Cúng 12 Bà Mụ Cần Những Gì

Cúng 12 bà mụ cần những gì? Ý nghĩa của việc tổ chức lễ cúng mụ bà như thế nào? Tất cả sẽ được bật mí trong bài viết dưới đây.

Lễ vật cúng thôi nôi cho bé

12 mụ bà gồm những ai, có vai trò như thế nào? Tại sao phải làm lễ cúng 12 mụ bà? Cúng 12 bà mụ cần những gì bạn đã biết hay chưa? Nếu chưa, đừng bỏ lỡ bài viết sau đây.

Tìm hiểu thêm:

  • Mâm cúng đầy tháng cho bé trai gồm những gì?
  • Mâm cúng Mụ đầy năm cho bé trai Miền Bắc có gì đặc biệt?

12 bà mụ gồm những ai, có vai trò như thế nào

Cúng mụ bà là nghi thức quan trọng được lưu truyền từ thời xưa cho đến nay. Tuy nhiên, 12 mụ bà gồm những ai, họ đảm nhận vai trò gì thì không phải ai cũng rõ. Sau đây, hãy cùng bài viết khám phá, tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này.

Thập nhị Hoa Bà hay Kim Hoa nương nương đó là những tên gọi khác của 12 bà mụ. Theo quan niệm của dân gian, bà mụ tạo ra, chăm sóc sinh linh bé nhỏ. Mỗi một người sẽ có vai trò riêng chăm sóc, dạy trẻ biết cười, biết khóc, sinh hoạt bình thường. 12 bà mụ và những công việc đảm nhận cụ thể như sau:

Đối với việc thụ thai sẽ do mụ bà Lâm Cửu Nương đảm nhận. Mụ bà Lâm Nhất Nương sẽ chịu vai trò chăm sóc thai nhi ở trong bụng mẹ. Chuyện thai nghén do Vạn Tứ Nương, mụ bà Lưu Thất Nương sẽ chăm lo chuyện quyết định giới tính của đứa trẻ. Quá trình chuyển dạ, sinh đẻ do mụ bà Lý Đại Nương, Trần Tứ Nương phụ trách.

Cùng với đó, Hứa Đại Nương sẽ là mụ bà đảm nhận vai trò hộ sản. Giám sát quá trình sinh đẻ được giao cho Nguyễn Tam Nương. Công việc chăm sóc mẹ và bé trong khoảng thời gian ở cữ sẽ được Cao Tứ Nương đảm nhận. Còn mụ bà Tăng Ngũ Nương chịu trách nhiệm chăm sóc trẻ, bồng bế sẽ do Mã Ngũ Nương. Còn việc trông giữ trẻ được giao lại cho mụ bà Trúc Ngũ Nương.

>>  Lưu ý khi chuẩn bị mâm cúng tất niên cuối năm gồm những gì?

Như vậy, trên đây là 12 bà mụ với các vai trò khác nhau; được ghi lại trong sổ sách xưa. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là quan niệm của người xưa được lưu truyền cho đến thời nay.

Mâm lễ cúng mụ cho bé.

Tại sao cần phải tổ chức lễ cúng 12 bà mụ cho trẻ?

Thờ cúng tổ tiên, thần linh là một tín ngưỡng đẹp của người Việt từ bao đời nay. Và nghi thức cúng 12 mụ bà cũng là một nét đẹp được lưu truyền, gìn giữ cho đến ngày nay. Theo đó, cúng 12 bà mụ hay còn được biết đến đó là lễ cúng đầy tháng cho trẻ. Việc gia đình tổ chức cúng 12 bà mụ; nhằm thông báo cho ông bà, tổ tiên về sự hiện diện của bé. Ngoài ra, nghi thức còn thể hiện sự biết ơn, cảm tạ đến 12 mụ bà.

Bởi lẽ, căn cứ theo quan niệm xưa mỗi đứa trẻ sinh ra; sẽ được 12 bà mụ chăm sóc, giúp đỡ khỏe mạnh. Và cúng 12 mụ bà cũng là lúc để bày tỏ sự cảm ơn về công lao; vai trò của mụ bà đối với gia đình và đứa trẻ.

Chọn ngày cúng 12 mụ bà như thế nào?

