Cung Cầu Và Yếu Tố ảnh Hưởng Hệ Số Co Giãn - Tài Liệu Text - 123doc
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ >>
- Tài Chính - Ngân Hàng >>
- Tài chính doanh nghiệp
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (680.39 KB, 43 trang )
CUNG CẦU HÀNG HÓA VÀ GIÁ CẢTHỊ TRƯỜNGI.THỊ TRƯỜNGII. CẦU1. KHÁI NIỆM CẦU VÀ SỐ CẦU2. KHÁI NIỆM CẦU VÀ SỐ CẦU3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CẦU ĐỐI VỚI HÀNG HÓAIII. CUNG1.KHÁI NIỆM CUNG VÀ SỐ CUNG2.HÀM SỐ CUNG VÀ ĐƯỜNG CUNG3.CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CUNGIV.TRẠNG THÁI CÂN BẰNG CỦA THỊ TRƯỜNGV. SỰ VẬN ĐỘNG CỦA GIÁ CẢ CÂN BẰNG VÀ SỐ LƯỢNG CÂN BẰNGVI. SỰ CO GIÃN CỦA CẦU VÀ CUNG1.2.3.4.HỆ SỐ CO GIÃN CỦA CẦUHỆ SỐ CO GIÃN CHÉO CỦA CẦUHỆ SỐ CO GIÃN CỦA CẦU THEO THU NHẬPHỆ SỐ CO GIÃN CỦA CUNG THEO GIÁVII. MỘT SỐ ỨNG DỤNG CỦA LÝ THUYẾT CUNG CẦU1.2.3.4.SẢN XUẤT RA CÁI GÌ, NHƯ THẾ NÀO VÀ CHO AI?HỆ SỐ CO GIÃN CHÉO CỦA CẦUCHÍNH SÁCH HẠN CHẾ CUNGQUY ĐỊNH GIÁ CẢ BẰNG LUẬT PHÁPCÂU HỎI THẢO LUẬNBÀI TẬPChương 2CUNG CẦU HÀNG HÓA VÀ GIÁ CẢ THỊTRƯỜNGNhư đã đề cập trong chương trước, ba vấn đề cơ bản mà kinh tế học nghiên cứulà sản xuất ra sản phẩm gì với số lượng bao nhiêu, sản xuất như thế nào, và sản xuấtcho ai (hay phân phối như thế nào). Trong một nền kinh tế thị trường, các vấn đề nàythường được giải quyết dựa trên nền tảng thị trường. Thị trường là cầu nối giữa ngườisản xuất và tiêu dùng vì thông qua thị trường hàng hóa và dịch vụ được trao đổi.I.THỊ TRƯỜNGTOPTrong phần này, chúng tôi giới thiệu một định nghĩa hẹp về thị trường. Thị trường làtập hợp các thỏa thuận thông qua đó người bán và người mua tiếp cận nhau để muabán hàng hóa và dịch vụ.Theo định nghĩa này, thị trường không phải là một địa điểm cụ thể và bị giới hạn trongmột không gian cụ thể mà chính là những thỏa thuận giữa người mua và người bán.Nơi nào có sự thỏa thuận giữa người mua và người bán để mua bán hàng hóa, dịch vụthì nơi đó có là thị trường. Do đó, thị trường có thể là một quán cà phê, một chợ, mộtcuộc ký kết hợp đồng mua bán, v.v.Tại một số thị trường, người mua và người bán gặp gỡ trực tiếp với nhau nhưchợ trái cây, tiệm ăn, v.v. Một số thị trường lại được vận hành thông qua các trunggian hay người môi giới như thị trường chứng khoán; những người môi giới ở thịtrường chứng khoán giao dịch thay cho các thân chủ của mình. Ở những thị trườngthông thường, người bán và người mua có thể thỏa thuận về giá cả và số lượng. Thídụ, tại chợ Cần Thơ người mua và người bán có thể trực tiếp thương lượng giá.Như vậy, thị trường rất đa dạng và xuất hiện ở bất cứ nơi nào có sự trao đổimua bán. Hình thức của thị trường khác nhau nhưng các thị trường có cùng một chứcnăng kinh tế: thị trường xác lập mức giá và số lượng hàng hóa hay dịch vụ mà tại đóngười mua muốn mua và người bán muốn bán. Giá cả và số lượng hàng hóa hay dịchvụ được mua bán trên thị trường thường song hành với nhau. Ứng với một mức giánhất định, một số lượng hàng hoá nhất định sẽ được mua bán. Vì thế, thị trường sẽgiúp giải quyết các vấn đề kinh tế cơ bản nêu trên của kinh tế học.Để hiểu rõ hơn cơ chế vận hành của thị trường, ta sẽ tìm hiểu hành vi của ngườimua (biểu hiện qua cầu) và người bán (biểu hiện qua cung) trên thị trường.II. CẦUII.1.KHÁI NIỆM CẦU VÀ SỐ CẦUTOPCầu (của người mua) đối với một loại hàng hóa nào đó là số lượng của loạihàng hóa đó mà người mua muốn mua tại mỗi mức giá chấp nhận được trong một thờigian nhất định nào đó tại một địa điểm nhất định.Khái niệm nêu trên cho thấy cầu không phải là một số lượng cụ thể mà là một sự môtả toàn diện về số lượng hàng hóa mà người mua muốn mua ở mỗi mức giá cụ thể. Sốlượng của một loại hàng hóa nào đó mà người mua muốn mua ứng với một mức giánhất định được gọi là lượng cầu của hàng hóa đó tại mức giá đó. Như thế, lượng cầuchỉ có ý nghĩa khi gắn với một mức giá cụ thể.Thí dụ: Cầu đối với áo quần được trình bày trong bảng 2.1.[1] Chúng ta nhận thấy mộtđặc điểm của hành vi của người tiêu dùng là: khi giá càng cao, lượng cầu của ngườitiêu dùng giảm đi. Chẳng hạn, ở mức giá là không, người mua được cho không áoquần. Vì thế, lượng cầu ở mức giá này sẽ rất cao và có thể không thống kê được. Khigiá tăng lên 40.000 đồng/bộ, một số người tiêu dùng không còn khả năng thanh toánhay người tiêu dùng mua ít đi do cảm thấy giá đắt hơn nên từ bỏ ý định mua. Do vậy,lượng cầu lúc này giảm xuống còn 160.000 bộ/tuần. Tương tự, khi giá càng cao, sốlượng hàng hóa mà người mua muốn mua tiếp tục giảm. Nếu giá là 200.000 đồng/bộ,người mua có lẽ không chấp nhận mức giá này nên không mua một hàng hóa nào haylượng cầu lúc này bằng không.Bảng 2.1. Cầu và cung đối với áo quầnGiá (1.000 đồng/ bộ)04080120160200Cầu (1.000 bộ/ tuần)16012080400Cung (1.000 bộ/ tuần)004080120160I. 2. HÀM SỐ CẦU VÀ ĐƯỜNG CẦUTOPTừ thí dụ trên ta thấy rằng cầu của người tiêu dùng đối với một loại hàng hóa nào đóphụ thuộc vào giá của mặt hàng đó, nếu như các yếu tố khác là không đổi.[1] Khi giátăng thì số cầu giảm đi và ngược lại. Vì vậy, với giả định là các yếu tố khác là khôngđổi, ta có thể biểu diễn số cầu đối với một hàng hóa nào đó như là một hàm số của giácủa chính hàng hóa đó như sau:QD = f(P)(2.1)Hàm số biểu diễn mối quan hệ giữa số cầu của một mặt hàng và giá của nó, nhưhàm số (2.1), được gọi là hàm số cầu.