Cúng Cô Hồn Hàng Tháng: Ngày Giờ Tốt, Sắm Lễ, Bài Khấn ĐÚNG Nhất?

Để được yên ổn làm ăn buôn bán, người kinh doanh không chỉ cúng cô hồn vào rằm tháng 7 mà còn cúng vào ngày mùng 2 và ngày 16 âm lịch hàng tháng. Vậy có nên cúng cô hồn hàng tháng? Cách cúng, bài khấn và kiêng kỵ khi cúng cô hồn hàng tháng (Mùng 2 và 16 âm lịch) như thế nào?.. Hãy cùng Tamlinh.org tìm hiểu.

  • Nhân quả, nghiệp báo và cách GIẢI NGHIỆP (Phần 1)
  • Sắm lễ đi chùa, đền, điện, miếu: Như thế nào cho ĐÚNG?
  • Vì sao phải kiêng ngày 3, 5, 7, 14, 23 âm lịch?
  • Sắm lễ, văn khấn, bài cúng khi bốc bát hương mới?
  • Bốc bát nhang: Quy tắc bốc & kiểm tra linh khí
  • Tại sao ngày Giỗ phải có bát cơm, quả trứng?
  • Nên cúng giỗ đến mấy đời là thôi?

cung co hon hang thang, mung 2, 16 am lich

Khi cúng cô hồn hàng tháng, nhất thiết nên có nồi cháo trắng hoặc chè.

Ý nghĩa của việc cúng cô hồn hàng tháng

Theo tín ngưỡng tâm linh của mọi người, thì việc chuẩn bị một mâm cúng cô hồn trọn gói giúp cho gia đình hòa hợp, công việc làm ăn được thuận lợi, không bị cô hồn quấy phá, quấy nhiễu.

Bên cạnh đó việc cúng cô hồn hàng tháng còn là một hành động bố thí, từ bi bác ái, muốn chia sẻ sự đau khổ cho các cô hồn, vong linh thiếu phước, luôn luôn bị đói khát triền miên, bơ vơ, sống vất vưởng không có nơi cư trú, lang thang không siêu thoát và nhất là không được người thân cúng giỗ cẩn thận.

Việc cúng cô hồn được coi như làm nhiều việc tích đức giúp cho cuộc sống ở cõi trần được hưởng sự an lành, thoải mái. Sẽ không bao giờ phải lo những cô hồn luôn luôn quấy nhiễu, cản trở công việc, sức khỏe.

Bạn đọc Phương Nam chia sẻ: "Lúc trước nhà em có 2 tầng, tầng trên để ngủ và tầng dưới để bán tạp hoá. Một tối nọ, mẹ và em gái lên tầng trên ngủ, em ở dưới nằm võng, xem tivi rồi ngủ quên.

Tới giữa khuya, em giật mình, mở mắt, từ ánh sáng hắt ra ở tivi, em nhin vào những khoảng tối trong nhà thì thấy có vài người, mặc quân phục bộ đội cũ màu lá úa đi khắp nơi trong nhà như đang lựa đồ.

Em sợ quá, định la lên mà không cử động được, mồm cứ há hốc. Rồi có một người, mặc quân phục cấp tướng hay tá gì đó, đến ngay bên võng nhìn em và nói:

- Chào đồng chí, dạo này đồng chí có khoẻ không??

Em sợ quá, nhắm nghiền mắt rồi niệm adidaphat, một lúc sau, em lại nghe người đó nói:

- Lâu rồi tụi tui mới gặp lại đồng chí, hẹn đồng chí mùng 2 hay 16 hằng tháng, tụi tui về thăm nữa.

Rồi mọi người chào kiểu quân ngũ, họ dần dần biến mất, cơ thể em lúc này mới dãn ra và ngủ đến sáng. Sáng bữa sau, em có nói với người nhà, mẹ dắt em đi coi thầy thì thầy bảo em kiếp trước là lính chết trận, những người về vừa rồi là đồng đội đi tìm thôi, không có ý phá phách gì đâu, hàng tháng cứ cúng kiếng ít lễ cho họ cho họ là được.

Kể từ đó cứ mùng 2, 16 hàng tháng là nhà em hay cúng như vậy, họ về thêm mấy lần nữa thì biến mất luôn không về

Có lẽ họ siêu thoát rồi phải không mọi người?"

Có nên cúng cô hồn hàng tháng?