Theo tìm hiểu về quan niệm xưa; việc làm lễ đầy tháng cho trẻ sẽ căn cứ vào giới tính của bé. Theo đó, bé trai sẽ tổ chức lùi đi 1 ngày; và bé gái sẽ tổ chức lùi 2 ngày so với ngày sinh. Và ngày lễ đầy tháng đều được căn cứ theo lịch âm. Để bạn đọc hình dung rõ hơn về việc chọn ngày làm lễ cúng 12 bà mụ; bạn có thể tham khảo ví dụ sau:

Bé trai sinh vào ngày 11 tháng 02 âm lịch thì ngày 10 tháng 3 âm lịch sẽ là ngày cúng mụ bà. Tương tự là bé gái sẽ tổ chức cúng mụ bà vào ngày 09 tháng 3 âm lịch. Tuy nhiên, hiện nay vẫn có nhiều gia đình chọn ngày cúng mụ bà đúng vào ngày sinh của bé. Ví như bé sinh vào ngày 12 tháng 4 âm lịch thì 12 tháng 5 sẽ là ngày làm lễ đầy tháng.

Việc lựa chọn thời gian tổ chức cúng mụ bà cho bé sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào niềm tin, quan niệm, phong tục của gia đình, địa phương.

Chọn ngày cúng 12 bà Mụ

Cúng 12 bà mụ cần những gì?

Như đã biết, khi làm lễ đầy tháng cho bé bạn sẽ phải chuẩn bị hai mâm cỗ gồm cỗ cúng mụ bà và mâm cúng Đức Ông. Vậy cúng 12 mụ bà cần những gì bạn đã biết? Dưới đây sẽ là những món đồ cần chuẩn bị khi làm lễ cúng 12 mụ bà cho bé.

Cau trầu

Bạn cần chọn những chiếc lá trầu xanh, tươi không bị dập nát. Đối với quả cau chọn mua cau non, không bị già và có màu xanh đẹp mắt. Bên cạnh việc chuẩn bị đĩa trầu cau nguyên, bạn cần chuẩn bị thêm 12 miếng trầu đẹp mắt dâng lên cho các mụ bà.

Cách têm trầu cánh phượng cúng đầy tháng thôi nôi đơn giản và đẹp mắt

Tiền vàng, giấy áo

Đây là lễ vật không thể thiếu trong bất kỳ nghi thức cúng bái nào. Đối với vàng mã, tiền cúng bạn cần mua tiền âm phủ.  Ngoài  ra, cần chuẩn bị thêm hài, váy áo, nén vàng, mũ nón tất cả đều 12 món dành cho 12 mụ bà.

>>  Nghi Thức Làm Phép Chuẩn Bị Xây Nhà Mới Đầy Đủ Theo Phong Tục Việt

Bánh kẹo, hoa quả

Chọn mua mâm ngũ quả đẹp, tươi ngon khi bày lên cỗ cúng. Trong quá trình mua hoa quả, bạn không nên thắp hương các loại quả như mít, sầu riêng,…

Hoa tươi

Tùy theo quan niệm, phong tục bạn có thể chọn hoa cúc, hoa đồng tiền, hoa hồng,… sao cho phù hợp.

Hoa tươi cúng 12 bà Mụ

Cỗ mặn ngọt

Đối với cỗ mặn ngọt bạn cần có xôi, gà, thịt luộc, chè, cháo, rượu, gạo muối,…..

Việc chuẩn bị mâm cỗ mặn cúng mụ bà sẽ căn cứ theo phong tục riêng của mỗi địa phương, mỗi vùng miền khác nhau. Do đó, bạn cần tìm hiểu và sắp xếp cho mình mâm cỗ cúng phù hợp nhất.

Chuẩn bị đồ chơi cho bé

Thông thường đồ chơi cúng mụ bà được làm từ sứ hoặc nhựa. Và khi chuẩn bị bạn cũng phải chia thành 12 phần đều nhau. Bên cạnh đó có 1 phần dành riêng cho mụ bà chúa.

Như vậy, trên đây là một số món đồ, lễ vật cơ bản cần có trong mâm cúng mụ bà bạn nên biết. Và trên cơ sở điều kiện, phong tục, văn hóa vùng miền bạn có sự biến tẩu, chuẩn bị sao cho phù hợp nhất.

Mâm đồ bốc cho bé

Tìm hiểu về nghi thức cúng đầy tháng cho bé

Tiệc đầy tháng là dịp để gia đình báo cáo lên tổ tiên, thể hiện lời cảm ơn đến các mụ bà và cầu mong may mắn, an yên cho đứa trẻ. Và quá trình tổ chức tiệc đầy tháng của trẻ sẽ được diễn ra với quy trình cụ thể như sau:

Xem ngày lành, tháng tốt, lựa chọn giờ hoàng đạo

Bên cạnh việc tính ngày tổ chức cúng mụ bà cho trẻ. Chọn giờ hoàng đạo, hợp mệnh với trẻ là điều rất cần thiết. Giờ làm lễ ảnh hưởng rất nhiều đến may mắn, tốt đẹp cho trẻ. Theo đó, bạn nên chọn những khung giờ hợp mệnh, hợp tuổi của trẻ. Bạn có thể tự mình tìm hiểu trong sách, trên mạng hoặc nhờ đến sự giúp đỡ của thầy phong thủy. Việc chọn ngày giờ rất quan trọng. Chính vì thế, trước khi tổ chức lễ cúng  bà mụ bạn cần phải xem xét, lựa chọn giờ hoàng đạo tốt nhất.