[2] Để tiện lợi cho việc lý giải các vấn đề cơbản của kinh tế học vi mô, người ta thường dùng hàm số bậc nhất (hay còn gọi là hàmsố tuyến tính) để biểu diễn hàm số cầu. Vì vậy, hàm số cầu thường có dạng:hay(2.2)Trong đó: QD là số lượng cầu (hay còn gọi là số cầu); P là giá cả và a, b,vàlà các hằng số.Vì lượng cầu và giá có mối quan hệ nghịch biến với nhau nên hệ số b có giá trịkhông dương (b ≤ 0); tương tự,. Với dạng hàm số như (2.2), đồ thị của hàm sốcầu (hay còn gọi là đường cầu) có thể được vẽ như một đường thẳng (Hình 2.1).Các điểm nằm trên đường cầu sẽ cho biết lượng cầu của người mua ở các mức giá nhất định. Thídụ, điểm A nằm trên đường cầu D trong hình 2.1 cho biết số cầu ở mức giá 120.000 đồng/bộ là80.000 bộ. Khi giá tăng từ 120.000 đồng/bộ đến 160.000 đồng/bộ, số cầu giảm xuống còn 40.000bộ (điểm B).Do giá tăng từ 120.000 đồng/bộ đến 160.000 đồng/bộ, điểm A di chuyển đếnđiểm B trên đường cầu D. Sự di chuyển này gọi là sự di chuyển dọc theo đườngcầu. Sự di chuyển này bắt nguồn từ sự thay đổi của giá của chính hàng hóa đó.Khi xem xét hình dạng của đường cầu, ta cần lưu ý các điểm sau:· Đường cầu thường có hướng dốc xuống từ trái sang phải vì khi giá cả tăng lên sốcầu giảm đi.· Đường cầu không nhất thiết là một đường thẳng. Trong hình 2.1, ta vẽ đường cầucó dạng đường thẳng, điều này chỉ nhằm làm đơn giản hóa việc khảo sát của chúngta về cầu. Trong nhiều trường hợp, đường cầu có thể có dạng đường cong.II. 3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CẦU ĐỐI VỚI HÀNG HÓATOPTrong các phần trước, khi nghiên cứu đường cầu của một loại hàng hóa chúng tagiả định là các yếu tố khác với giá của hàng hóa đó là không đổi. Bây giờ, chúng ta sẽlần lượt xem xét sự ảnh hưởng của các yếu tố khác với giá đến số cầu đối với hànghóa. Nhận xét tổng quát là: các yếu tố khác với giá thay đổi có thể làm dịch chuyểnđường cầu. Cũng cần lưu ý rằng chúng ta chỉ có thể nghiên cứu ảnh hưởng của từngyếu tố một đến cầu, mà không xem xét ảnh hưởng tổng hợp của các yếu tố như mộttổng thể. Điều này có nghĩa là khi nghiên cứu ảnh hưởng của một yếu tố này thì ta giảđịnh các yếu tố khác không đổi. Có như thế ta mới nhận thấy rõ tác động của yếu tốmà ta cần xem xét. Phương pháp nghiên cứu như vậy gọi là phương pháp phân tích sosánh tĩnh. Sự ảnh hưởng của các yếu tố khác với giá đến cầu đối với hàng hóa đượcmô tả như dưới đây.II.3.1. Thu nhập của người tiêu dùngKhi thu nhập tăng, cầu đối với hầu hết các hàng hóa đều gia tăng vì với thu nhập caohơn người tiêu dùng thường có xu hướng mua hàng hóa nhiều hơn. Tuy nhiên, cũngcó những ngoại lệ, tùy thuộc vào tính chất của hàng hóa, như được trình bày dưới đây.Cầu đối với loại hàng hóa thông thường sẽ tăng khi thu nhập của người tiêudùng tăng. Thí dụ, người tiêu dùng sẽ mua quần áo, sẽ mua ti-vi màu, sử dụng cácdịch vụ giải trí, v.v. nhiều hơn khi thu nhập của họ tăng lên. Những hàng hóa này lànhững hàng hóa thông thường. Ngược lại, cầu đối với hàng hóa thứ cấp (hay còn gọilà cấp thấp) sẽ giảm khi thu nhập của người tiêu dùng tăng. Hàng cấp thấp thường lànhững mặt hàng rẻ tiền, chất lượng kém như ti-vi trắng đen, xe đạp, v.v. mà mọi ngườisẽ không thích mua khi thu nhập của họ cao hơn.Nói chung, khi thu nhập thay đổi, người tiêu dùng sẽ thay đổi nhu cầu đối vớicác loại hàng hóa. Điều này sẽ tạo nên sự dịch chuyển của đường cầu. Hình 2.2 trìnhbày sự dịch chuyển của đường cầu do ảnh hưởng của thu nhập có tính đến tính chấtcủa hàng hóa. Đường cầu đối với hàng hóa thông thường sẽ dịch chuyển về phía phảikhi thu nhập của người tiêu dùng tăng lên; ngược lại, đường cầu đối với hàng hóa cấpthấp sẽ dịch chuyển về phía trái khi khi thu nhập của người tiêu dùng tang lên.Một loại hàng hóa có thể vừa là hàng hóa thông thường và vừa là hàng hóa cấpthấp. Chẳng hạn, người tiêu dùng sẽ mua quần áo nhiều hơn ứng với một mức giánhất định khi thu nhập tăng. Người tiêu dùng có lẽ sẽ chi tiền nhiều hơn cho các loạiquần áo thời trang, cao cấp, đẹp nhưng sẽ chi ít hơn cho các loại quần áo rẻ tiền, kémchất lượng. Như vậy, quần áo có thể vừa là hàng hoá bình thường và vừa là hàng hoácấp thấp.Cùng với sự gia tăng của thu nhập của người tiêu dùng theo thời gian, mộthàng hóa, dịch vụ là hàng bình thường hôm nay có thể trở thành một hàng thứ cấptrong tương lai. Thí dụ, ở Việt Nam, xe đạp là hàng hóa bình thường vào đầu nhữngnăm 1990 nhưng lại là hàng thứ cấp vào cuối những năm 1990 do thu nhập của ngườitiêu dùng vào cuối những năm 1990 cao hơn thu nhập vào đầu những năm 1990.Bảng 2.2 cho thấy mối liên hệ giữa thu nhập và số lượng tiêu thụ của một số loại hàngtiêu dùng tính bình quân trên một hộ gia đình của nước ta trong giai đoạn 1997-1998.Trong các mặt hàng lương thực - thực phẩm, gạo và muối có thể được xem như làhàng cấp thấp vì các hộ gia đình có thu nhập càng cao có xu hướng tiêu dùng gạo vàmuối càng ít đi. Đó là do khi thu nhập tăng lên, tâm lý tiêu dùng của người dân có thểthay đổi. Khi thu nhập tăng lên, người tiêu dùng nghĩ đến việc thưởng thức bữa ănngon hơn là ăn cho no.Bảng 2.2. Khối lượng tiêu dùng một số hàng lương thực thực phẩmphân theo nhóm chi tiêuNhóm chi tiêuThu nhập (1000 đồng)1123921904324504344058646Hàng hóaGạo các loại (kg)Muối (kg)Thịt các loại (kg)Trứng (quả)Thủy hải sản (kg)Sữa, sản phẩm sữa (kg)Nước giải khát (lít)Bia, rượu (lít)11,480,320,490,730,660,000,010,3213,370,330,811,520,960,010,040,3713,620,311,031,951,220,050,050,40Nguồn: Điều tra mức sống dân cư Việt Nam 1997 - 1998.13,220,311,442,941,410,030,120,5110,940,252,064,601,430,170,280,66Khác với gạo và muối, các loại thực phẩm như thịt, trứng, sữa, thủy hải sản, rượu vàbia đều được tiêu dùng nhiều hơn khi thu nhập của người tiêu dùng tăng lên. Các loạihàng hóa này có thể được xem là hàng hóa bình thường. Đặc biệt, số lượng tiêu dùngcủa các mặt hàng trứng, sữa và nước giải khát tăng rất cao ở nhóm chi tiêu 5 so vớinhóm 4.Bây giờ, chúng ta hãy xem xét sự thay đổi của cơ cấu tiêu dùng đối với cácmặt hàng lương thực - thực phẩm khi thu nhập của người tiêu dùng tăng lên theo cácnhóm chi tiêu để nghiên cứu sự thay đổi của cầu trong tương lai.Bảng 2.3. Cơ cấu chi tiêu một số mặt hàng phân theo nhóm chi tiêuĐơn vị tính: %Loại hàng hóaLương thực, thực phẩmĂn uống ngoài gia đìnhMay mặcỞY tếGiao thông, bưu