Cùng Bản Đồ Phố Cổ Hà Nội Khám Phá Nét Đặc Trưng Tại Đây

Ngắm nhìn Thủ Đô qua bản đồ phố cổ Hà Nội

Mục Lục

  • 1 Ngắm nhìn Thủ Đô qua bản đồ phố cổ Hà Nội
    • 1.1 Xác định đường đi dựa vào bản đồ phố cổ Hà Nội
    • 1.2 Khám phá các phố nghề trên bản đồ phố cổ Hà Nội

Nếu bạn có dịp đặt chân đến Hà Nội thì bớt chút thời gian tham quan và khám phá phố cổ. Tuy đất nước ngày càng phát triển với nhiều công trình đồ sộ nhưng nơi đây luôn giữ được nét độc đáo thời xưa. Bạn sẽ thấy rõ điều này khi đọc hiểu bản đồ phố cổ Hà Nội qua hình ảnh, ngôn ngữ, chú thích thể hiện một cách chính xác.

>> Xem thêm thông tin về bản đồ Hà Nội tại đây:

Bản đồ hành chính Tp Hà Nội khổ lớn

Xác định đường đi dựa vào bản đồ phố cổ Hà Nội

  1. Giao thông đường bộ

Địa bàn Phố Cổ tập trung chủ yếu ở phía Bắc và phía Tây của quận Hoàn Kiếm. Nếu bạn muốn đến đây thì có thể tới Hồ Hoàn Kiếm rồi men theo hè phố đi bộ vào Phố Cổ. Hoặc bạn tới điểm xuất phát khác như Chợ Đồng Xuân hay Ô Quan Chưởng.

ban do pho co ha noi

Cuộc sống đời thực nơi đây rất dân giã với phong cảnh đầy độc đáo đã khơi nguồn cảm hứng đi bộ tham quan của du khách trong và ngoài nước. Nếu bạn không nắm rõ hệ thống đường bộ của khu vực thì nên trang bị bên mình bản đồ phố cổ Hà Nội. Dựa vào thông tin cung cấp trên bản đồ, bạn sẽ dễ dàng xác định hướng di chuyển trên các con phố của đường chính đến các điểm cắt nhau. Đặc biệt, khi được công cụ này hỗ trợ chỉ dẫn thì bạn không lo nhầm đường hay lạc hướng mất thời gian.

  1. Sử dụng xe bus tại các điểm xuất phát

Tại điểm buýt của Bờ Hồ Hoàn Kiếm có các tuyến xe chính 09, 14 và 36. Nên trong nội thành Hà Nội bạn hãy lên những xe này, tiếp theo bạn xuất phát đi thăm Phố Cổ.

Tại Ô Quan Chưởng: bạn lên các xe 03, 11, 14, 22, 18. 34 và 40 tới điểm đỗ 81 Trần Nhật Duật.

Ở Chợ Đồng Xuân: Bạn lên xe bus số 31 tới 22c Hàng Lược thuộc địa phận phố cổ.

Hình thức di chuyển này bạn sẽ tiết kiệm được thời gian và công sức vì chỉ cần lên đúng tuyến là đến được tận nơi. Hiện những điểm bus và lộ trình được trình bày trên bản đồ bằng ký hiệu hình xe buyt kèm con số cụ thể. Vì vậy, chúng ta nên mang theo tấm bản đồ để hỗ trợ khi cần thiết nhé.

ban do khu pho co ha noi

Khám phá các phố nghề trên bản đồ phố cổ Hà Nội

Nét đặc trưng của vẻ đẹp truyền thống vẫn còn hiện rõ trên những con phố. Trải qua bao năm tháng, có những ngành nghề đã biến mất bên cạnh cũng xuất hiện một số tên mới. Nét đặc trưng nổi tiếng của cả khu phố cổ là đa dạng nghề kinh doanh. Thợ thủ công của các làng Thăng Long hội tụ về đây và đảm nhận khu vực theo đúng tay nghề của mình. Cụ thể bao gồm:

– Hàng Bông: Đây là cái tên được nhắc đến theo đoạn phố chính Hàng Bông Đệm vì có nhiều hộ gia đình làm nghề bật bông, bán mền bông và chăn đệm. Để đảm bảo tính thống nhất trong đô thị thì phố nghiêm cấm xe ô tô một chiều hướng từ góc phố Phùng Hưng đi về phố Hàng Gai.

