Củng Cố Kiến Thức Văn Bản "Trong Lòng Mẹ" - Nguyên Hồng
Có thể bạn quan tâm
I. Vài nét về tác giả, tác phẩm
- Tác giả:
– Nguyên Hồng sinh ở thành phố Nam Định, nhưng Hải Phòng cửa biển đã khơi dậy và gắn bó với ông, với sự nghiệp văn chương của ông. Tác phẩm của ông thường viết về những con người nghèo khổ dưới đáy xã hội, với một lòng yêu thương đồng cảm vì vậy ông được coi là nhà văn của những con người cung khổ .
– Trong thế giới nhân vật của ông xuất hiện nhiều người bà, người mẹ, người chị , những cô bé, cậu bé khốn khổ nhưng nhân hậu . Ông viết về họ bằng cả trái tim yêu thương và thắm thiết của mình. Ông được mệnh danh là nhà văn của phụ nữ và trẻ em. Văn xuôi của ông giàu chát trữ tình, nhiều khi dạt dào cảm xúc và hết mực chân thành. Ông thành công hơn cả ở thể loại tiểu thuyết.
2. Tác phẩm
– Những ngày thơ ấu là tập hồi ký tự truyện gồm 9 chương:
Chương 1: Tiếng kèn.
Chương 2: Chúa thương xót chúng tôi.
Chương 3: Truỵ lạc.
Chương 4: Trong lòng mẹ
Chương 5: Đêm nôen
Chương 6: Trọn đêm đông.
Chương 7: Đồng xu cái .
Chương 8: Sa ngã.
Chương 9: Bước ngoặt
-Thể loại: Hồi kí tự truyện
– PTBĐ: Tự sự , biểu cảm.
– Ngôi kể: thứ 1
– Người kể: chú bé Hồng. Tác dụng: Tạo tính chân thực; dễ dàng bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ của bản thân.
– Nội dung:
– Nghệ thuật: Lối kể chuyện chân thật, giản dị , giàu chất trư tình; Miêu tả tâm lí nhân vật rõ nét, sâu sắc:
+ Tâm trạng đớn đau, căm hận cháy bỏng của chú bé Hồng trong cuộc trò chuyện với bà cô.
+ Cảm giác sung sướng tột độ khi được ngồi trong lòng mẹ.
+ Lựa chọn ngôi kể thứ nhất tạo cảm xúc chân thực.
+ Sử dụng nhiều hình ảnh so sánh, liệt kê…
II.Phân tích :
- Nhân vật bé Hồng
a. Hoàn cảnh:
Là kết quả của cuộc hôn nhân không có tình yêu. Bố nghiện ngập, gia đình trở nên sa sút rồi bần cùng. Bố chết, chưa đoạn tang chồng, nhưng vì nợ nần cùng túng quá, mẹ phải bỏ đi tha phương cầu thực . Bé Hồng mồ côi, bơ vơ thiếu vắng tình thương của mẹ, phải sống trong sự ghẻ lạnh của bà cô và họ hàng bên cha. Luôn bị bà cô tìm cách chia tách tình mẫu tử.
b. Đặc điểm:
Bé Hồng luôn hiểu và bênh vực mẹ: Mẹ dù đi tha hương cầu thực, phải sống trong cảnh ăn chực nằm chờ bên nội . Bà cô luôn soi mói, dèm pha tìm cách chia cắt tình mẫu tử . Với trái tim nhạy cảm và bản tính thông minh, Hồng đã phát hiện ra ý nghĩ cay độc trong giọng nói khi cười rất kịch của bà cô. Em biết rất rõ bà cô cố gieo rắc vào đầu óc em những ý nghĩ để em khinh miệt vf ruồng rẫy mẹ. Bằng tình yêu thương mẹ, bé Hồng đã rất hiểu , thông cảm với cảnh ngộ của mẹ nên em đã bênh vực mẹ . Càng thương mẹ bao nhiêu, em càng ghê tởm, căm thù những cổ tục phong kiến đã đầy đoạ mẹ . Một ý nghĩ táo tợn như một cơn giông tố đang trào dâng trong em.
Bé Hồng luôn khao khát được gặp mẹ. Khao khát đó của Hồng chẳng khác nào khao khát của người bộ hành trên sa mạc khao khát một dòng nước, và em sẽ gục ngã khi người ngồi trên chiếc xe kéo kia không phải là mẹ . Em đã ung sướng và hạnh phúc khi được ngôi trong lòng mẹ . Khi mẹ gọi, em trèo lên xe, mừng ríu cả chân lại. Em oà lên và cứ thế nức nở. Đó là giọt nước mắt của sự tủi thân bàng hoang. Trong cái cảm giác sung sướng của đứa con ngôi cạnh mẹ, em đã cảm nhận được vẻ đẹp của mẹ. Em mê man, ngây ngất đắm say trong tình yêu thương của mẹ.