điệnGiáo dụcVăn hóa thể thao và giải trí161,650,705,794,004,640,483,220,08255,811,865,714,625,210,653,950,10Nhóm chi tiêu[1]351,072,745,385,295,450,774,520,17443,984,484,766,445,710,945,530,37528,757,633,349,815,011,808,281,12Nguồn: Điều tra mức sống dân cư Việt Nam 1997 - 1998.Từ bảng 2.3, ta có thể thấy rằng các mặt hàng lương thực - thực phẩm và maymặc là những mặt hàng cấp thấp vì tỷ trọng chi tiêu cho chúng giảm dần khi mức sốngcủa người dân tăng lên. Dịch vụ y tế đối với những người có mức chi tiêu thấp có thểlà loại hàng bình thường vì khi thu nhập tăng lên thì chi tiêu cho dịch vụ y tế có xuhướng tăng lên; khi nhóm chi tiêu tăng đần tứ 1 đến 4, tỷ trọng chi tiêu cho hàng hóanày tăng dần. Tuy nhiên, đối với nhóm người thứ 5, những người có mức chi tiêu caonhất, tỷ trọng chi tiêu cho hàng hóa này lại giảm đi. Dịch vụ y tế có thể lại trở thànhhàng thứ cấp. Giao thông, bưu điện, giáo dục và giải trí là những hàng hóa bìnhthường và có phần xa xỉ. Những người thuộc các nhóm có thu nhập thấp chi rất ít chonhững hàng hóa này. Mức chi tiêu cho chúng sẽ gia tăng khi thu nhập tăng. Nhữngngười thuộc nhóm thứ 5 có mức chi tiêu cho hoạt giải trí rất cao so với nhóm 4. Điềunày chứng tỏ người dân sẽ chú trọng nhiều hơn đến vui chơi giả trí khi mức sống đượcnâng cao.Việc nghiên cứu sự thay đổi của nhu cầu khi thu nhập của người tiêu dùngthay đổi có ý nghĩa trong việc hoạch định kế hoạch sản xuất và phân bổ tài nguyêncủa một nền kinh tế. Tập quán tiêu dùng sẽ thay đổi khi thu nhập thay đổi. Do vậy, cơcấu hàng hóa sản xuất ra cũng phải thay đổi theo để phù hợp với nhu cầu mới. Có nhưvậy, sự phân bổ tài nguyên trong xã hội mới có hiệu quả và tránh được lãng phí.II.3.2. Giá cả của hàng hóa có liên quanChúng ta có thể dễ dàng thấy rằng giá xe gắn máy hay giá xăng tăng lên có thể làmtăng nhu cầu sử dụng xe buýt tại mỗi mức giá nhất định, nếu giá vé xe buýt không đổi.Các nhà kinh tế cho rằng xe gắn máy là những phương tiện thay thế cho xe buýt. Nóichung, nhu cầu đối với một loại hàng hóa nào đó chịu ảnh hưởng bởi giá cả của hànghóa có liên quan. Có hai loại hàng hóa có liên quan mà các nhà kinh tế thường đề cậpđến là: hàng hóa thay thế và hàng hóa bổ sung.Hàng hóa thay thế. Hàng hóa thay thế là những loại hàng hóa cùng thỏa mãnmột nhu cầu (nhưng có thể mức độ thỏa mãn là khác nhau). Thông thường, hàng hóathay thế là những loại hàng hóa cùng công dụng và cùng chức năng nên người tiêudùng có thể chuyển từ mặt hàng này sang mặt hàng khác khi giá của các mặt hàng nàythay đổi. Thí dụ, người tiêu dùng có thể thay thế thịt bằng cá khi giá thịt tăng lên vàgiá cá không đổi; khách du lịch có thể lựa chọn giữa Vũng Tàu, Đà Lạt hay NhaTrang. Quan sát trên cho phép ta đưa ra nhận xét quan trọng sau: cầu đối với một loạihàng hóa nào đó sẽ giảm (tăng) đi khi giá của (các) mặt hàng hóa thay thế của nógiảm (tăng), nếu các yếu tố khác là không đổi.Hàng hóa bổ sung. Hàng hóa bổ sung là những hàng hóa được sử dụng songhành với nhau để bổ sung cho nhau nhằm thỏa mãn một nhu cầu nhất định nào đó.Trong thực tế có rất nhiều hàng hóa bổ sung. Thí dụ, xăng là hàng hóa bổ sung cho xegắn máy vì chúng ta không thể sử dụng xe gắn máy mà không có xăng.[1] Giá xăngtăng có thể dẫn đến lượng cầu đối với xe gắn máy giảm xuống. Gas và bếp gas, máyhát CD và đĩa CD là những hàng hóa bổ sung cho nhau. Từ những thí dụ trên, ta cũngcó thể dưa ra một nhận xét quan trọng sau: cầu đối với một loại hàng hóa nào đó sẽgiảm (tăng) khi giá của (các) hàng hóa bổ sung của nó tăng (giảm), nếu các yếu tốkhác không đổi.II.3.3. Giá cả của chính loại hàng hóa đó trong tương laiCầu đối với một hàng hóa, dịch vụ còn có thể phụ thuộc vào sự dự đoán của ngườitiêu dùng về giá của hàng hóa, dịch vụ đó trong tương lai. Việc người dân đổ xô muađất đai trong thời gian gần đây là do họ dự đoán giá đất đai sẽ gia tăng trong thời giantới khi nhu cầu về đất để sinh sống và đô thị hóa gia tăng. Thông thường, người tiêudùng sẽ mua nhiều hàng hóa, dịch vụ hơn khi họ dự đoán giá trong tương lai củahàng hóa, dịch vụ đó tăng và ngược lại.II.3.4. Thị hiếu của người tiêu dùngTrong các phần trước, có một một yếu tố nữa được giữ cố định khi phân tích đườngcầu. Đó là thị hiếu hay sở thích của người tiêu dùng. Sở thích của người tiêu dùng cóthể chịu ảnh hưởng của phong tục, tập quán, môi trường văn hóa - xã hội, thói quentiêu dùng, v.v. của người tiêu dùng. Khi những yếu tố này thay đổi, nhu cầu đối vớimột số loại hàng hóa cũng đổi theo. Thí dụ, khi phim Hàn Quốc được trình chiếu phổbiến ở nước ta, thị hiếu về nhuộm tóc và quần áo thời trang Hàn Quốc trong thanhniên gia tăng. Điều này dẫn đến nhu cầu đối với thời trang Hàn Quốc cũng gia tăng.II.3.5. Quy mô thị trườngSố người tiêu dùng trên thị trường đối với một hàng hóa, dịch vụ cụ thể nào đó có ảnhhưởng quan trọng đến cầu đối với hàng hóa, dịch vụ đó. Có những mặt hàng được tiêudùng bởi hầu hết người dân như nước giải khát, bột giặt, lúa gạo, v.v. Vì vậy, số lượngngười mua trên thị trường những mặt hàng này rất lớn nên cầu đối với những mặthàng này rất lớn. Ngược lại, có những mặt hàng chỉ phục vụ cho một số ít khách hàngnhư rượu ngoại, nữ trang cao cấp, kính cận thị, v.v. Do số lượng người tiêu dùng đốivới những mặt hàng này tương đối ít nên cầu đối với những mặt hàng này cũng thấp.Dân số nơi tồn tại của thị trường là yếu tố quan trọng quyết định quy mô thị trường.Cùng với sự gia tăng dân số, cầu đối với hầu hết các loại hàng hóa đều có thể gia tăng.II.3.6. Các yếu tố khácSự thay đổi của cầu đối với hàng hóa, dịch vụ còn phụ thuộc vào một số yếu tố khác.