Cúng đầy Tháng Bé Gái - Mọi điều Mẹ Cần Biết Từ A đến Z - Mamamy
Có thể bạn quan tâm
Trong thời đại hiện đại, việc tổ chức lễ cúng đầy tháng cho bé gái là một nghi lễ quan trọng và đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng, đặc biệt là đối với những bậc cha mẹ trẻ làm lần đầu. Điều này thường gây bối rối cho những người mới làm cha mẹ vì băn khoăn không biết nên cúng gì, chuẩn bị mâm cúng ra sao và các vấn đề phức tạp khác liên quan đến lễ nghi này. Bài viết sau sẽ giúp các mẹ được gỡ rối cũng như có cái nhìn tổng quan, đầy đủ và chi tiết hơn về cách tổ chức một lễ cúng đầy tháng cho bé gái một cách chuẩn chỉnh và ý nghĩa nhất nhé!
Mục lục
- 1. Cúng đầy tháng bé gái là gì?
- 2. Cách tính đầy tháng cho bé gái
- 3. Chuẩn bị mâm cúng đầy tháng bé gái chuẩn
- 3.1. Cúng 12 bà Mụ
- 3.2. Cúng Đức ông và 3 đức thầy
- 4. Cách xếp bàn cúng đầy tháng bé gái
- 4.1. Nguyên tắc xôi quả:
- 4.2. Cách sắp xếp mâm cúng:
- 5. Nghi thức cúng đầy tháng cho bé gái
- 6. Bài văn khấn cúng mụ đầy tháng cho bé gái
- 7. 10 lưu ý cần kiêng kị khi cúng mụ cho con gái
1. Cúng đầy tháng bé gái là gì?
Trong văn hóa dân gian Việt Nam, nghi thức cúng đầy tháng được coi là một trong những nghi lễ trọng đại, nhằm cầu nguyện cho em bé có một cuộc sống an lành, khỏe mạnh và may mắn. Có nhiều câu chuyện, truyền thuyết về nguồn gốc của nghi thức cúng đầy tháng, một trong số đó là câu chuyện về 12 Bà Mụ. Theo truyền thuyết, khi người phụ nữ mang thai, 12 Bà Mụ sẽ chịu trách nhiệm tạo ra các bộ phận của em bé, mỗi Bà Mụ đảm nhiệm một giai đoạn khác nhau trong quá trình sinh nở. Khi em bé được sinh ra, 12 Bà Mụ sẽ đến để đón em bé về với gia đình. Để tri ân công lao của các Bà Mụ và cầu nguyện cho em bé có cuộc sống an lành, gia đình sẽ tổ chức lễ đầy tháng cho em bé gái. Các bà mụ ở đây gồm 12 bà mụ tiên nương và 1 bà mụ chúa. Tục lệ này có nguồn gốc từ hình thức tín ngưỡng dân gian mang đậm dấu ấn tín ngưỡng thờ mẫu của người Việt.
- Ý nghĩa của cúng đầy tháng bé gái:
Ngày xưa ở Việt Nam em bé sinh ra sẽ chưa được đặt tên ngay. Bởi vì do điều kiện y tế và cuộc sống thấp nên tỷ lệ tử vong của em bé rất cao. Nếu đã qua được mốc 1 tháng tuổi thì rõ ràng đã trải qua được một cột mốc vô cùng quan trọng của bé rồi. Chính vì thế tục cúng mụ đầy tháng của người xưa vô cùng quan trọng. Đây là dấu mốc đáng nhớ và cũng là đáng mừng với gia đình và dòng họ.
Ngày nay nền y tế phát triển mạnh, cuộc sống cũng nâng cao nên không còn như thời trước. Nhưng lễ cúng mụ cho bé gái khi đầy tháng vẫn được các gia đình duy trì như một nét văn hóa đẹp của truyền thống.
Trong ngày đầy tháng này các gia đình sẽ chuẩn bị một mâm lễ cúng đầy đủ để dâng lên tạ ơn các bà mụ đã che chở cho bé trong suốt thời gian từ lúc trong bụng mẹ, đồng thời cũng xin các bà mụ tiếp tục che chở và phù hộ cho bé trong những ngày tháng tiếp theo.
Chính vì thế lễ cúng đầy tháng bé gái còn gọi là lễ cúng bà mụ. Các bà mụ này gồm có 12 bà mụ tiên nương và 1 Bà mụ chúa (có nơi thì quan niệm là 12 bà mụ và 3 đức ông) gồm có:
- Mụ bà Trần Tứ Nương coi việc sanh đẻ (chú sanh).