>> Công ty chúng tôi chuyên bán bản đồ Việt Nam các loại. Để mua hàng quý khách có thể xem thêm thông tin tại đây để biết thêm chi tiết: https://bandothegioikholon.com/Ban-Do-Kho-Lon/ban-do-viet-nam-kho-lon/

– Phố Hàng Mã: Dựa vào bản đồ phố cổ Hà Nội chúng ta sẽ xác định được vị trí nằm theo hướng Đông – Tây có độ dài trên 0,3km. Đầu phía Đông là ngã tư giao với Hàng Đường, Hàng Chiếu và Hàng Ngang. Còn đầu phía Tây là ngã ba giao với Phùng Hưng và đường xe lửa. Ngày xưa, được người ta biết đến chuyên buôn bán sản phẩm vàng mã phục vụ việc thờ cúng. Ngày nay, không khí nơi đây trở nên nhộn nhịp vào dịp tết nguyên đán, trung thu khi trưng bày nhiều mặt hàng đồ chơi. Ngoài ra, có không ít điểm kinh doanh đồ trang trí phông màn cho đám cưới bằng các hình được làm bằng giấy màu hoặc bột xốp.

Ban-do-Pho-Co-Ha-Noi

Phố Mã Mây: Được gộp từ 2 phố xưa là phố Hàng Mã và phố Hàng Mây. Bạn sẽ có được cái nhìn tổng quan về con phố này qua đường nét biểu thị trên bản đồ. Vị trí tiếp giáp phố Hàng Buồm, trên bờ sông Nhị. Nơi có nhiều thuyền bè miền ngược chở các mặt hàng lâm sản như mây, tre, nứa,…

Phố Hàng Bạc: Tọa lạc tại phường Hàng Bạc, quận Hoàn Kiếm, Tp Hà Nội với chiều dài khoảng 0,5 km theo hướng Đông – Bắc. Quan sát trên bản đồ Hà Nội, chúng ta sẽ thấy đầu phố phía Tây là ngã tư giáp với các phố Hàng Ngang, Hàng Bồ và Hàng Đào. Và giáp phố Hàng Mắm ở đầu phố phía Đông. Theo kinh nghiệm hành nghề của bậc thợ thủ công truyền thống tạo ra nhiều sản phẩm tinh xảo là đồ trang sức độc đáo.

Phố Hàng Đào: nơi buôn tơ, bán vải vóc với trữ lượng lớn cho thị trường toàn quốc.

Phố Hàng Lược: Gắn với tên gọi thân nơi đây có nhiều chủ thương chuyên kinh doanh buôn bán lược với đa dạng mẫu mã.

Phố Hàng Chai: Đây chính là một đoạn ngõ nhỏ nối phố Hàng Rươi và Hàng Có. Phần lớn cư thu nhập thấp tập trung về đây kiếm sống với nghề thu lượm đồ phế liệu hoặc đồ bỏ đi.

ban do pho co tp ha noi

Phố Hàng Gà: Sở hữu chiều dài 228m từ phố Hàng Mã đến Bát Đàn. Vốn dĩ, đây là nơi tập trung các cửa hàng bán đồ gia cầm như ngỗng, bồ câu, gà tây,…

Phố Hàng Chĩnh: Từ thập niên 1990 đến nay, quang cảnh toàn phố trở nên khang trang và sầm uất khi xuất hiện nhiều mặt hàng kinh doanh ăn uống. Nhà ở của người dân vẫn giữ được nét cổ kính ngày xưa nên mang đến vẻ yên tĩnh trong lòng phố cổ Hà Nội.

Phố Hàng Đồng và phố Bát Sứ: Nhắc đến cái tên này người ta sẽ nghĩ đến nguồn gốc buôn bán đồ đồng như mâm, nồi, lọ hoa,…

Thực tế vì trong khu vực phố cổ có nhiều phố nghề nổi tiếng. Để người đọc dễ dàng phân biệt và xác định vị trí thì trên bản đồ phố cổ Hà Nội được tác giả đánh dấu bằng đường ranh giới cụ thể. Ngoài ra, tên tuổi được nêu đầy đủ và viết dạng in hoa.

Nguồn bài viết: https://bandothegioikholon.com/cung-ban-do-pho-co-ha-noi-kham-pha-net-dac-trung-tai-day/

  • Facebook
  • Twitter
  • Google +
  • Linkedin
  • Pinterest

Từ khóa » Bản đồ Du Lịch Phố Cổ Hà Nội