Đó có thể là các yếu tố thuộc về tự nhiên như thời tiết, khí hậu hay những yếu tố màchúng ta không thể dự đoán trước được. Thí dụ, cầu đối với dịch vụ đi lại bằng máybay đột ngột suy giảm sau khi xảy ra sự kiện ngày 11 tháng 9 năm 2001 tại New York(Mỹ) hay cầu về thịt bò giảm mạnh khi xảy ra dịch bệnh “bò điên” ở Anh và các nướcchâu Âu khác.Nói chung, đường cầu đối với một loại hàng hóa, dịch vụ nào đó sẽ dịchchuyển khi các yếu tố khác với giá ảnh hưởng đến cầu đối với loại hàng hóa, dịch vụđó thay đổi. Số cầu của người tiêu dùng tại mỗi mức giá sẽ thay đổi khi các yếu tố nàythay đổi.III.CUNGTOPTrong phần lý thuyết về cung này, tác giả chỉ trình bày lý thuyết tổng quát về hànhvi của người bán, nhà sản xuất trong cơ cấu thị trường phổ biến nhất là các loại thịtrường cạnh tranh. Tuy nhiên, hành vi của những người bán hay nhà sản xuất sẽ có thểthay đổi khi họ hoạt động trong những cơ cấu thị trường có tính độc quyền. Quyếtđịnh về sản lượng và giá cả của các nhà sản xuất, người bán trong những cơ cấu thịtrường khác nhau sẽ được trình bày chi tiết trong Phần III (các chương 5 và 6) củaquyển sách này.III.1.KHÁI NIỆM CUNG VÀ SỐ CUNGTOPCung của một loại hàng hóa nào đó chính là số lượng của loại hàng hóa đó màngười bán muốn bán ra thị trường trong một khoảng thời gian nhất định ứng với mỗimức giá tại một địa điểm nhất định nào đó.Tương tự với cầu và số cầu, ta cũng có khái niệm cung và số cung. Cột thứ 3 trong bảng 2.1mô tả số cung của quần áo trên thị trường tại mỗi mức giá. Từ bảng này ta có thể thấyrằng, người bán càng muốn bán nhiều hơn ở những mức giá cao hơn. Tại mức giá bằng không,sẽ không có ai sản xuất và bán loại hàng hóa này vì không ai sản xuất ra để chẳng thulợi được gì cả. Thậm chí, tại mức giá 40.000 đồng/bộ vẫn chưa có ai bán ra. Tạimức giá này có thể chưa có nhà sản xuất nào có thể thu được lợi nhuận hay họ có thểbị lỗ nên lượng cung vẫn bằng không. Khi giá là 80.000 đồng/bộ, có thể một số nhàsản xuất đã bắt đầu thu được lợi nhuận nên sẵn sàng bán ra thị trường một lượng là40.000 bộ/tuần. Tại những mức giá cao hơn, khả năng thu được lợi nhuận từ việc cungứng quần áo sẽ cao hơn nên các nhà sản xuất sẽ muốn bán ra nhiều hơn. Bên cạnh đó,giá cao cũng có thể là động lực để các nhà sản xuất khác gia nhập vào ngành làm sốlượng doanh nghiệp trong ngành tăng lên, dẫn đến lượng cung cũng tăng lên. Vậy, giácàng cao lượng cung sẽ càng lớn và ngược lại giá càng thấp lượng cung sẽ cànggiảm. Quy luật phổ biến này sẽ được chứng minh ở Chương 4.III. 2. HÀM SỐ CUNG VÀ ĐƯỜNG CUNGTOPRõ ràng, số lượng cung của một hàng hóa, dịch vụ nào đó phụ thuộc vào giá củahàng hóa dịch vụ đó. Số cung của một hàng hóa, dịch vụ nào đó cũng phụ thuộc vàomột số các nhân tố khác. Giả sử ta xem các nhân tố này là không đổi thì số cung cũnglà một hàm số của giá, nhưng khác với cầu số cung đồng biến với giá. Ta có thể thiếtlập được hàm số cung như sau:.(2.3)QS được gọi là hàm số cung. Giống như đối với trường hợp cầu, các nhà kinhtế học thường dùng hàm số tuyến tính để biểu diễn hàm số cung nên hàm số cungthường có dạng:hay.(2.4)Trong đó: QS = lượng cung; P = giá; a, b,vàlà các hằng số dương.Đường cung cũng có thể được vẽ là một đường thẳng nhưng có độ dốc đi lên. Nhưvậy, độ dốc của đường biểu diễn cung và cầu ngược chiều nhau.Các điểm nằm trên đường cung biểu diễn số cung của người bán ở các mức giánhất định. Thí dụ, điểm A nằm trên đường cung S cho biết lượng cung của quần áo ởmức giá 120.000 đồng/bộ là 80.000 bộ/tuần. Khi giá tăng từ 120.000 đồng/bộ lên160.000 đồng/bộ, lượng cung tăng lên thành 120.000 bộ/tuần. Điều này được biểudiễn bởi điểm B trên đường cung. Đó là sự di chuyển dọc theo đường cung. Sự dichuyển này xảy ra khi giá của quần áo thay đổi.Khi xem xét hình dạng của đường cung, ta cần lưu ý các điểm sau:· Đường cung thường có hướng dốc lên từ trái sang phải; và·Đường cung không nhất thiết là một đường thẳng.III.3.CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CUNGTOPNhư chúng ta đã biết, cung của một loại hàng hóa, dịch vụ nào đó phụ thuộc vàogiá cả của chính hàng hóa, dịch vụ đó. Ngoài ra, cung còn phụ thuộc vào một số yếutố khác. Sự thay đổi của các yếu tố này sẽ dẫn đến sự dịch chuyển của đường cung.Bây giờ, chúng ta sẽ xem xét chi tiết hơn về các yếu tố này.II.3.1. Trình độ công nghệ được sử dụngĐường cung được vẽ trong hình 2.3 ứng với một trình độ công nghệ nhất định.Khi công nghệ sản xuất được cải tiến, khả năng của nhà sản xuất được mở rộng hơn.Nhà sản xuất sử dụng ít đầu vào hơn nhưng có thể sản xuất ra sản lượng nhiều hơntrước. Do vậy, nhà sản xuất sẽ cung ứng nhiều hàng hóa, dịch vụ hơn tại mỗi mức giá.Khi đó, đường cung dịch chuyển sang phía phải. Sự dịch chuyển của đường cung sangphải cho thấy rằng tại mỗi mức giá cho trước, lượng cung cao hơn so với ban đầu.Thí dụ, sự cải tiến trong công nghệ dệt vải, giúp các nhà sản xuất chuyển từcông nghệ khung cửi sang dệt kim, đã sản xuất ra một khối lượng vải khổng lồ trongxã hội hiện nay. Mỗi một sự cải tiến công nghệ mở rộng khả năng cung ứng của cácnhà sản xuất. Công nghệ càng tiến bộ giúp các doanh nghiệp sử dụng yếu tố đầu vào íthơn nhưng lại có thể tạo ra nhiều sản phẩm hơn.