- Mụ bà Vạn Tứ Nương coi việc thai nghén (chú thai).
- Mụ bà Lâm Cửu Nương coi việc thụ thai (thủ thai).
- Mụ bà Lưu Thất Nương coi việc nặn hình hài nam, nữ cho đứa bé (chú nam nữ).
- Mụ bà Lâm Nhất Nương coi việc chăm sóc bào thai (an thai).
- Mụ bà Lý Đại Nương coi việc chuyển dạ (chuyển sanh).
- Mụ bà Hứa Đại Nương coi việc khai hoa nở nhụy (hộ sản).
- Mụ bà Cao Tứ Nương coi việc ở cữ (dưỡng sanh).
- Mụ bà Tăng Ngũ Nương coi việc chăm sóc trẻ sơ sinh (bảo tống).
- Mụ bà Mã Ngũ Nương coi việc ẵm bồng con trẻ (tống tử).
- Mụ bà Trúc Ngũ Nương coi việc giữ trẻ (bảo tử).
- Mụ bà Nguyễn Tam Nương coi việc chứng kiến và giám sát việc sinh đẻ (giám sanh).
Ngoài 12 bà mụ tiên nương kể trên thì còn Bà mụ chúa (có nơi thì cho rằng 3 đức ông).
Lễ cúng tạ bà mụ khi bé 1 tháng thì gọi là đầy tháng, khi bé tròn 1 tuổi là thôi nôi. Ngoài ra ở các mốc khác như lúc 3, 6, 9 tuổi đều có làm lễ cúng người ta vẫn gọi là cúng đốt hoặc cúng căn.
Xem thêm: Tên mang lại may mắn cho bé
2. Cách tính đầy tháng cho bé gái
Ở Việt Nam, lễ đầy tháng thường được xác định dựa trên lịch âm . Theo truyền thống, ông bà ta xưa thường nói “Gái lùi hai, trai lùi một,” nghĩa là lễ cúng đầy tháng cho bé gái sẽ diễn ra sau đó 2 ngày so với ngày bé chào đời tính theo lịch âm lịch.
Chẳng hạn, nếu ngày sinh âm lịch của bé là ngày 10 tháng 11, thì lễ đầy tháng sẽ được tổ chức vào ngày 8 tháng 11 âm lịch. Thời điểm thực hiện lễ cúng thường chọn vào sáng sớm hoặc chiều tối.
Tuy nhiên, trong thời đại hiện đại, nhiều gia đình bố mẹ thích ứng và chọn cúng đầy tháng cho bé gái theo lịch dương để thuận tiện và dễ theo dõi hơn thay vì tuân theo cách tính đầy tháng truyền thống. Đây cũng là một lựa chọn phổ biến và không hề sai nên các mẹ không cần lo lắng quá đâu nhé!
3. Chuẩn bị mâm cúng đầy tháng bé gái chuẩn
Dù một buổi lễ cúng đầy tháng cho bé gái được bố mẹ tổ chức đơn giản hay cầu kì thì việc chuẩn bị những lễ vật quan trọng là không thể thiếu trong mọi buổi lễ cúng đầy tháng. Tùy theo điều kiện và mong muốn thì mỗi gia đình thường có cách tổ chức mâm cúng đầy tháng cho bé gái khác nhau nhưng dưới đây là một số đồ cúng quan trọng không thể thiếu:
- Xôi gấc.
- Chè viên (chè trôi nước).
- Gà trống hoặc vịt luộc (cúng chay không cần).
- Hoa tươi.
- Trái cây tươi.
- Trầu têm cánh phượng.
- Đèn cầy.
- Trà, rượu.
- Bộ giấy cúng bà mụ.
- Tiền vàng mã.
Ngoài ra có thể cúng thêm heo quay, bánh kẹo, nước ngọt… Nói chung mâm cúng đầy tháng cho bé gái cũng giống như cho bé trai, chỉ khác là sử dụng chè trôi nước, còn lễ bé trai dùng chè đậu trắng.
Đồ cúng đầy tháng cho bé gái mẹ sẽ cần chia làm 2 mâm: mâm cúng 12 bà Mụ và mâm cúng Đức ông 3 Đức thầy.
3.1. Cúng 12 bà Mụ
- 12 chén chè (tùy theo vùng miền: cúng đầy tháng cho con gái người Nam hay cúng chè trôi nước, người Bắc cúng chè tàu soạn, người Huế cúng chè đậu xanh).
