Cùng Chuyên Gia Tìm Hiểu Giải Pháp Khắc Phục Vỡ Xương Bánh Chè ...

1. Vỡ xương bánh chè được chia thành những loại nào?

Xương bánh chè nằm ở vị trí trước khớp gối, cấu trúc xương nhỏ và có hình tam giác kết nối xương chày và xương đùi, đồng thời mặt sau của xương bánh chè gắn trực tiếp với khớp gối. Vì vậy khi xương bánh chè đầu gối bị vỡ thì sẽ tác động tới cả hệ thống gân và dây chằng tại khớp gối.

Xét về kích thước, xương bánh chè là loại xương vừng có tiết diện lớn nhất trong hệ xương của cơ thể con người. Hình dáng và vị trí cấu tạo của xương bánh chè khiến nó được ví giống như một chiếc khiên bao bọc và bảo vệ đầu gối.

Tác dụng của xương bánh chè là giúp kiểm soát hướng, lực, độ dài gân cơ tứ đầu đùi cũng như gân bánh chè để điều chỉnh theo các cấp độ khuỵu đầu gối. Xương bánh chè còn có nhiệm vụ giảm lực ma sát cho gân tứ đầu đùi và phân tán lực lên cấu trúc xương bên dưới để giảm thiểu áp lực của cơ tứ đầu tác động lên xương đùi.

Hình ảnh xương bánh chè ở đầu gối

Hình ảnh xương bánh chè ở đầu gối

Xét trên phương diện tính chất vết thương, vỡ xương bánh chè được phân loại như sau:

  • Xương vỡ thành nhiều mảnh: do tác động của ngoại lực, xương bị vỡ thành nhiều mảnh, có thể bị di lệch ra những vị trí xung quanh hoặc không;

  • Xương bánh chè bị nứt gãy không di lệch: các mảnh xương vẫn liên kết với nhau hoặc khi nứt gãy chỉ cách nhau một khoảng nhỏ tầm 1 - 2mm;

  • Gãy xương di lệch: là khi bị vỡ các mảnh xương bị di lệch về hai phía, ở giữa chúng tồn tại một khoảng trống lớn;

  • Xương bánh chè bị gãy kèm hiện tượng hở: các mảnh xương không những bị di lệch mà còn đâm xuyên qua da, thậm chí là xuyên vào xương gây nên vết rách. Trường hợp này rất nghiêm trọng vì mất nhiều thời gian để chữa lành, đồng thời nguy cơ nhiễm trùng xương và vết thương cao cần xử lý sớm.

2. Nguyên nhân và triệu chứng của vỡ xương bánh chè

Trong phần lớn các trường hợp bệnh nhân bị gãy hoặc vỡ xương bánh chè đều là do gặp phải các chấn thương khi vùng đầu gối va đập mạnh vào đâu đó, ví dụ như:

  • Té ngã và đầu gối bị va đập trực tiếp vào các bề mặt cứng;

  • Tai nạn giao thông;

  • Người chơi thể thao bị ngã hoặc bị gậy, bóng, đối thủ,... xô xát đập trực diện vào đầu gối;

  • Bị sát thương bằng vũ khí như bom đạn;

  • Co cẳng đột ngột làm đứt rời gân kéo ở xương bánh chè đầu gối.

Có nhiều nguyên nhân gây vỡ xương bánh chè

Có nhiều nguyên nhân gây vỡ xương bánh chè

Khi bị vỡ xương bánh chè, người bệnh sẽ gặp phải các triệu chứng điển hình như sau:

  • Đau đớn, sưng to và bầm tím vùng xương bánh chè đang gặp chấn thương;

  • Khó khăn trong việc duỗi thẳng hoặc uốn cong đầu gối;

  • Biến dạng đầu gối nhất là khi xương bánh chè bị chấn thương nghiêm trọng;

  • Chân yếu mất đi khả năng chịu lực, khó có thể đứng lên và đi lại được bình thường;

  • Nếu bị gãy xương bánh chè hở, có khi còn nhìn thấy được xương bị nhô ra khỏi đầu gối.

3. Các phương pháp điều trị vỡ xương bánh chè

3.1. Điều trị khẩn cấp

Vỡ xương bánh chè sẽ khiến các mạch máu xung quanh bị rách hoặc tổn thương, từ đó máu chảy vào khớp. Các biện pháp cấp cứu giúp giảm đau và giảm sưng bằng cách rút bớt máu lẫn chất lỏng ra khỏi khớp, nhờ đó thuận lợi cho việc chẩn đoán hơn rất nhiều.