[1]II.3.2. Giá cả của các yếu tố đầu vàoĐể tiến hành sản xuất, các doanh nghiệp cần mua các yếu tố đầu vào trên thịtrường các yếu tố sản xuất như lao động, xăng dầu, điện, nước, v.v. Giá cả của các yếutố đầu vào quyết định chi phí sản xuất của các doanh nghiệp. Giá cả của các yếu tốđầu vào giảm xuống (thí dụ như tiền lương công nhân, giá nguyên liệu, v.v. trở nên rẻhơn, chẳng hạn) sẽ khiến cho các nhà sản xuất có thể sản xuất nhiều sản phẩm tại mỗimức giá nhất định. Khi đó, đường cung sẽ dịch chuyển sang phải. Giá cả các yếu tốđầu vào cao hơn sẽ làm chi phí sản xuất gia tăng. Khi đó, các nhà sản xuất sẽ cảmthấy kém hấp dẫn hơn khi sản xuất vì có thể lợi nhuận sẽ thấp hơn và do vậy sẽ cắtgiảm sản lượng. Chẳng hạn, khi giá bột mì tăng lên, các nhà sản xuất bánh mì sẽ cungít bánh mì hơn ở mỗi mức giá. Sự tác động của việc tăng lên của giá cả các yếu tố đầuvào đối với sự dịch chuyển của đường cầu được minh họa trong hình 2.5.III.3.3. Giá cả của mặt hàng đó trong tương lai (dự báo)Tương tự như người tiêu dùng, các nhà sản xuất cũng dựa vào sự dự báo giá trongtương lai để ra các quyết định về cung ứng hàng hóa. Thông thường, các nhà sản xuấtsẽ cung ứng nhiều hơn nếu dự báo giá hàng hóa trong tương lai sẽ giảm xuống vàngược lại sẽ cung ít đi nếu giá tăng, giả sử các yếu tố khác không đổi. Khi giá trongtương lai tăng lên, các doanh nghiệp có lẽ sẽ dự trữ lại hàng hóa và trì hoãn việc bántrong hiện tại để có thể kiếm được lợi nhuận cao trong tương lai khi giá tăng.III.3.4. Chính sách thuế và các quy định của chính phủChính sách thuế của chính phủ là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến cung của cácnhà sản xuất. Khi chính phủ tăng thuế đối với một ngành sản xuất nào đó, các doanhnghiệp trong ngành sẽ bị gánh nặng thêm chi phí trong sản xuất và ngành này sẽ trởnên kém hấp dẫn. Do đó, các doanh nghiệp sẽ cung ứng ít hơn và một số doanhnghiệp có thể rời khỏi ngành.Ngoài thuế, các quy định, chính sách khác của chính phủ cũng có ảnh hưởnglớn đến cung. Chính sách chống ô nhiễm để bảo vệ môi trường sẽ làm giá tăng chi phícủa một số ngành công nghiệp như sản xuất xe gắn máy, xe ô tô, v.v. và làm giảm lợinhuận của các ngành này. Những chính sách như vậy có thể làm giảm sản lượng củangành sản xuất xe gắn máy, xe ô tô, v.v. Ngược lại, chính sách hỗ trợ ngành míađường trong thời gian qua ở nước ta, chẳng hạn, đã làm tăng cung của ngành này.III.3.5. Điều kiện tự nhiên và các yếu tố khách quan khácViệc sản xuất của các doanh nghiệp có thể gắn liền với các điều kiện tự nhiên như đất,nước, thời tiết, khí hậu, v.v. Sự thay đổi của các điều kiện này có thể tác động đếnlượng cung của một số loại hàng hóa nào đó trên thị trường. Thí dụ, điều kiện tự nhiêncó thể là một yếu tố kìm hãm hay thúc đẩy việc sản xuất của các doanh nghiệp kinhdoanh nông nghiệp. Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là cây trồng và vật nuôi. Đólà những cơ thể sống nên rất dễ bị tác động bởi điều kiện tự nhiên. Các nghiên cứu vềsản xuất lúa của nông dân nước ta cho thấy năng suất lúa đạt được một phần do điềukiện tự nhiên quyết định. Điều kiện tự nhiên thuận lợi sẽ tạo ra năng suất cao vàngược lại sẽ làm giảm năng suất. Một nền sản xuất nông nghiệp càng lạc hậu thì càngdễ bị tự nhiên chi phối và ngược lại.Các yếu tố khách quan cũng có thể làm thay đổi mức cung của các doanhnghiệp. Một thống kê vào năm 2000 cho thấy sau khi khánh thành cầu Mỹ Thuận,lượng rau quả cung ứng ở chợ Cầu Muối (thành phố Hồ Chí Minh) tăng lên. Ngượclại, thiên tai (như lũ lụt chẳng hạn) có thể làm đình trệ một số ngành sản xuất ở ĐồngBằng Sông Cửu Long và làm giảm cung của các mặt hàng như lúa gạo, cây ăn trái,thịt, v.v.Sự thay đổi của các yếu tố ảnh hưởng đến cung sẽ làm dịch chuyển đườngcung. Người bán sẽ thay đổi lượng cung ở mỗi mức giá khi các yếu tố này thay đổi.IV.TRẠNG THÁI CÂN BẰNG CỦA THỊ TRƯỜNGTOPSau khi tìm hiểu khía cạnh cung và cầu của thị trường, chúng tôi giới thiệu cơ chếhình thành sự cân bằng của thị trường. Giá cả và số lượng hàng hóa được mua bántrên thị trường được hình thành qua sự tác động qua lại giữa cung và cầu.Trên hình 2.6, đường cầu và đường cung cắt nhau tại điểm E. Điểm E được gọilà điểm cân bằng của thị trường; tương ứng với điểm cân bằng E, ta có giá cả cânbằngvà số lượng cân bằng. Giá cân bằng là mức giá mà tại đó số cầu bằngsố cung.Thị trường có xu hướng tồn tại ở điểm cân bằng E. Nếu do một lý do nào đó,giá cả trên thị trườngcao hơn giá cân bằng PE, số lượng hàng hóa cung ra trênthị trường sẽ lớn hơn số cầu đối với hàng hóa đó. Khi đó, trên thị trường xuất hiệntình trạng dư cung hay thừa hàng hóa (cung lớn hơn cầu). Vì thế, để bán được hàngcác nhà cung ứng sẽ có xu hướng giảm giá. Giá cả giảm làm cho lượng cung cũnggiảm theo và lượng cầu tăng lên. Kết quả là giá cả hàng hóa sẽ giảm dần đến giá cânbằng PE và số lượng bán ra trên thị trường sẽ dịch chuyển về QE.Ngược lại, nếu như giá cảthấp hơn giá cân bằngthì sẽ xảy ra hiệntượng cầu lớn hơn cung hay thiếu hàng hóa. Do thiếu hàng nên áp lực của cầu sẽ làmcho giá cả tăng lên bởi vì người tiêu dùng có thể sẵn sàng trả giá cao hơn để mua hànghóa. Khi giá cả tăng lên thì số cầu sẽ giảm dần và số cung tăng lên. Như thế, giá cả sẽtăng dần đến giá cân bằng PE và số hàng hóa được bán ra trên thị trường sẽ dịchchuyển về QE.Thị trường có xu hướng tồn tại tại điểm cân bằng vì tại đó lượng cung bằng vớilượng cầu nên không có một áp lực nào làm thay đổi giá. Các hàng hóa thường đượcmua bán tại giá cân bằng trên thị trường. Tuy nhiên, không phải lúc nào cung cầucũng đạt trạng thái cân bằng, một số thị trường có thể không đạt được sự cân bằng vìcác điều kiện khác có thể đột ngột thay đổi. Sự hình thành giá cả của hàng hóa, dịchvụ trên thị trường như được mô tả ở trên được gọi là cơ chế thị trường.Thí dụ: Giả sử hàm số cầu đối với một hàng hóa nào đó làhàm số cung của hàng hóa này là:Thị trường cân bằng khi:Suy ra: Giá cả cân bằng P* = 5 đơn vị tiền. Thay thế giá cả cân bằng này vàohàm số cầu (hay hàm số cung) ta được số lượng cân bằng Q* = 500 đơn vị sản phẩm.V. SỰ VẬN ĐỘNG CỦA GIÁ CẢ CÂN BẰNG VÀ SỐ LƯỢNG CÂN BẰNGNhư đã biết, giá cả mà các loại hàng hóa, dịch vụ được mua bán trên thị trường chínhlà giá cả cân bằng. Tuy nhiên, giá cả thị trường của bất kỳ một loại hàng hóa, dịch vụnào cũng đều thay đổi liên tục. Trong phần này, chúng ta nghiên cứu nguyên nhân củasự thay đổi của giá cả thị trường.Trên nguyên tắc, giá cả và cả số lượng cân bằng thay đổi là do sự dịch chuyểncủa ít nhất đường cung hay đường cầu. Trong phần trước, chúng ta đã xem xét cácnguyên nhân gây ra sự dịch chuyển của đường cung và đường cầu. Trong phần này,giả sử chúng ta nghiên cứu tác động của thu nhập của người tiêu dùng, một trongnhững nguyên nhân gây ra sự dịch chuyển của đường cầu, đến sự thay đổi của giá cảthị trường.