Người xưa có quan niệm, mỗi người đều có ba hồn (ba hồn bảy vía hay ba hồn chín vía nói về nam giới hay nữ giới), khi chết : một hồn sống ở nơi chết, một hồn sống nơi mồ mả (coi như ngôi nhà mới của họ), và một hồn đi theo phán quan để được luận công tội khi còn sống. Nên người chết ở nơi nào hồn còn luẩn quẩn nơi đó, nếu chết ở nhà thì được thân nhân cúng giỗ cho ăn no mặc đẹp; khi chết ngoài đường xó chợ thì hồn sẽ vất vưỡng không nhà, không cơm ăn áo mặc, trở thành lũ “cô hồn các đảng” tụ họp nhau đi quậy phá cướp bóc các nơi.

Nói quậy phá cướp bóc là nói nghĩa bóng, còn người kinh doanh thấy buôn bán ế ẩm hoặc hay xảy ra chuyện này đến chuyện khác v.v… cho là lũ cô hồn đến đòi ăn, vì không biết nên bị quậy phá.

Để được yên ổn làm ăn buôn bán, người kinh doanh không chỉ cúng cô hồn vào rằm tháng 7 mà nên cúng vào ngày mùng 2 và ngày 16 âm lịch hàng tháng, thường mua các loại hàng mã gồm áo quần, giấy tiền vàng bạc, kẹo bánh trái cây cúng trước cửa nhà (hay nơi đang buôn bán) cùng đĩa muối gạo.

Tuy nhiên, nếu không biết cách hoặc cúng không đúng bài bản, thành ra không những không được phúc, mà còn bị phá. Vì vậy, nếu đã xác định cúng hàng tháng thì cần làm đúng và đều đặn. Nếu không chắc mình có thể cúng đúng và đều được, hãy làm phúc bố thí từ thiện, xâu cầu làm đường, xây trường, cúng dường chư Phật.... nhiều hơn cũng là cách tăng phúc đức và thay đổi vận khí mà không cần cúng cô hồn.

Cúng cô hồn hàng tháng vào ngày nào?

Cúng cô hồn thường diễn ra nhiều lần trong năm vào các ngày:

  • Mùng 2 và 16 âm lịch mỗi tháng (Miền Nam - dân kinh doanh)
  • Mùng 1 và 15 âm lịch mỗi tháng (Miền Bắc, Miền Trung - Dân kinh doanh)
  • Từ mùng 1 - rằm tháng 7 hằng năm (Áp dụng cho đại đa số cácgia đình ở cả 3 miền)

Cúng cô hồn giờ nào tốt?

Có rất nhiều thời điểm khác nhau chúng ta có thể lựa chọn để cúng cô hồn. Bạn có thể cúng bất kỳ thời điểm này trong ngày. Nhưng theo nhiều người, thời điểm thích hợp thường được các gia đình lựa chọn nhất là buổi chiều tối. Bởi quan niệm dân gian cho rằng ban ngày có ánh sáng quá mạnh khiến cô hồn rất yếu, khó có thể với tới những vật phẩm cúng của gia đình.

Vì vậy mà lựa chọn buổi chiều tối (khoảng từ 4 - 7h tối) cúng cô hồn là thích hợp nhất vì ánh sáng đã dịu bớt..

Lưu ý quan trọng khi tự cúng cô hồn hàng tháng?

  • Khi cúng phải đọc “chú" ĐÚNG và ĐỦ. Ví dụ "chú biến thực” để biến đồ ăn ít thành nhiều, đủ cho cô hồn thụ hưởng. Nhưng có rất nhiều người cúng mà không đọc "chú", mời cô hồn khắp nơi về mà không đủ đồ cho họ ăn, thành ra có khi còn bị cô hồn quậy phá dữ hơn.
  • Lễ cúng phải đặt trước cửa nhà hoặc trước cửa hàng
  • Đồ cúng xong nên phân phát đi.
  • Đồ mã thì đốt tại chỗ, muối gạo thì rải ra xa 8 hướng.

Sắm lễ cúng cô hồn hàng tháng (mùng 2, 16) như thế nào?

ĐỒ CÚNG CÔ HỒN hàng tháng chuẩn bị mỗi thứ một ít, không cần quá nhiều:

  • 1/ Muối gạo (1 đĩa)
  • 2/ Cháo trắng nấu lỏng ( 12 chén nhỏ ), hoặc 3 vắt cơm.
  • 3/ 12 cục đường thẻ.
  • 4/ Giấy áo, giấy tiền vàng bạc, tiền giấy
  • 5/ Bắp rang
  • 6/ Mía (để nguyên vỏ và chặt tùng khúc nhỏ độ 15 cm )
  • 7/ Bánh, kẹo (tuỳ tâm).
  • 8/ Nước: 3 ly nhỏ, 3 cây nhang, 2 ngọn nến nhỏ.

