Cúng đầy Tháng Bé Trai đơn Giản (bài Cúng Mụ Cho Bé Trai)

Việc cúng đầy tháng cho trẻ sơ sinh là một nghi lễ truyền thống quan trọng trong nhiều gia đình Việt Nam. Đây không chỉ là cơ hội để gia đình sum họp, mà còn là dịp để cầu chúc sức khỏe, bình an và tương lai tốt đẹp cho bé. Tuy nhiên, với nhịp sống ngày càng nhanh và các áp lực về công việc, không phải gia đình nào cũng có thời gian và công sức để chuẩn bị đầy đủ các nghi thức và đồ cúng truyền thống.

Vì vậy, trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cách thực hiện nghi lễ cúng đầy tháng một cách đơn giản mà vẫn đảm bảo ý nghĩa truyền thống. Từ việc lựa chọn ngày giờ thích hợp, chuẩn bị bàn thờ và đồ cúng, cho đến các nghi thức cần thực hiện – tất cả sẽ được hướng dẫn chi tiết để bạn có thể tổ chức buổi lễ hoàn hảo dành cho con yêu.

Hình ảnh mâm lễ cúng đầy tháng cho bé trai
Hình ảnh mâm lễ cúng đầy tháng cho bé trai

Cúng đầy tháng không chỉ là nghi lễ mà còn chứa đựng nhiều ý nghĩa về nhân văn, về truyền thống uống nước nhớ nguồn của người Việt Ta. Lễ đầy tháng của bé còn là dịp xum họp gia đình nữa.

Hình mâm cúng đầy tháng cho bé trai.

Theo quan niệm dân gian thì khi đứa bé được tạo ra là do cha mẹ nhưng cũng là từ các bà Mụ. Chính các mụ bà này đã được Ngọc Hoàng giao cho công việc tạo ra hình hài, giới tính và các bộ phận trên cơ thể con người khi đầu thai.

>> Mách nhỏ: Chúng tôi nhận đặt mâm lễ cúng đầy tháng thôi nôi trọn gói giao tận nhà, nhân viên bày biện và hướng dẫn cúng nhiệt tình. Giao hàng tại Tp HCM, Bình Dương, Đồng Nai. Cần tìm hiểu thêm mâm cúng này hãy liên hệ 0964.165.931

Ở nhiều nước Châu Á, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á và Việt Nam, lễ cúng đầy tháng rất quan trọng, như một tín ngưỡng đặc biệt để cảm ơn công lao bảo vệ cho bé được “mẹ tròn, con vuông” và cũng là dịp để cha mẹ cầu bình an cho Bé trong những năm tiếp theo của cuộc đời.

Nội dung bài này

  • Cúng đầy tháng cho bé trai sao cho đơn giản
    • Mâm cúng đầy tháng Bé trai gồm những gì ?
    • Tính ngày giờ cúng đầy tháng bé trai.
  • Các bước cúng đầy tháng cho bé trai.
  • Bài văn cúng đầy tháng đơn giản nhất
  • Cách cúng đầy tháng đơn giản
  • Nguồn gốc của lễ cúng đầy tháng cho bé trai
    • 12 bà Mụ (mẹ sanh) là những ai?
  • Cách tính ngày cúng đầy tháng cho bé trai
  • Mâm cúng đầy tháng cho bé trai gồm những gì?
  • Nghi thức cúng đầy tháng cho bé trai
  • Nghi thức đặt tên cho con trai
    • Nghi thức khai hoa (bắt miếng cho bé đầy tháng)
  • Kết luận

Cúng đầy tháng cho bé trai sao cho đơn giản

Hướng dẫn cúng đầy tháng bé trai chuẩn nhất 3

Ngày nay mặc dù công việc rất bận rộn nhưng các bậc làm cha mẹ cũng muốn làm lễ cúng đầy tháng đầy đủ cho Bé. Thực ra làm một lễ cúng chỉ tốn rất ít thời gian và cũng không tốn kém về mặt tài chính. Với dịch vụ mâm cúng trọn gói ở đâu cũng có hiện nay thì việc tự chuẩn bị mâm cúng không còn là gánh năng của các bà nội trợ nữa.

Khi có em bé và có kế hoạch cúng đầy tháng cho bé. Cha mẹ nên tìm hiểu trước từ các dịch vụ đồ cúng trọn gói và đặt hàng trước. Hiện nay đồ cúng Nhân Phúc chúng tôi không yêu cầu đặt cọc trước khi đặt mâm cúng. Dù Anh Chị có đặt trước cả 1 tháng chúng tôi vẫn nhận và đảm bảo sẽ giao đúng ngày đúng giờ cho Anh Chị.

Mâm cúng đầy tháng Bé trai gồm những gì ?