[1]Như đã nêu ở trên, khi thu nhập của người tiêu dùng tang lên, cầu đối với quầnáo cao cấp sẽ tăng lên làm đường cầu dịch chuyển qua phải. Hình 2.7 cho thấy sự dịchchuyển của đường cầu làm cho điểm cân bằng di chuyển từ điểm E đến điểm E’ (hình2.7). Tại điểm cân bằng mới, giá quần áo cao hơn so với ban đầu và số lượng cânbằng cũng cao hơn.Như vậy, khi cầu đối với một hàng hóa, dịch vụ nào đó tăng, giá và số lượngcân bằng của hàng hóa, dịch vụ đó trên thị trường sẽ tang, nếu như các yếu tố kháckhông đổi. Chúng ta cũng có thể suy ra điều ngược lại khi cầu giảm.Sự dịch chuyển của đường cung cũng sẽ làm thay đổi tình trạng cân bằng trênthị trường. Thí dụ, khi công nghệ dệt vải được cải tiến, các doanh nghiệp sẽ cungnhiều hơn (trong khi các yếu tố khác không đổi) làm đường cung dịch chuyển sangphải (hình 2.8). Điểm cân bằng E di chuyển đến điểm E’ (hình 2.8). Khi đó, giá cânbằng sẽ giảm và số lượng cân bằng tăng lên.Thông qua sự dịch chuyển của đường cung và đường cầu chúng ta cũng có thể giải thích tại saokhi trúng mùa giá lúa lại thường có xu hướng giảm (các yếu tố khác giữ nguyên) và, ngược lại,khi mất mùa giá lúa có xu hướng tăng.Ở hầu hết các thị trường, đường cung và cầu thường xuyên thay đổi do các điềukiện thị trường thay đổi liên tục. Thí dụ, thu nhập của người tiêu dùng tăng khi nềnkinh tế tăng trưởng, làm cho cầu thay đổi và giá thị trường thay đổi; cầu đối với mộtsố loại hàng hóa thay đổi theo mùa, chẳng hạn như quạt máy, quần áo, nhiên liệu, v.v.,làm cho giá cả của các hàng hóa này cũng thay đổi theo.Việc hiểu rõ bản chất các nhân tố tác động đến sự dịch chuyển của đường cungvà đường cầu giúp chúng ta dự đoán được sự thay đổi của giá cả của các hàng hóa,dịch vụ trên thị trường khi các các điều kiện của thị trường thay đổi. Để dự đoán chínhxác xu hướng và độ lớn của những sự thay đổi, chúng ta phải định lượng được sự phụthuộc của cung, cầu vào giá và các yếu tố khác. Tuy nhiên, trong thực tế điều nàykhông đơn giảnThí dụ: Một nghiên cứu thống kê cho biết hàm số cung của một loại hàng hóalà như sau:là:; hàm số cầu đối với loại hàng hóa này.Câu hỏi:1. Hãy xác định điểm cân bằng của loại hàng hóa này trên thị trường?2. Giả sử do một nguyên nhân nào đó (không phải là do sự thay đổi của giá cảcủa hàng hóa này) người tiêu dùng quyết định mua thêm 195 đơn vị hàng hóa này.Hãy cho biết giá cả và số lượng cân bằng mới của hàng hóa này trên thị trường?Bài giải:1. Giá cả cân bằng của hàng hóa này trên thị trường:.Suy ra:đơn vị tiền.Khi đó, số lượng cân bằng:đơn vị hàng hóa.2. Khi người tiêu dùng quyết định mua thêm 195 đơn vị hàng hóa này, hàm sốcầu sẽ trở thành:.Khi đó, thị trường cân bằng khi:.Suy ra:đơn vị sản phẩm.đơn vị tiền. Khi đó, số lượng cân bằng:Nhận xét: khi người tiêu dùng muốn mua nhiều hàng hóa hơn (cầu tăng) thì giá và sản lượngcân bằng trên thị trường tăng theo, nếu cung là không đổi.VI. SỰ CO GIÃN CỦA CẦU VÀ CUNGTOPChúng ta thấy rằng cung hay cầu đối với một loại hàng hóa, dịch vụ nào đó phụ thuộcvào giá của loại hàng hóa đó, nếu các yếu tố khác là không đổi. Điều này có nghĩa làkhi giá thay đổi sẽ dẫn đến lượng cung, cầu thay đổi. Các nhà kinh tế muốn biết rõhơn sự thay đổi đó là bao nhiêu. Giả sử khi giá gạo tăng 10% thì lượng cầu sẽ giảmxuống bao nhiêu phần trăm và cung tăng lên bao nhiêu? Để trả lời câu hỏi như vậy,chúng ta hãy làm quen với khái niệm về sự co giãn và hệ số co giãn.VI.1.HỆ SỐ CO GIÃN CỦA CẦUTOPViệc nghiên cứu sự co giãn của cầu là rất quan trọng vì nó giúp ta thấy sự ảnh hưởngcủa giá cả hay một số các nhân tố khác (như thu nhập chẳng hạn) đến số cầu của mộtloại hàng hóa nào đó. Hệ số co giãn tỏ ra rất hữu ích trong việc hoạch định chính sách,nhất là chính sách giá cả của các công ty.Để đo lường sự co giãn của cầu theo một nhân tố ảnh hưởng nào đó (giá cả,thu nhập, v.v.) ta dùng khái niệm hệ số co giãn. Thông thường, người ta khảo sát baloại hệ số co giãn như sau:· Hệ số co giãn của cầu theo giá cả (eQ,P); [1]· Hệ số co giãn của cầu theo thu nhập (eQ,I); và· Hệ số co giãn chéo (eQ,P’).Nguyên lý chung: Hệ số co giãn đo lường mức độ nhạy cảm của một biến sốnày đối với một biến số khác. Cụ thể, hệ số co giãn cho chúng ta biết tỷ lệ phần trămthay đổi của một biến số tương ứng với 1% thay đổi của trong biến kia.Giả sử biến số y phụ thuộc vào biến số x theo một hàm số như sau: y = f(x). Khiđó, hệ số co giãn của y theo x được định nghĩa như sau:.Theo định nghĩa này, hệ số co giãn của y theo xcho biết số phần trăm thay đổi của y do ảnh hưởng của 1% thay đổi của x, nếunhư các yếu tố khác không đổi.VI.1.1. Hệ số co giãn của cầu theo giáTrong phần này, chúng ta sẽ nghiên cứu một trong những hệ số quan trọng nhất trongkinh tế học vi mô. Đó là hệ số co giãn của cầu theo giá. Dựa trên nguyên lý chungnêu trên, công thức tính hệ số co giãn của cầu theo giá được viết như sau:(2.5)Trong đó:.Trong công thức trên, tử số (∆Q/Q) chính là số phần trăm thay đổi của sốcầu (Q) và mẫu số (∆P/P) chính là số phần trăm thay đổi của giá (P). Từ công thứcnày ta rút ra được ý nghĩa của hệ số co giãn như sau: hệ số co giãn của cầu theo giácho biết phần trăm thay đổi của số cầu khi giá thay đổi 1%.Thí dụ: Giả sử tại một điểm nhất định trên đường cầu, giá bắp tăng lên 3% làmcho số cầu giảm đi 6%. Hệ số co giãn của cầu đối với giá bắp tại điểm này là baonhiêu?Hệ số co giãn của cầu đối với giá bắp tại điểm này là:.Lưu ý:1. Hệ số co giãn của cầu theo giá có giá trị âm bởi vì giá cả và lượng cầu luônnghịch biến với nhau.2. Nếuhay, các nhà