- 12 đĩa xôi (tùy theo vùng miền: người Nam hay cúng xôi gấc, người Bắc cúng xôi vò, người Huế cúng xôi đậu xanh).
- 12 chén cháo (có thể là cháo gà)
- Các loại bánh dành cho trẻ con xếp thành 12 đĩa.
- 2 kg thịt quay
- Bánh hỏi chia làm 12 đĩa
- 12 ly rượu nhỏ.
- 12 miếng trầu têm cánh phượng.
- 12 ly nước.
- 12 cây đèn cầy.
- 12 đôi hài giấy.
- 12 bộ áo giấy.
3.2. Cúng Đức ông và 3 đức thầy
- 1 con gà trống luộc (nên cúng chay).
- 1 đĩa xôi lớn.
- 1 tô chè (trôi nước hoặc chè đậu).
- 1 đĩa trái cây.
- 1 bình hoa tươi.
- 1 chén gạo.
- 1 chén muối.
- 3 miếng trầu têm cánh phượng.
- 3 ly trà.
- 3 ly rượu.
- 1 đôi hài giấy (to hơn của 12 bà mụ).
- 1 bộ áo giấy (to hơn của 12 bà mụ).
- 1 bộ giấy cúng bà mụ (giấy bình an, mẹ sanh mẹ độ, tiền vàng mã).
4. Cách xếp bàn cúng đầy tháng bé gái
Việc xếp bàn cúng đầy tháng cho bé gái là một phần quan trọng trong chuẩn bị cho buổi lễ trọng đại này. Cách sắp xếp không chỉ tạo nên không khí ấm cúng, mà còn tôn vinh đúng những giá trị truyền thống và tâm linh. Dưới đây là một số gợi ý giúp mẹ tạo ra bàn cúng đầy tháng bé gái ý nghĩa và đẹp mắt nhất
4.1. Nguyên tắc xôi quả:
- Bàn cúng có thể được xếp theo nguyên tắc “Đông bình Tây quả,” tức là ở phía đông bạn có thể đặt bình bông hoa, các lễ vật cúng, trong khi ở phía tây là nơi bày trí các đồ ăn và thức uống.
- Việc sắp xếp theo nguyên tắc này tạo nên sự cân đối và hài hòa, phản ánh sự tròn đầy, tròn trịa của cuộc sống.
4.2. Cách sắp xếp mâm cúng:
- Lễ vật cúng đầy tháng bé gái có thể được sắp xếp trên hai bàn chính: một bàn lớn cho 12 bà Mụ và một bàn nhỏ cho Đức ông và ba thầy.
- Cố gắng để mâm cúng trên bàn đầy đủ và trang trí mỹ quan, với các đồ ăn và lễ vật được xếp theo thứ tự và ý nghĩa tâm linh.
Mách nhỏ mẹ chút xíu là trước đây phong tục cúng sẽ chia thành 2 bàn rõ rệt là bàn 12 bà mụ tiên nương riêng và bàn bà mụ chúa ở riêng (thường ở cao hơn cỡ 1 tấc) nhưng ngày nay để rút gọn lại thì các gia đình có thể bày chung một bàn
5. Nghi thức cúng đầy tháng cho bé gái
Sau khi chuẩn bị đầy đủ thì bước quan trọng nhất cũng là bước khiến nhiều phụ huynh đau đầu vì quá nhiều thông tin cần nhớ cũng chính là phần quan trọng nhất của buổi lễ: nghi thức cúng đầy tháng cho bé gái. Việc thực hiện làm sao cho đầy đủ, đúng với lễ nghi và niềm tin tâm linh nhằm cầu mong cho đứa trẻ được bình an, khỏe mạnh được nhiều bậc cha mẹ quan tâm, nghiên cứu. Vậy bố mẹ hãy tham khảo một vài lưu ý dưới đây để buổi lễ diễn ra suôn sẻ và thuận lợi hơn nhé:
Trước khi cho bé ra mắt gia đình họ hàng là nghi thức cúng, tạ ơn ông bà. Bà nội hoặc bà ngoại sẽ là người đứng ra thắp nhang và khấn vái, để tỏ lòng biết ơn tôn kính đối với các bậc bề trên.
Gia đình sắp xếp mâm cúng ở trong nhà, mọi người đã đến đông đủ thì người lớn trong nhà sẽ bắt đầu nghi lễ thường thường là sáng sớm hoặc buổi chiều.
