Cùng Cha Mẹ Rèn Luyện Tính Tự Lập Cho Trẻ - Vinschool
Có thể bạn quan tâm
Việc rèn luyện tính tự lập cho trẻ từ sớm không chỉ góp phần giúp trẻ phát triển và hoàn thiện nhân cách, mà còn có tác dụng lớn trong quá trình trẻ tự học tập, rèn luyện các kỹ năng khác sau này. Tại trường Mầm non Vinschool, các cô luôn lồng ghép việc này vào các hoạt động học tập trải nghiệm để rèn luyện tính tự lập, nuôi dưỡng tinh thần độc lập, chủ động cho trẻ. Vậy tại nhà, cha mẹ có thể cùng con rèn luyện tính tự lập như thế nào? Cùng tham khảo một số gợi ý sau đây của Mầm non Vinschool nhé!
Tự dọn dẹp vệ sinh và sắp xếp góc cá nhân: Cha mẹ có thể hướng dẫn con tự dọn dẹp phòng riêng hay góc học tập của mình, cho phép trẻ được tự sắp xếp số lượng đồ dùng cần thiết. Việc này sẽ giúp con học cách quản lý đồ dùng cá nhân; phát triển tư duy logic, sắp xếp đồ đạc thuận tiện cho sinh hoạt của bản thân; cha mẹ cũng hiểu hơn về nhu cầu, sở thích của con. Gia đình hãy lên kế hoạch tổng vệ sinh nhà cửa vào cuối tuần, lắng nghe nhận xét của trẻ về các khu vực cần dọn dẹp trong nhà, cùng thảo luận cách làm sạch, gọn gàng hoặc làm mới cho ngôi nhà của mình.
Phân loại đồ dùng/ đồ chơi:
Phân loại đồ dùng, đồ chơi là cách học tập thông qua trò chơi rất hiệu quả dành cho trẻ nhỏ. Bước đầu tiên, cha mẹ hãy giao nhiệm vụ cho con phân loại đồ chơi, đồ dùng: theo màu sắc, kích thước, hình dạng, chất liệu hoặc công dụng. Sau đó có thể hướng dẫn con lập bảng phân loại theo chất liệu,…, đếm và so sánh số lượng đồ dùng, đồ chơi. Hoạt động này không chỉ giúp trẻ khám phá thế giới phong phú của chất liệu, công dụng mà còn giúp trẻ rèn luyện kĩ năng đếm, phân tích và so sánh.
Giao việc nhà phù hợp với độ tuổi:
Hướng dẫn con làm việc nhà từ nhỏ sẽ mang lại nhiều ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của trẻ. Những trẻ được hình thành thói quen này sẽ học được cách tập chịu trách nhiệm với việc mình làm, đây là phẩm chất cần thiết cho trẻ khi lớn lên. Việc này cũng giúp trẻ trân trọng giá trị của sức lao động, biết quý trọng bản thân và giúp đỡ người khác.
Trẻ từ 2- 4 tuổi có thể làm gì? Hãy dạy con vứt rác đúng chỗ, tự chuẩn bị đồ dùng ăn uống cá nhân, sắp xếp đồ chơi hay bỏ quần áo bẩn vào giỏ…Từ 4 – 6 tuổi, con có thể tự thay quần áo, dọn giường, dọn bàn, quét và lau nhà, đặt đồ dùng vào đúng chỗ. Từ 6 tuổi trở lên, cha mẹ có thể để trẻ phụ giúp trong nhà bếp, dọn nhà tắm, đổ rác, giặt đồ và chăm sóc thú nuôi. Cha mẹ cần theo dõi khi trẻ tự làm việc để tránh nguy hiểm có thể xảy ra.
Hình thành thói quen chăm sóc sức khỏe: – Thói quen làm vệ sinh cá nhân sáng và tối:
Rèn luyện kỹ năng vệ sinh cá nhân đúng cách sẽ giúp bé tránh được nhiều bệnh truyền nhiễm như cảm cúm, tay chân miệng, đau mắt đỏ…đồng thời giúp bé có thói quen văn minh, lịch sự từ nhỏ.