kinh tế định nghĩa là cầu có co giãnvì số phần trăm thay đổi của cầu lớn hơn số phần trăm thay đổi của giá.3. Nếuhay, các nhà kinh tế định nghĩa là cầu co giãn đơnvị. Khi đó, số phần trăm thay đổi của lượng cầu bằng đúng với tỷ lệ thay đổi của giá.4. Nếuhay, các nhà kinh tế định nghĩa là cầu không cogiãn vì số phần trăm thay đổi của lượng cầu nhỏ hơn số phần trăm thay đổi của tănggiá.Căn cứ vào công thức 2.5, ta có thể tính được hệ số co giãn của nhu cầu đốivới áo quần theo giá của chính mặt hàng này ở một số mức giá nhất định như sau:Bảng 2.4. Hệ số co giãn của cầu theo giá của quần áoGiá (ngàn đồng/ bộ)04080120160200Cầu (ngàn bộ/ tuần)20016012080400Hệ số co giãn của cầu theo giá0-0.25-0.67-1.5-4-Bây giờ, chúng ta hãy xem xét cụ thể sự biến thiên của hệ số co giãn theo giácủa cầu của quần áo dựa vào số liệu cho ở bảng 2.2. Bắt đầu từ mức giá bằng 40.000đồng/bộ, giá tăng lên 80.000 đồng/bộ làm lượng cầu giảm từ 160.000 bộ/tuần xuốngcòn 120.000 bộ/tuần. Theo công thức tính hệ số co giãn thì hệ số co giãn lúc này là:.Những hệ số co giãn khác được tính tương tự. Dọc theo các điểm trên đườngcầu, hệ số co giãn thay đổi từ 0 đến - . Ở những mức giá cao độ lớn của hệ số cogiãn thường rất lớn. Do vậy, ở những điểm này cầu rất co giãn. Ngược lại, ở nhữngmức giá thấp, cầu rất kém co giãn.Lưu ý: Trong công thức, có vấn đề dễ nhầm lẫn về Q và P (cácsố liệu ở mẫu số). Ta có thể sử dụng các giá trị trước hay sau khi có sự thay đổi. Đôikhi, các nhà kinh tế sử dụng số trung bình. Khi đó, công thức trên có thể viết lại nhưsau:.Ta còn gọi đây là công thức tính hệ số co giãn trên một đoạn đường cầu. Khi ta xemxét một sự thay đổi rất nhỏ của giá (P) và sản lượng (Q) thì Q1 và Q2 rất gầnnhau, P1 và P2 cũng như thế. Khi đó công thức hệ số co giãn trên một đoạn sẽ có cùngý nghĩa với hệ số co giãn điểVI.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hệ số co giãn của cầu theo giáMột câu hỏi được đặt ra là các nhân tố nào có ảnh hưởng đến hệ số co giãn của cầutheo giá của một hàng hóa hay dịch vụ? Trước hết, đó có thể là sở thích của người tiêudùng. Thí dụ, nếu xu thế phát triển của xã hội đòi hỏi mỗi gia đình cần có một cái tivi, vậy thì giá ti-vi cao hơn có thể chỉ ảnh hưởng ít đến lượng cầu. Nếu ti-vi được xemnhư một mặt hàng xa xỉ, hệ số co giãn của cầu sẽ có độ lớn cao hơn. Chúng ta có thểliệt kê các nhân tố ảnh hưởng đến độ co giãn như sau:Bảng 2.5. Hệ số co giãn của cầu theo giá của một số mặt hàng tại nước AnhHàng hóaNhiên liệu và chất đốtThực phẩmRượuHàng lâu bềnDịch vụHệ số co giãn-0,47-0,52-0,83-0,89-1,02Hàng hóa (cụ thể)Sản phẩm từ sữaBánh mì và ngũ cốcGiải tríDu lịch nước ngoàiDịch vụ ăn uốngHệ số co giãn-0,05-0,22-1,40-1,63-2,61Nguồn: Begg (1994).Tính thay thế của hàng hóa. Một hàng hóa càng dễ bị thay thế bởi (những)hàng hóa khác sẽ có hệ số co giãn càng cao. Khi một hàng hóa có nhiều hàng hóa thaythế cho nó, giá của nó tăng sẽ khiến cho người tiêu dùng sẵn sàng thay thế hàng hóanày bằng các hàng hóa khác, làm cho lượng cầu của hàng hóa có giá tăng sẽ giảmđáng kể. Vì vậy, hệ số co giãn của hàng hóa dễ thay thế sẽ cao và ngược lại.Nếu chúng ta xem xét quần áo nói chung, khi giá của quần áo tăng lên 1%,người tiêu dùng khó lòng thay thế quần áo bằng một mặt hàng khác. Do vậy, cầu củaquần áo nói chung rất kém co giãn. Nhưng nếu chúng ta xem xét sự tăng giá của mộtnhãn hiệu quần áo cụ thể (chẳng hạn quần áo Việt Tiến), người tiêu dùng dễ dàngchuyển sang sử dụng những nhãn hiệu quần áo khác. Thí dụ này cho thấy chúng tacàng định nghĩa cụ thể hàng hóa chừng nào, thì độ co giãn của cầu theo giá của hànghóa đó sẽ cao chừng nấy.Mức độ thiết yếu của hàng hóa. Tùy theo tính thiết yếu, các hàng hóa, dịch vụđược phân thành hai loại:Hàng hóa thiết yếu. Hàng hóa thiết yếu là các loại hàng hóa quan trọng, cầnthiết cho đời sống. Đối với các loại hàng hóa này, lượng cầu của người tiêu dùng rất ítthay đổi khi giá tăng hay giảm. Vì vậy, cầu đối với chúng rất kém co giãn. Thí dụ,gạo, xăng dầu, hàng lương thực thực phẩm, v.v. là những mặt hàng thiết yếu, vì vậy,cầu đối với những mặt hàng này thường kém co giãn.Hàng hóa xa xỉ. Hàng hóa xa xỉ là những loại hàng hóa không cần thiết lắm đốivới đời sống, có nghĩa là người tiêu dùng dễ dàng từ bỏ chúng khi giá của chúng tănghay tiêu dùng chúng nhiều hơn khi giá giảm. Lượng cầu của những mặt hàng này rấtnhạy cảm đối với giá nên cầu rất co giãn. Thí dụ, mỹ phẩm, nữ trang, nước hoa, dulịch nước ngoài, v.v. thường được xem là những hàng hóa hay dịch vụ xa xỉ; nhữnghàng hóa, dịch vụ này thường có độ co giãn cao.Mức chi tiêu cho sản phẩm này trong tổng số chi tiêu. Mặt hàng có mức chitiêu cho nó càng nhỏ trong tổng chi tiêu sẽ càng kém co giãn. Chẳng hạn như mặthàng kem đánh răng thường chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng chi tiêu của gia đìnhnên khi giá của nó tăng lên từ 5.000 đồng/ống lên 6.000 đồng/ống, chẳng hạn, tức làtăng 20%, thì lượng cầu đối với nó của mỗi gia đình hầu như rất ít thay đổi bởi vì sựtăng giá này hầu như ảnh hưởng không lớn đến tổng thu nhập của hộ gia đình. Ngượclại, đối với những mặt hàng có mức chi tiêu cao, một sự thay đổi nhỏ trong giá có thểtác động nhiều đến tổng thu nhập của hộ gia đình nên hộ gia đình sẽ có sự điều chỉnhlớn lượng cầu khi có sự thay đổi của giá.Vị trí của điểm tiêu thụ trên đường cầu (hệ số co giãn điểm). Theo công thứctính hệ số co giãn, hệ số co giãn của cầu theo giá là sự thay đổi của số cầu tương ứngvới sự thay đổi giánhân với. Khi đi dọc theo đường cầu xuống phía dướithìcó thể không thay đổi nhưng giá và lượng cầu luôn thay đổi. Do vậy, độ cogiãn của cầu theo giá phải được tính tại một điểm cụ thể trên đường cầu và hệ số nàysẽ thay đổi dọc theo đường cầu.Bởi vì hệ số co giãn thay đổi dọc theo đường cầu cho nên