên nhiên trước lầu Ngưng Bích qua cái nhìn đầy tâm trạng của Thúy Kiều thể hiện ở đoạn thơ trên. Trong đoạn văn có sử dụng câu bị động và thán từ (gạch chân, chú thích).
cứu mình với
Xem chi tiết Lớp 9 Ngữ văn 0 0 Gửi Hủy- Phúc Khánh
Tìm các kết hợp từ có từ "xuân", "xanh" dùng theo nghĩa chuyển trong các kết hợp từ sau: mùa xuân, tuổi xuân, sức xuân, gió xuân, lá xanh, tuổi xanh, mái tóc xanh, trời xanh
Xem chi tiết Lớp 5 Tiếng việt Câu hỏi của OLM 1 0 Gửi Hủy Nguyễn Thị Xuân Quỳnh 4 tháng 10 2023 lúc 18:44
giỏi thế chỉ taoooooo mạyyyyyyyyy
Đúng 0 Bình luận (0) Gửi Hủy
- Mina
Mng owiii giúp e vs, mong mng giúp ạaaa
Bác Hồ đã từng nói: “Một năm khởi đầu từ màu xuân. Một đời bắt đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội.” Từ câu nói của Người, em có suy nghĩ gì về mối quan hệ giữa tuổi trẻ và tương lai đất nước?
Xem chi tiết Lớp 8 Ngữ văn 0 0 Gửi HủyTừ khóa » Khóa Xuân Có Nghĩa Là Gì
-
Khoá Xuân - Wiktionary Tiếng Việt
-
Từ Khóa Xuân Trong Bài Có Nghĩa Là Gì?
-
Từ Khóa Xuân Trong Bài Có Nghĩa Là Gì? - Đọc Tài Liệu
-
Khoá Xuân Nghĩa Là Gì?
-
Từ Khóa Xuân Trong Bài Kiều ở Lầu Ngưng Bích Có Nghĩa Là Gì?
-
Từ Khóa Xuân Trong Bài Kiều ở Lầu Ngưng Bích Có Nghĩa Là Gì?
-
Tác Giả Dùng Từ “khoá Xuân” Có Phù Hợp Với Cảnh Ngộ Của Kiều ...
-
Từ "xuân" Trong Hai Câu Thơ "Trước Lầu Ngưng Bích Khóa Xuân/Vẻ ...
-
Khoá Xuân ở đây Là Khoá Kín Tuổi Xuân, Tức Cấm Cung, Tác Giả Mượn ...
-
Em Hãy Giải Thích Nghĩa Của Từ “khóa Xuân" - Ngữ Văn Lớp 9
-
Từ Khóa Xuân Trong Bài Có Nghĩa Là Gì?
-
Trước Lầu Ngưng Bích Khóa Xuân Có Nghĩa Là Gì
-
"khoá Xuân ở đây Là Khoá Kín Tuổi Xuân, Tức Cấm Cung, Tác Giả Mượn ...
-
Từ Khóa Xuân Trong Bài Có Nghĩa Là Gì?