Cung Cấp Dinh Dưỡng Cho ếch - Tạp Chí Thủy Sản

Thành phần dinh dưỡng

Theo các chuyên gia dinh dưỡng thủy sản, nuôi ếch thương phẩm rất cần chú trọng đến đầu tư thức ăn, bởi đây là khâu có tính quyết định hiệu quả kinh tế sau này. Do đó, nông dân cần tận dụng những thức ăn sẵn có tại nhà với giá rẻ, hay thức ăn tự chế biến từ bột cá, cám xay, các loại ngũ cốc, giun quế… bảo đảm lượng đạm từ 25 – 28%. Làm được điều đó, giá thành ếch thương phẩm sẽ giảm và lợi nhuận tăng lên.

Đối với nuôi ếch công nghiệp, lượng cho ăn điều chỉnh hàng ngày tùy theo sức ăn của ếch. Có thể cho ăn theo bảng sau:

– Ếch 3 – 30 g:  7 – 10% trọng lượng thân

– Ếch 30 – 150 g: 5 – 7% trọng lượng thân

– Ếch trên 150 g: 3 – 5% trọng lượng thân

Số lần cho ăn: Ếch (3 – 100 g): Cho ăn 3 – 4 lần/ngày. Chiều tối và ban đêm cho ăn nhiều hơn; Ếch trên 100 g cho ăn còn 2 – 3 lần/ngày.

Ếch ăn mạnh vào chiều tối và ban đêm hơn ban ngày (lượng thức ăn vào chiều tối và ban đêm gấp 2 – 3 lượng thức ăn ban ngày). Định kỳ bổ sung Vitamin C và men tiêu hóa để giúp ếch tăng cường sức khỏe và tiêu hoá tốt thức ăn.

Nguồn thức ăn

Ếch sử dụng một số loài thức ăn tận dụng nguồn thức ăn sẵn có như: Giun, tép, ốc tôm, cá con, cua, châu chấu, cào cào…, ếch còn ăn các loại cám gạo, bột ngô, bột ngũ cốc trộn với cá, tôm, tép, lươn, chạch…

Thức ăn viên: Tại Việt Nam chưa có thức ăn chuyên cho ếch. Có thể sử dụng thức viên nổi cho cá da trơn hay cá rô phi của các công ty như: Proconco, Cargill, Blue Star, Uni-President, C.P, Lái Thiêu… Thức ăn viên nổi có kích cỡ và hàm lượng đạm (protein) thay đổi theo kích cỡ hay tuổi của ếch nuôi. Hàm lượng protein trong thức ăn dao động từ 22 – 35% (37%).

– Giai đoạn 3 ngày tuổi (Thức ăn tự nhiên, tươi sống và 35, 37% đạm)

– Giai đoạn 15 ngày tuổi (Thức ăn có 35% đạm)

– Giai đoạn 45 ngày tuổi (Thức ăn có 30% đạm)

– Giai đoạn 90 ngày tuổi (Thức ăn có 25% đạm)

– Giai đoạn nuôi thương phẩm (Thức ăn có 22% đạm).

Thiếu dinh dưỡng ở ếch nuôi

Một loạt các điểm nhân giống đã chỉ ra rằng việc thiếu hụt hoặc dư thừa dinh dưỡng ở ếch sẽ gây ra một số bệnh ở ếch nuôi. Sự thiếu hụt vitamin (đặc biệt là Vitamin B1, cùng với các Vitamin B khác) dẫn đến sự bất thường về thần kinh và cơ xương.

Thiếu Vitamin A: Tiêu biểu cho triệu chứng thiếu dinh dưỡng ở ếch là thiếu hụt Vitamin A. Lần đầu tiên được mô tả là “triệu chứng lưỡi ngắn” (STS). Nếu ếch bị thiếu Vitamin A sẽ có thể suy giảm khả năng sinh sản. Tỷ lệ sống sót của nòng nọc thấp và rối loạn chức năng của hệ thống miễn dịch. Không có tiêu chuẩn hay nhiều biểu hiện rõ ràng nào để chuẩn đoán thiếu Vitamin A ở các loài lưỡng cư. Thông thường cần phải thí nghiệm để chuẩn đoán nồng độ Vitamin A của gan hoặc huyết thanh. Nếu nghi ngờ hoặc xác nhận ếch bị thiếu hụt Vitamin A. Tiến hành hòa tan Vitamin A palmitate trong nước (Aquasol A, Mayne Pharma, Paramus) rồi đưa vào cơ thể ếch thông qua đường uống hoặc bôi ngoài da.

Bệnh chuyển hóa xương: Bệnh chuyển hóa xương có các biểu hiện lâm sàng như còi xương, chứng tetany, xương khoáng hóa kém, xương nứt gãy. Đây là một vấn đề ảnh hưởng tương đối nghiêm trọng trong quần thể lưỡng cư. Sự biến dạng do chuyển hóa xương đặc biệt rất phổ biến ở ếch chưa thành niên. Trong nhiều trường hợp, nguyên nhân gây chuyển hóa xương là do thiếu canxi trong khẩu phần ăn. Nhưng trong một số trường hợp khác có thể là do không được tiếp xúc với tia UVB; hoặc bức xạ UVB và nhiệt độ không thích hợp không đáp ứng được nhu cầu về Vitamin D.

Khuyến nghị về dinh dưỡng

Về dinh dưỡng, các chuyên gia về lưỡng cư khuyến nghị nên cung cấp chế độ dinh dưỡng ở ếch tương tự như chó và mèo, cá, gia cầm cùng với chuột. Không giống như các loài khác, những loài động vật lưỡng cư như ếch thường ăn các loại côn trùng hoang dã và động vật không xương sống.

Hàm lượng dinh dưỡng chính của ếch đến từ côn trùng: Dựa trên những dữ liệu, nhìn chung, các loại côn trùng thường có một số nguồn dinh dưỡng cao, gồm protein, axit amin, hầu hết các Vitamin B cùng khoáng chất (trừ canxi). Mà chế độ ăn đảm bảo nhất cho ếch phải có canxi, Vitamin A-D-E và thiamin. Nhưng rất ít côn trùng cung cấp được canxi, cho nên thông thường phải rắc bột canxi vào khẩu phần ăn cho ếch. Các loại chất dinh dưỡng khác cũng có thể bổ sung bằng cách rắc bột; nhưng phải làm sao cho lượng bột này bám dính vào côn trùng.

Lưu ý trong việc cân bằng nước:Yếu tố cân bằng nước rất quan trọng đối với việc trao đổi chất ở ếch. Nhìn chung, da của ếch có tuyến và mạch máu cao. Nhưng có lớp sừng thấp khiến dinh dưỡng thấm vào nước, và nhiều hợp chất hòa tan trong chất béo. Nhiều bằng chứng quan sát chỉ ra rằng, hầu hết ếch không uống nước ngay cả khi có sẵn. Sự hấp thụ nước xảy ra chủ yếu từ việc hấp thụ qua da cùng với nước có sẵn trong khẩu phần ăn. Cho nên, chúng rất dễ bị mất nước khi độ ẩm thấp và nhiệt độ cao.

Phương Đông

Từ khóa » Thức ăn Nuôi ếch