Ngoài ra có thể chuẩn bị thêm đĩa trái cây và bình hoa nhỏ cho tươm tất. Phần cúng quan trọng nhất là món cháo loãng. Quan niệm dân gian cho rằng, món này dành cho những linh hồn bị đày đọa có thực quản nhỏ và hẹp nên không thể nuốt được thức ăn thông thường. Bởi vậy, khi chuẩn bị mâm cúng đúng cách cúng cô hồn nhất thiết cần phải có món cháo loãng.

Văn khấn cúng cô hồn hàng tháng?

KÍNH LỄ MƯỜI PHƯƠNG TAM BẢO CHỨNG MINH

Hôm nay ngày……tháng……năm………………(Âm lịch). Con tên là:…………………..tuổi……………….Ngụ tại số nhà …, đường…, phường (xã)… , quận (huyện ) ……………,tỉnh (Tp):…………………

Trân trọng kính mời các chư vị khuất mặt, khuất mày, kẻ lớn, người nhỏ, thập loại cô hồn, các Đảng, âm binh ngoài đường, ngoài xá, hửu danh vô vị, hửu vị vô danh, các chiến sĩ trận vong, đồng bào tử nạn…về nơi đây hưởng lộc thực đầy đủ… Phát lòng thành tịnh, thiết lập đạo tràng, bày tiệc cam lồ, Kỳ an gia trạch, Kỳ an bổn mạng. Nhờ ơn tế độ, thêm sự phước duyên, nguyện xin gia đình yên ổn, thuận lợi bán buôn, phù hộ được buôn may bán đắt, mọi sự được sở cầu như ý, dòng họ quy hướng đạo mầu, con cháu học hành tinh tiến, nguyện cầu thế giới hòa bình, nhơn sanh phước lạc.

Nam mô Phật, Nam mô Pháp, Nam mô Tăng. Độ cho nhứt thiết siêu thăng thượng đài.

– Đọc chân ngôn (chú) biến thực: (biến thức ăn cho nhiều): NAM MÔ TÁT PHẠ ĐÁT THA, NGA ĐÀ PHẠ LÔ CHỈ ĐẾ , ÁN TÁM BẠT RA, TÁM BẠT RA HỒNG (7 lần)

- Đọc chân ngôn (chú) Cam lồ thủy: (biến nước uống cho nhiều): NAM MÔ TÔ RÔ BÀ DA, ĐÁT THA NGA ĐA DA, ĐÁT ĐIỆT THA. ÁN TÔ RÔ, TÔ RÔ, BÁT RA TÔ RÔ, BÁT RA TÔ RÔ , TA BÀ HA .(7 lần)

- Đọc chân ngôn (chú) cúng dường: ÁN NGA NGA NẴNG TAM BÀ PHẠT PHIỆT NHỰT RA HỒNG (7 lần).

Cách mời cô hồn đi

Sau khi chuẩn bị đầy đủ các yêu cầu nêu trên, cúng xong là vẫn chưa đủ mà phải mời cô hồn, các vong đi, tức là phải có thủ tục “tiễn khách”. Nếu quên, các vong sẽ ở lại nhà của gia chủ, quẩn quanh không đi được, tức là vô tình người cúng đã đưa vong hồn vào nhà.

Do vậy, trong bài cúng thường có đoạn mà người cúng nhất thiết không được quên: “Bây giờ nhận hưởng xong rồi; Dắt nhau già trẻ về nơi âm phần”, sau đó vãi gạo, muối ra sân, ra đường và đốt vàng mã. Thủ tục như vậy là xong xuôi, yên tâm.

Ở nước ta có tục giật cô hồn (thinh hành ở miền Nam) tức người sống giành giật những mâm cúng, gia chủ phát tiền cho người sống. Họ tin nếu người sống mà giành giật càng đông, tức họ đã mua chuộc được lũ cô hồn các đảng không đến quấy phá gia đình mình. Tục giật cô hồn có ý nghĩa đẹp ở chỗ gia chủ cúng xong rồi phân phát một số thực phẩm, đồ đạc, tiền coi như một dịp tốt để làm từ thiện bày tỏ tấm lòng chia sẻ, giúp đỡ những người nghèo khó. Tuy nhiên, cũng có biến tướng khi có “cô hồn” sống bằng xương bằng thịt lười lao động cũng đi tranh cướp đồ cúng gây mất trật tự an ninh.