6. Bài văn khấn cúng mụ đầy tháng cho bé gái
Hiện nay, mẹ có thể dễ dàng tìm kiếm khá nhiều bài văn khấn cúng mụ cho bé gái ở các sách văn khấn hoặc trên những trang tìm kiếm như: Facebook, Google. Và dưới đây là gợi ý một bài văn khấn cúng đầy tháng cho bé gái được sử dụng phổ biến hiện nay và cũng khá dễ dàng để ba mẹ thực hiện.
7. 10 lưu ý cần kiêng kị khi cúng mụ cho con gái
Với những buổi lễ quan trọng mang ý nghĩa đặc biệt thiêng liêng như cúng mụ cho bé gái thì chắc chắn mẹ cũng sẽ bối rối khi không tránh khỏi những sai sót. Chính vì vậy dưới đây là 10 điều mẹ nên lưu ý để buổi lễ diễn ra trang trọng và êm xuôi nhất:
- Lễ vật cúng nên xếp cân đối trên 2 bàn: 1 to và 1 nhỏ. Bàn to bày đồ cúng 12 bà Mụ, bàn nhỏ bày đồ cúng Đức ông và 3 Thầy
- Khi cúng tất cả các thành viên trong gia đình nên có mặt đầy đủ
- Thời gian tốt nhất để tiến hành làm lễ cúng đầy tháng cho con gái là: sáng sớm hoặc chiều.
- Nên lựa chọn những loại hoa mang ý nghĩa tốt lành.
- Mâm ngũ quả chuẩn bị cho mâm đồ cúng nên chọn những quả màu sắc tươi sáng, đẹp tránh bị hư hỏng.
Mong rằng những hướng dẫn chi tiết về việc cúng đầy tháng cho bé gái trong bài viết “Tiết lộ cẩm nang chi tiết giúp mẹ chuẩn bị lễ cúng đầy tháng bé gái” đã giúp các bậc phụ huynh có thể tự tin chuẩn bị một buổi lễ trang trọng và ý nghĩa nhất cho thành viên mới gia nhập gia đình. Chúc cho bé gái của gia đình luôn khỏe mạnh, phát triển toàn diện, thông minh và xinh xắn, là niềm tự hào của bố mẹ nhé!
Để rõ hơn cách cúng đầy tháng cho mẹ ở từng vùng miền, mẹ tham khảo:
Cúng đầy tháng bé gái miền Bắc – Đừng bỏ qua những lưu ý sau
Cúng đầy tháng bé gái miền Trung – Từ A đến Z những đồ cần chuẩn bị cho mẹ
Cúng đầy tháng bé gái miền Nam – Mẹ lưu ý để chuẩn bị đầy đủ đồ nhé!,
Từ khóa » đồ Cúng đầy Tháng Bé Gái Gồm Những Gì
-
Bài Cúng, Văn Khấn Cúng đầy Tháng Cho Bé Trai, Bé Gái Chuẩn
-
Cúng đầy Tháng Cho Bé Gái đầy đủ Nghi Thức Cần Gì? - MarryBaby
-
Mẹ Cần Chuẩn Bị Những Gì để Cúng đầy Tháng Cho Bé? - Earthmama
-
# Mâm Cúng, Cách Cúng Đầy Tháng Cho Bé Gái đơn Giản 2022!
-
Hướng Dẫn Cúng đầy Tháng Cho Bé Gái
-
Đồ Cúng Đầy Tháng (Cúng Mụ) Cho Bé Trai, Bé Gái Trọn Gói 2022
-
Đặt Mâm Cúng Đầy Tháng Bé Trai, Bé Gái - Bài Cúng & Lễ Vật Trọn ...
-
Cúng Đầy Tháng Cho Bé Gái Và Những Điều Cần Lưu Ý
-
Cúng đầy Tháng Cho Bé Gái Làm Vào Ngày Nào, Chuẩn Bị Mâm Lễ Ra Sao
-
Bài Cúng đầy Tháng Cho Bé Gái Và ý Nghĩa Của Việc Cúng đầy Tháng
-
Cách Cúng đầy Tháng Cho Bé Gái đơn Giản Và đầy đủ Nghi Thức Mâm Lễ
-
Chuẩn Bị Mâm Cúng đầy Tháng Cho Bé Gái Gồm Những Gì?
-
Mâm Lễ Cúng đầy Tháng Cho Bé Gái Miền Bắc
-
Mâm Cúng đầy Tháng Bé Gái đơn Giản Nhưng Trang Trọng