ta có khái niệm hệ số co giãn điểm.Theo hình 2.9, ta có có thể viết phương trình đường cầu:, với b < 0 và a > 0.Như thế:Hình 2.9. Hệ số co giãn điểmNhận xét:1. Giả sử:(cầu co giãn đơn vị)Nếu,suy ra. Vị trí này tương ứng với điểm A, là trung điểm của đường cầu trên hình2.9. Vì thế trên hình 2.9 ta có điểm mà tại đó hệ số co giãn là đơn vị.2. Giả sử:(cầu có co giãn)điểm nằm ở phía trái của điểm A thì cầu co giãn.. Như thế, ứng với các3. Giả sử:(cầu không co giãn). Như thế, ứng với các điểmnằm phía phải của điểm A thì cầu không co giãn.Thí dụ: Giả sử ta có hàm số cầu như sau:Hệ số co giãn điểm:Ta thấy rằng hệ số co giãnhợp sau:phụ thuộc vào giá cả P. Ta xem xét các trường1. Nếu P = 6:2. Nếu P > 6 hay P = 8 chẳng hạn:3. Nếu P = 5 < 6:tại điểm này, cầu co giãn đơn vị.cầu có co giãn.cầu không co giãn.Tính thời gian. Người tiêu dùng có xu hướng điều chỉnh tiêu dùng khi có sựthay đổi của giá theo thời gian, đặc biệt là việc tìm ra những sản phẩm thay thế. Vìvậy, qua một thời gian dài hầu hết các sản phẩm sẽ có độ co giãn cao hơn. Thí dụ, cầuđối với xăng trong dài hạn co giãn hơn trong ngắn hạn. Việc giá xăng đột ngột tănglên làm giảm lượng cầu về xăng trong ngắn hạn thông qua việc giảm lượng đi lại bằngxe gắn máy và giảm việc sử dụng máy móc, nhưng tác động lớn nhất của sự tăng giánày đối với cầu là nó khiến cho người tiêu dùng chuyển sang sử dụng các loại xe, máymóc ít tốn xăng. Nhưng việc chuyển đổi xảy ra dần dần và cần có thời gian.Tuy nhiên, một số hàng hóa thì hoàn toàn ngược lại: cầu trong ngắn hạn lại cogiãn hơn trong dài hạn. Đó là loại hàng lâu bền như: ô-tô, xe gắn máy, tủ lạnh,tivi, v.v. Nếu giá tăng người tiêu dùng ban đầu trì hoãn việc mua mới, vì vậy cầu giảmmạnh. Tuy nhiên trong dài hạn, những hàng hóa này bắt đầu cũ, khấu hao dần và cầnphải được thay thế, nên cầu lại tăng lên. Vì vậy, cầu trong dài hạn ít co giãn hơn trongngắn hạn.Bảng 2.6. Hệ số co giãîn của ô tô và xăng dầu tại Mỹ từ năm 1974Độ co giãn của cầutheo giáXăngÔ tôGiá của xăng và ô tô tính theo các năm khác nhau ở Mỹ từ 19741-0,113,002-0,222,333-0,321,885-0,491,3810-0,821,0220-1,171,00Nguồn: Pindyck (1999).VI.1.3. Sự co giãn của cầu và hình dạng của đường cầuTrong phần này, chúng tôi giới thiệu mối quan hệ giữa hình dạng của đường cầu và hệsố co giãn. Hệ số co giãn của cầu đo lường mức độ thay đổi của lượng cầu khi giáthay đổi. Vì thế, hình dạng của đường cầu có liên quan chặt chẽ với hệ số co giãn.Hình 2.10 mô tả hình dạng các đường cầu ứng với hệ số co giãn của chúng. Tronghình 2.10a, bất kỳ sự thay đổi nào đó của giá chỉ dẫn đến một sự thay đổi nhỏ củalượng cầu nên cầu kém co giãn. Thật vậy, với một đường cầu rất dốc, một sự thay đổilớn trong giá dẫn đến một sự thay đổi rất nhỏ trong lượng cầu, do vậy cầu kém cogiãn. Trong trường hợp đặc biệt cầu hoàn toàn không co giãn, lượng cầu hoàn toànkhông thay đổi khi giá thay đổi. Khi đó, đường cầu sẽ thẳng đứng (Hình 2.10b).Ngược lại, một hàng hóa, dịch vụ có cầu co giãn cao sẽ có đường cầu phẳnghơn. Một sự thay đổi nhỏ của giá sẽ dãn đến một sự thay đổi lớn trong lượng cầu(Hình 2.10c). Trường hợp cầu hoàn toàn co giãn, một sự thay đổi trong giá sẽ dẫn mộtsự thay đổi vô cùng lớn trong lượng cầu nênKhi đó, đường cầu có dạng nằm ngang (Hình 2.10d). Hình 2.10d cho thấy người tiêudùng chỉ chấp nhận mức giá P1.
Tài liệu liên quan
- Một số yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu
- 3
- 650
- 3
- Nghiên cứu một số nguyên nhân và yếu tố ảnh hưởng đến vô sinh nữ tại bệnh viện phụ sản trung ương ppt
- 70
- 926
- 10
- đánh giá thực trạng và yếu tố ảnh hưởng đến chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi lợn ở xã vinh thái, huyện phú vang, thừa thiên huế
- 43
- 622
- 0
- thực trạng và yếu tố ảnh hưởng đến chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi bò thịt cho nông hộ ở quảng trạch, quảng bình
- 72
- 832
- 1
- yếu tố ảnh hưởng chuyển dịch cơ cấu ngành nghề tại xã hương văn, huyện hương trà, tỉnh thừa thiên huế
- 49
- 581
- 0
- nghiên cứu mô hình và yếu tố ảnh hưởng đến bệnh tai mũi họng thông thường của dân tộc ê đê tây nguyên, đánh giá kết quả của một số biện pháp can thiệp phù hợp ở tuyến thôn bản
- 224
- 950
- 13
- đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến nguy cơ tai nạn trong sản xuất của nghề câu cá ngừ đại dương tỉnh khánh hoà
- 145
- 428
- 0
- đánh giá kỹ năng và yếu tố ảnh hưởng tới kỹ năng cho con bú của các sản phụ tại khoa sản thường bệnh viện phụ sản trung ương, năm 2011
- 56
- 414
- 0
- Nghiên cứu thực trạng và yếu tố ảnh hưởng đến việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất trên địa bàn thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2008 đến 2012
- 83
- 736
- 2
- Thị hiếu âm nhạc và yếu tố ảnh hưởng đến thị hiếu âm nhạc của người dân tại thành phố Hồ Chí Minh
- 71
- 888
- 4
Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về
(245.59 KB - 43 trang) - Cung cầu và yếu tố ảnh hưởng hệ số co giãn Tải bản đầy đủ ngay ×Từ khóa » Hệ Số Co Giãn Của Cung Và Cầu Là Gì
-
Hệ Số Co Giãn Là Gì? Hệ Số Co Giãn Cung Cầu - VietnamFinance
-
Chương 3. Hệ Số Co Giãn Của Cầu, Cung - StuDocu
-
Hệ Số Co Giãn Cung Cầu | Nhật Ký Chú Cuội
-
Kinh Tế Học (P7: Co Giãn Của Cung Và Cầu) | Chiến Lược Sống
-
Độ Co Giãn Của Cầu Và Cung
-
Độ Co Giãn Cung Và Cầu (Elasticity Of Supply And Demand)
-
Bài 5: Sự Co Giãn Của Cầu Cung - HOC247
-
Độ Co Giãn Của Cầu Theo Giá Là Gì? Công Thức Tính Và ý Nghĩa
-
Độ Co Giãn Của Cầu Theo Thu Nhập Là Gì? Công Thức Và ý Nghĩa?
-
Độ Co Giãn Của Cầu – Wikipedia Tiếng Việt
-
HỆ SỐ CO GIÃN CUNG CẦU VÀ CAN THIỆP GIÁN TIẾP CỦA ...
-
Độ Co Giãn Của Cung Theo Giá Là Gì Theo Góc Nhìn Kinh Tế? - TheBank
-
Bài 2: Tính Hệ Số Co Giãn Của Cầu Theo Giá (co Giãn điểm) - Mr Men
-
[PDF] BÀI 4 HỆ SỐ CO GIÃN - te