Ăn các đồ cúng cô hồn có bị sao không?

Ăn đồ cúng cô hồn có bị nhiễm âm khí hay bị vong nhập vào người không thì khẳng định không có vấn đề gì. Thực hiện thành tâm đúng các điều nêu trên, nhớ mời cô hồn đi và hóa vàng xong thì không phải lo sợ điều gì.

Nếu không ăn thì có thể cho ai đó, ngày xưa có khái niệm cho người ăn mày, nhưng nay thì không còn. Thông tin cho rằng không được ăn các đồ cúng cô hồn là không chính xác, sẽ là sự hoang phí vô cùng nếu đồ cúng cô hồn phải đổ đi vì “lo sợ” vong nhập trừ trường hợp không thể ăn được, ví dụ ruồi nhặng rơi vào bát cháo lúc cúng xong.

Cúng cô hồn sai cách là đưa vong hồn vào nhà

Trường hợp cúng sai cách tức là không tuân thủ các nguyên tắc nêu trên, dẫn đến việc đưa vong hồn vào nhà một cách vô tình thì phải làm sao để hóa giải.

Về cơ bản trần sao âm vậy, các vong khi đã quẩn quanh có thể sẽ quấy nhiễu gia chủ, hoặc có thể giúp gia chủ thuận lợi nhiều đường, tuy nhiên ít ai thấy nói tới điều này.

Trường hợp cúng cô hồn xong, nếu gia đinh gặp nhiều bất an, ngủ không yên giấc, trẻ con hay quấy khóc thì cách thức xử lý như sau: làm một mâm cơm mặn hoặc chay, hoặc có thể chỉ là hoa quả, có đèn (nến), nước, bánh kẹo (nếu có), một ít tiền vàng mã dâng lên bàn thờ gia đình, thành tâm khấn vái: chư Phật, quan thần linh thổ địa (giống như công an phường trên dương gian) và gia tiên tiền tổ do gia đình làm lễ cúng cô hồn theo tập tục tố đẹp của người Việt cứu giúp cho những linh hồn khốn khổ nhưng có sai sót quên không mời đi nên có chúng sinh, cô hồn lai vãng trong nhà không siêu thoát được ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày, kính xin “bề trên” phù hộ độ trì “dẫn dắt” hoặc “chỉ đường dẫn lối” cho các vong này đi về nơi âm giới, sau đó thiêu hóa vàng mã.

Đặc biệt những điều cần tránh khi cúng cô hồn hàng tháng?

  • Nên đặt lễ cúng cô hồn ngoài trời hoặc là hành lang, không được đặt mâm cúng trong nhà.
  • Hãy đặt lễ cúng cô hồn trước cửa nhà hay nơi đang buôn bán.
  • Sau khi cúng xong, nên hóa áo giấy vàng mã ngay tại chỗ và lấy đĩa muối gạo rải ra xa 8 hướng.
  • Nên cúng cô hồn sau 12 giờ trưa, bởi vì theo quan niệm của người xưa thì khi mặt trời mọc đến 12 giờ trưa là giờ dương khí, còn sau giờ trưa đến tối là giờ âm khí.
  • Khi rải tiền vàng ra mâm cúng phải để 4 hướng Đông, Nam, Tây, Bắc, mỗi hướng từ 3 - 5 - 7 cây nhang.
  • Nhiều người cho rằng cúng đồ chay thì các cô hồn dễ siêu thoát hơn. Tuy nhiên cúng đồ mặn cũng được, tùy theo điều kiện của bạn. Bên cạnh đó, khi cúng không nên cầu xin gì chỉ thành tâm gửi hương hoa trà quả lấy lộc cho các cô hồn.
  • Không nên để trẻ con, phụ nữ mang thai và người già lại gần khi cúng cô hồn vì dễ bị cô hồn trêu chọc và quấy rối.
  • Không nên đọc bài vấn khấn cúng cô hồn khi chưa diễn ra lễ cúng vì đây là một điều không tốt.
  • Khi mua lễ vật, tiền vàng phải từ 15 lễ trở lên (hàng tháng), quần áo chúng sinh từ 20 đến 50 bộ đối với lễ cúng cô hồn rằm tháng 7.
  • Không được ăn vụng đồ cúng, giữ cho động vật như mèo hay chó tránh xa các mâm đồ cúng trong thời gian làm lễ.

Tamlinh.org (Tổng hợp)

Từ khóa » Cúng Các Bác Mấy Giờ