2. Nhân vật mẹ bé Hồng:
– Là phụ nữ gặp nhiều trái ngng, bất hạnh trong cuộc đời . Thời xuân sắc là một phụ nữ đẹp nhất phố hàng cau, bị ép duyên cho một người hơn gấp đôi tuổi mình. Bà chôn vùi tuổi xuân trong cuộc hôn nhân ép buộc. Chồng chết, với trái tim khao khát yêu thương, bà đã đi bước nữa thì bị cả xã hội lên án.
– Luôn sống tình nghĩa : Đến ngày giỗ đầu của chồng- về.
– Yêu thương con: Khi gặp con khi được ôm hình hài máu mủ đã làm cho ngươi mẹ lại tươi đẹp.
3. Hình ảnh bà cô
Có tâm địa xấu xa độc ác. Bà là người đại diện, là người phát ngôn cho những hủ tục phong kiến. Bà được đào tạo từ xã hội phong kiến nên suy nghĩ của bà mang nặng tính chất cổ hủ.
Bà cô bé Hồng là người có tâm địa đen tối. Bà không hề yêu thương, lo lắng cho cháu mà chỉ muốn kéo đứa cháu đáng thương vào một trò đùa ác độc đã dàn tính sẵn để khoét sâu nỗi đau, nỗi bất hạnh của bé Hồng. Cái cử chỉ “vỗ vai cười nói thật giả dối, ác độc đầy ác ý. Đến khi chú bé phẫn uất, nức nở “cười dài trong tiếng khóc”, bà cô vẫn không mảy may xúc động. Bà ta như vô cảm, lạnh lùng và có phần thích thú trước nỗi đắng cay của đứa cháu. Chỉ đến khi đứa cháu nghẹn lời, khóc không ra tiếng bà ta mới giả bộ an ủi cháu và tỏ sự ngậm ngùi, thương xót người đã mất. Đến đây nét tính cách trong bản chất của bà cô đã phơi bày toàn bộ:đó là một người phụ nữ lạnh lùng,độc ác, giả dối, thâm hiểm, tàn nhẫn đến khô héo cả tình máu mủ, ruột rà.
Bà cô là hình ảnh mang ý nghĩa tố cáo những hạng người sống tàn nhẫn, khô héo cả tình máu mủ (không có tình thương) trong XH PK lúc bấy giờ.
4. Nghệ thuật đoạn trích
Những ngày thơ ấu là cuốn tiểu thuyết tự truyện thuộc thể hồi ký có sự kết hợp hài hoà giữa sự kiện và bày tỏ cảm xúc, là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Nguyên Hồng tha thiết, giàu chất trữ tình và thấm đẫm cảm xúc.
III. Luyện tập
Đề 1
Qua đoạn trích: Trong lòng mẹ, em hãy làm sáng tỏ nhận định sau: Đoạn trích trong lòng mẹ đã ghi lại những rung động cực điểm của một linh hồn trẻ dại.
Gợi ý:
- Đau đớn xót xa đến tột cùng:
Lúc đầu khi nghe bà cô nhắc đến mẹ, Hồng chỉ cố nuốt niềm thương, nỗi đau trong lòng. Nhưng khi bà cô cố ý muốn lăng nhục mẹ một cách tàn nhẫn, trắng trợn…Hồng đã không kìm nén được nỗi đau đớn, sự uất ức : “Cổ họng nghẹn ứ lại , khóc không ra tiếng ”. Từ chỗ chôn chặt kìm nén nỗi đau đớn, uất ức trong lòng càng bừng lên dữ dội.
2. Căm ghét đến cao độ những cổ tục .
Cuộc đời nghiệt ngã, bất côngđã tước đoạt của mẹ tất cả tuổi xuân, niềm vui, hạnh phúc…Càng yêu thương mẹ bao nhiêu, thi nỗi căm thù xã hội càng sâu sắc quyết liệt báy nhiêu: “Giá những cổ tục kia là một vật như ……… mới thôi”.
3. Niềm khao khát được gặp mẹ lên tới cực điểm
Những ngày tháng xa mẹ, Hồng phải sống trong đau khổthiếu thốn cả vật chất, tinh thần . Có những đêm Nô-en, em đi lang thang trên phố trong sự cô đơn và đau khổ vì nhớ thương mẹ. Có những ngày chờ mẹ bên bến tầu, để rồi trở về trong nỗi buồn bực…..nên nỗi khao khát được gặp mẹ trong lòng em lên tới cực điểm …
4. Niềm vui sướng, hạnh phúc lên tới cực điểm khi được ở trong lòng mẹ.
Niềm sung sướng lên tới cức điểm khi bên tai Hồng câu nói của bà cô đã chìm đi, chỉ còn cảm giác ấm áp, hạnh phúc của đứa con khi sống trong lòng mẹ.