3.2. Điều trị không phẫu thuật

Đối với những trường hợp bệnh nhân bị vỡ xương bánh chè không kèm theo hiện tượng di lệch (trật khớp dưới 2mm), khi duỗi gối không bị giới hạn thì sẽ được chỉ định khắc phục bằng các biện pháp không phẫu thuật.

Nẹp được điều chỉnh độ uốn khoảng 10 độ và cố định đầu gối, 10 ngày sau đó khi tình trạng đã đỡ hơn sẽ cho bệnh nhân tập phục hồi chức năng phối hợp. Độ uốn của nẹp sẽ được tăng dần không quá 90 độ trước khi nẹp củng cố và điều này được thực hiện trong ít nhất là 45 ngày. Người bệnh cần vận động sớm để tránh hiện tượng cứng khớp.

Trong quá trình điều trị, bệnh nhân cần tiến hành kiểm tra 2 lần: lần đầu tiên diễn ra sau khoảng 10 - 15 ngày để đánh giá sự di lệch xương có xảy ra hay không, lần thứ hai là sau 45 ngày nhằm kiểm tra tiến độ liền xương.

Vỡ xương bánh chè mức độ nhẹ có thể không cần phải phẫu thuật

Vỡ xương bánh chè mức độ nhẹ có thể không cần phải phẫu thuật

Phương pháp này có một ưu điểm đó là không cần làm thủ tục gây mê, xâm lấn, giảm thời gian nằm viện cho bệnh nhân. Tuy nhiên người bệnh lại phải nằm bất động lâu hơn, nguy cơ cao xương bị di lệch thứ phát hoặc dính khớp thứ phát.

3.3. Điều trị bằng phẫu thuật

Áp dụng trong các trường hợp xương bánh chè bị đứt gãy cùng độ di lệch lớn hơn 4mm, hoặc/và trật khớp trên 2mm và hạn chế động tác duỗi gối. Mục tiêu phẫu thuật là nhằm thu nhỏ tiết diện bề mặt khớp, đảm bảo sự ổn định cấu trúc xương gân đầu gối và giúp sớm mở rộng phạm vi cử động, khôi phục khả năng kéo dài của đầu gối.

Dựa trên tình trạng xương bị gãy mà bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện các biện pháp liên kết xương khác nhau, cụ thể là:

  • Xương bánh chè bị vỡ ngang: cố định hai phần xương gãy bằng đinh, vít, dây, dải băng hình số 8. Thủ thuật này có hiệu quả trong việc xử lý tình trạng xương bánh chè bị vỡ ở phần trung tâm;

  • Xương bánh chè vỡ vụn nhiều mảnh nhỏ: lúc này không thể cố định xương bằng các công cụ như đinh vít mà trước tiên cần loại bỏ bớt những mảnh vụn của xương, phần xương còn lại sẽ được khâu vào gân bánh chè. Trong trường hợp trung tâm xương bánh chè bị vỡ thành nhiều mảnh nhỏ và chúng tách rời nhau, bác sĩ sẽ cố định xương bằng cách kết hợp vít và dây, đối với mảnh vụn xương không thể tái tạo được thì tiến hành loại bỏ;

  • Nếu vỡ xương bánh chè có tính chất nghiêm trọng thì cần phẫu thuật loại bỏ hoàn toàn. Biện pháp này là lựa chọn cuối cùng trong việc điều trị vỡ xương bánh chè.

Thời gian để hồi phục tình trạng vỡ xương bánh chè còn tùy thuộc vào những yếu tố như phương pháp điều trị và mức độ chấn thương nặng hay nhẹ. Phần lớn các trường hợp sẽ mất khoảng từ 3 - 6 tháng để lành còn nếu chấn thương nặng thì cần phải mất nhiều thời gian để hồi phục hơn. Nếu công việc của bạn chỉ cần ngồi máy tính thì bạn có thể trở lại làm việc sau 1 tuần điều trị (chủ yếu làm trong tư thế ngồi trên ghế). Còn nếu làm việc trong tư thế ngồi xổm, vận động leo cầu thang, leo núi thì ít nhất là 12 tuần.

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC quy tụ các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực Cơ xương khớp là địa chỉ uy tín bạn có thể an tâm lựa chọn thăm khám. Đặc biệt, MEDLATEC còn được trang bị hệ thống máy móc hiện đại được nhập khẩu trực tiếp từ các quốc gia tiên tiến trên thế giới như: Đức, Thụy Sĩ, Hoa Kỳ, Nhật Bản,... hỗ trợ hiệu quả trong quá trình chẩn đoán và điều trị.

Hãy liên hệ tới hotline 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được tư vấn và đặt lịch khám ngay hôm nay.

Từ khóa » Di Lệch Xương Bánh Chè