Bày mâm cỗ đẹp mắt, gọn gàng

Sau khi chọn được giờ đẹp làm lễ, bạn cần chuẩn bị đầy đủ lễ vật và bày trí lên mâm. Bạn nên lên cho mình một danh sách với đầy đủ các đồ vật cần chuẩn bị đê tránh rơi vào tình trạng mua thiếu sót. Trong quá trình sắp xếp cỗ cần đảm bảo xếp đẹp, ngay ngắn, và đặt mâm lễ ở vị trí long trọng của ngôi nhà. Đối với mâm cỗ cúng 12 bà mụ bạn cần tuân thủ quy tắc “ Đông bình Tây quả”. Theo đó, hoa ở vị trí hướng Đông và các lễ vật còn lại ở hướng Tây.

>>  Xem ngày tốt cúng khai trương có thật sự cần thiết

Tổ chức lễ cúng

Mọi thứ chuẩn bị sẵn sàng, đến giờ lành gia chủ đứng vào thắp hương và đọc văn khấn để cúng. Bạn cũng có thể nhờ sự hỗ trợ của các bậc thầy chuyên gia phong thủy đứng ra làm lễ. Trong quá trình làm lễ, các thành viên trong nhà bao gồm cả em bé phải xếp hàng và đứng gọn gàng ở phía sau gia chủ. Cần lưu ý, trong suốt buổi lễ cúng 12 bà mụ bạn không nên nói những điều xui xẻo, không hay gây ảnh hưởng cho trẻ. Đây là một trong những điều kiêng kỵ bạn cần tránh trong lễ cúng 12 bà mụ nói riêng và các nghi thức cúng nói chung.

Hóa vàng áo và thụ lộc

Kết thúc lễ cúng mụ bà, chờ hương tàn, bạn cần hóa vàng áo và dọn mâm cỗ, cùng người thân yêu thụ lộc.

Trên đây là quy trình tổ chức lễ cúng mụ bà bạn cần biết và nắm chắc khi làm lễ để tránh các sai sót không đáng tiếc.

Tìm hiểu về sự khác nhau giữa cỗ cúng ở 3 miền

Phong tục văn hóa Việt Nam rất đa dạng, mỗi một dân tộc, địa phương và mỗi vùng sẽ có những nét đặc trưng riêng. Và trong việc chuẩn bị cỗ cúng 12 mụ bà cũng thể hiện rõ điều đó. Hãy cùng khám phá những nét khác biệt trên mâm cúng mụ bà ở 3 miền Bắc Trung Nam.

Về món xôi cúng

Thông thường, người miền Bắc đặc biệt Hà Nội sẽ chọn xôi vò hay xôi xéo trên mâm cỗ cúng. Người miền Nam sẽ chọn xôi gấc và miền Trung có thể là xôi gấc hay xôi đậu xanh.

Về bộ tam sên trong mâm cúng 12 mụ bà

Như đã biết, bộ tam sên gồm có thịt, tôm, trứng. Tuy nhiên, việc chuẩn bị bộ tam sên ở 3 miền cũng có sự khác biệt đáng kể. Người miền Trung và miền Nam sẽ  để sống bộ tam sên vào mâm cỗ cúng. Ngược lại, người miền Bắc phải luộc chín rồi mới cho lên mâm cúng 12 bà mụ.

Bộ tam sên

Lễ mặn

Thông thường trên lễ mặn đều có xôi và gà, vịt. Người miền Bắc và miền Trung đều chọn cúng gà trống trong khi cúng vịt lại là sự lựa chọn của người Nam Bộ.

Ngũ quả trong mâm cúng

Việc chuẩn bị mâm ngũ quả ở mỗi miền cũng khác nhau. Người miền Bắc và Trung ưu tiên chọn ngũ quả dựa vào quy luật ngũ hành phong thủy. Còn với người miền Nam họ thường chọn các loại quả dựa vào quan niệm “cầu sung vừa đủ xoài’.

Chuẩn bị, tổ chức lễ đầy tháng cho bé rất quan trọng, bạn không được xem nhẹ và cần có sự tìm hiểu rõ về nghi lễ này. Với những chia sẻ hữu ích trên đây, tin chắc rằng bạn đã tìm được câu trả lời cúng 12 bà mụ cần những gì rồi phải không.

Thấy Là Thích chuyên cung cấp mâm cúng trọn gói

Từ khóa » Cách Cúng 12 Bà Mụ