Cha me hãy tạo cho con hứng thú bằng cách: Sử dụng kem đánh răng có mùi thơm con thích, bàn chải có hình con vật yêu thích… để con tự làm và khen ngợi con khi con có sự cố gắng và nỗ lực để duy trì kỹ năng đó thường xuyên. Cha mẹ có thể cùng con tạo ra những khoảnh khắc thú vị khi thực hiện vệ sinh cá nhân để trẻ cảm thấy thích thú và coi đó như một trải nghiệm: Dùng xà phòng tạo thành những quả bóng để cùng trẻ chơi đùa khi rửa tay… chắc hẳn các con sẽ rất hào hứng và tự nguyện để thực hiện.
– Khuyến khích và cùng con tập thể dục, nâng cao thể lực: Cả nhà cùng nhau thực hiện một bài thể dục sáng mỗi ngày từ 5- 10 phút. Khi bé đã nhớ được bài tập, bố mẹ có thể “trao quyền” để con làm người hướng dẫn bài tập thể dục sáng cho cả nhà hoặc để con được chọn một bài nhảy sôi động sau giờ thể dục sáng.
Cùng con nấu ăn: Con có thể phụ giúp mẹ những việc sơ chế đơn giản như: nhặt và rửa rau củ…Quá trình này cho trẻ cơ hội được quan sát, phân biệt các loại rau củ qua hình dạng, màu sắc, tên gọi… Khi con khéo léo hơn, con có thể tập làm các món ăn đơn giản như: làm bánh pancake, món trứng opla, cơm chiên rau củ…Việc được tự tay làm các món ăn giúp trẻ có hứng thú hơn với bữa ăn, đồng thời, có ý thức về dinh dưỡng cho bản thân.
Tự chuẩn bị đồ dùng cá nhân khi đi ra ngoài: Hãy cho con được phép tự chọn trang phục khi đi ra ngoài. Cho con một chiếc ba lô nhỏ, khuyến khích con tự chuẩn bị các đồ dùng cá nhân cần thiết như: khăn lau tay, nước rửa tay sát khuẩn, khẩu trang, bình nước…Khi quay lại trường học, bố mẹ khuyến khích con tự chuẩn bị đồng phục, sách vở, dụng cụ học tập để đến trường hằng ngày. Trong những chuyến đi xa, bố mẹ hãy chia sẻ kế hoạch chuyến đi cùng con để con chuẩn bị trang phục và đồ dùng cần thiết như áo ấm, kem chống nắng, ủng chống nước…Hoạt động này giúp con học cách lập kế hoạch; tự quản lý đồ dùng cá nhân; tự chịu trách nhiệm về lựa chọn của mình và có những bài học kinh nghiệm về việc tự quản lý đồ dùng cá nhân.
Từ khóa » Cách Rèn Luyện Tính Tự Lập Cho Trẻ
-
7 Cách Rèn Luyện Tính Tự Lập ở Trẻ Nhỏ - Kiengurubrand - Kiến Guru
-
8 Bước Giúp Mẹ Rèn Luyện Tính Tự Lập Cho Trẻ 3 - 6 Tuổi - Yêu Trẻ
-
6 Cách Rèn Tính Tự Lập Cho Trẻ 0-3 Tuổi
-
Rèn Luyện Kỹ Năng Sống Tự Lập Cho Trẻ Mầm Non - Hanoi Academy
-
Rèn Luyện Tính Tự Lập Cho Con Ngay Từ Nhỏ - Bio-acimin
-
8 Lưu ý để Rèn Luyện Tính Tự Lập Cho Trẻ - Giải Pháp Tốt Nhất Cho Con
-
Rèn Tính Tự Lập Cho Trẻ - Trung Tâm Thanh Thiếu Niên Miền Nam
-
5 Cách Giúp Trẻ Rèn Tính Tự Lập Ngay Từ độ Tuổi Mầm Non
-
Tuyệt Chiêu Rèn Luyện Tính Tự Lập Cho Bé Từ Nhỏ - Elite Symbol
-
Tuyệt Chiêu Rèn Tính Tự Lập Cho Bé Ngay Từ Nhỏ - Vietnamnet
-
MỘT SỐ BIỆN PHÁP “GIÁO DỤC TÍNH TỰ LẬP CHO TRẺ MẪU ...
-
6 Cách Sống Tự Lập Cha Mẹ Có Thể Dạy Cho Giới Teen
-
5 Bước Dạy Trẻ Kỹ Năng Sống Tự Lập đơn Giản Cho Cha Mẹ | ISSP
-
Tính Tự Lập: Hãy Rèn Cho Con Như Cách Của Người Nhật - MarryBaby