Đề 2. Hãy chỉ ra biện pháp nghệ thuật trong các câu văn sau và nêu tác dụng:
a. “Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi.”
– NT: so sánh( cổ tục với hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ), nói quá và liệt kê.
– Tác dụng: + gợi hình ảnh sinh động, rõ nét
+ Thể hiện thái độ căm ghét những hủ tục của chú bé Hồng vì chúng đã gây nên những bất hạnh, khổ đau cho mẹ mình
+ Mong muốn phá bỏ những hủ tục để bảo vệ mẹ.
-> Thể hiện tình yêu thương mẹ mãnh liệt, tình mẫu tử sâu sắc.
b. “Và cái lầm tưởng đó không những làm tôi thẹn mà còn tủi cực nữa, khác gì ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc.”
– NT: so sánh: Bóng dáng người mẹ xuất hiện trước cặp mắt trông đợi mỏi mòn của đứa con giống như dòng suối trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước mắt gần như rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc
– Tác dụng: + Thể hiện nỗi khát khao được sống trong tình mẹ như người bộ hành giữa sa mạc khao khát gặp dòng nước mát và bóng râm.
+ Cậu nhận ra mẹ bằng linh cảm, bằng sợi dây của tình mẫu tử
+ Cái hay và hấp dẫn của hình ảnh so sánh là những giả thiết tác giả tự đặt ra nhằm cực tả nỗi xúc động của tâm trạng trong tình huống cụ thể. Đây là một so sánh giả định, đọc đáo, mới lạ và phù hợp với việc bộc lộ tâm trạng từ hi vọng tột cùng đến tuyệt vọng tột cùng.
Đề 3. Trình bày suy nghĩ của em về vai trò của gia đình đối với cuộc sống của mỗi người.
1.Mở đoạn: Đối với mỗi người, từ khi sinh ra và lớn lên luôn có một chiếc nôi ấm áp bao bọc, chở che đó là gia đình.
2. Thân đoạn:
– Vậy gia đình là gì? Gia đình là nơi ta sinh ra và lớn lên, là nơi ta không chỉ được nuôi dưỡng về thể chất mà còn được bồi đắp về tâm hồn, tình cảm.
– Gia đình có vai trò vô cùng to lớn đối với mỗi người.
+ Gia đình chính là trường học đầu tiên , ông bà , cha mẹ chính là người thầy, người cô đầu tiên của mỗi người. nếu không có gia đình, mỗi người sẽ chẳng thể lớn lên cả về thể chất, tâm hồn và nhân cách.
+ Trong mỗi thành công hay thất bại của cuộc đời, ta luôn có gia đình là điểm tựa; gia đình luôn dang rộng vòng tay đón ta trở về.
+ Gia đình chính là gói hành trang vững chắc nâng đỡ bước chân ta trên hành trình dài rộng của cuộc đời.
– Mở rộng: Thật đáng thương cho nhưng ai không có gia đình và thật đáng căm phẫn cho những kẻ không biết trân trọng tình cảm gia đình.
3.Kết đoạn: Liên hệ bản thân: hiểu và trân quý tình cảm gia đình thiêng liêng, có những hành động, việc làm thiết thực để giữ gìn và vun đắp tình cảm gia đình.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
No related posts.
Từ khóa » Câu Hỏi ôn Tập Bài Trong Lòng Mẹ
-
Câu Hỏi ôn Tập Bài Trong Lòng Mẹ Chọn Lọc - Ngữ Văn Lớp 8
-
Câu Hỏi Bài Trong Lòng Mẹ Hay, Chọn Lọc - Ngữ Văn Lớp 8
-
45 Bài Tập Trắc Nghiệm Trong Lòng Mẹ Có đáp án - Ngữ Văn Lớp 8
-
Câu Hỏi Xoay Quanh Bài: Trong Lòng Mẹ
-
Trắc Nghiệm Ngữ Văn 8: Bài Trong Lòng Mẹ | Tech12h
-
Ôn Tập Văn Bản Trong Lòng Mẹ - Đề Kiểm Tra Đọc -hiểu
-
34 Câu Trắc Nghiệm Trong Lòng Mẹ Có đáp án - Ngữ Văn 8
-
Đề Cương ôn Tập Học Kì 1 Ngữ Văn Lớp 8 Bài Trong Lòng Mẹ
-
Ôn Tập Văn Bản Trong Lòng Mẹ - Tài Liệu Text - 123doc
-
Trắc Nghiệm Ngữ Văn 8: Bài Trong Lòng Mẹ
-
Trắc Nghiệm Ngữ Văn 8: Bài Trong Lòng Mẹ - .vn
-
Top 7 Trong Lòng Mẹ Thuộc Thể Loại Gì
-
1000 Câu Hỏi ôn Tập Môn Ngữ Văn Lớp 8 Có đáp án, Cực Hay
-
Câu Hỏi Cuối Bài Phần đọc Hiểu Bài: Trong Lòng Mẹ