Việc cúng kiếng theo chúng tôi thì đây là nghi thức tâm linh và quan trọng vẫn là tấm lòng. Mâm cúng không cần quá cầu kỳ và xa hoa nhưng cũng không nên qua loa đại khái. Hiện nay mâm lễ cúng mụ đầy tháng cho bé ở mỗi vùng miền mỗi khác. Nhưng nhìn chung các món chính trong mâm cúng gồm có:

  • Xôi gấc 13 phần (12 nhỏ + 1 lớn)
  • Chè 13 phần (12 nhỏ + 1 lớn thường là đậu trắng)
  • Gà luộc (hoặc vịt, cúng chay không cần)
  • Heo sữa quay (nên hạn chế)
  • Trái cây tươi
  • Hoa tươi (đồng tiền, cát tường, cúc)
  • Trầu cau têm
  • Trà, rượu, nước
  • Đèn cầy (12 nhỏ + 2 lớn)
  • Gạo muối
  • Giấy thế
  • Giấy mẹ sanh mẹ độ
  • Bộ áo hài bà mụ
  • Giấy tiền vàng mã

>> Xem ngay: Bảng giá mâm cúng đầy tháng trọn gói

Trên đây là những lễ vật cần có trong một mâm cúng thường gặp ở vùng Đông Nam Bộ hiện nay. Riêng phần chè thì thông thường bé trai dùng chè đậu trắng còn bé gái là chè viên trôi nước. Nhưng điều này lại ngược lại ở một số gia đình. Gà luộc chéo cánh thường được thay thế bằng vịt luộc ở một số tỉnh miền Tây.

Về phần cúng chay hay cúng mặn theo chúng tôi gia đình nên cúng chay vẫn tốt hơn. Nhưng nhiều gia đình vẫn chuộng cúng mặn nên dùng gà luộc hoặc vịt luộc như đã nói ở trên. Riêng heo sữa quay nguyên con thì chủ yếu gia đình nào có mời khách mới nên bày.

Hình ảnh mâm cúng đầy tháng bé trai tuyệt đẹp
Hình ảnh mâm cúng đầy tháng bé trai tuyệt đẹp

Tính ngày giờ cúng đầy tháng bé trai.

Với tâm lý muốn làm đơn giản của các gia đình nên việc chọn lựa ngày giờ cũng không cần quá khắt khe. Rất nhiều gia đình vẫn lựa chọn ngày và giờ sao cho thuận tiện cho tất cả thành viên trong gia đình.

Còn nếu muốn tính theo kiểu dân gian như ” nam chồi, nữ sụt” thì cũng có thể áp dụng nếu gia đình muốn. Tiếp theo là việc tính theo ngày âm hay ngày dương cũng có rất nhiều ý kiến. Nhưng theo quan điểm của chúng tôi thi miễn sao gia đình thấy thuận tiện là được.

Bạn có thể tham khảo thêm bài viết: cách chọn ngày giờ cúng đầy tháng thôi nôi cho bé tại đây !

Các bước cúng đầy tháng cho bé trai.

Ghi là cúng đầy tháng cho bé trai nhưng cúng mụ cho bé gái cũng tương tự. Chẳng qua do bài viết lỡ viết title là bé trai nên ở đây phải ghi như vậy thôi. Khác biệt duy nhất khi cúng mụ cho bé trai và bé gái là ở món chè và giấy cúng mụ. Còn lại đều giống nhau cả.

Bước 1: Chọn ngày giờ làm lễ cúng mụ cho bé.

Bước 2: Chuẩn bị mâm lễ cúng và bày biện lên bàn cao trang trọng, bày sao hợp lý và cân đối là được

Bước 3: Tới giờ người đại diện (ông, bà, cha, mẹ) ra thắp nhang và đọc văn khấn.

Bước 4: Chờ nhang gần tàn hết thì đem giấy tiền vàng mã ra hóa. Như vậy là xong buổi lễ.

Trong cả 4 bước trên thì nhìn có về dài dòng nhưng khá đơn giản rồi. Quan trọng nhất chính là khâu chuẩn bị mâm lễ đầy tháng kia. Và tin vui nhất là bạn có thể đặt mâm cúng trọn gói này từ dịch vụ đồ cúng Nhân Phúc của chúng tôi.

Với kinh nghiệm nhiều năm trong việc chuẩn bị các mâm cúng tâm linh nên bạn hoàn toàn yên tâm khi giao phó “trọng trách” này cho chúng tôi. Không những Anh Chị sẽ có mâm cúng đầy đủ không thiếu thứ gì mà còn được nhân viên tới tận nhà bày mâm siêu đẹp siêu chuyên nghiệp nữa.

Như vậy bạn đã giải quyết vấn đề chuẩn bị được mâm cúng rồi. Còn bài văn cúng bạn có thể tham khảo bài văn khấn dưới đây.

Bài văn cúng đầy tháng đơn giản nhất

Hướng dẫn cúng đầy tháng bé trai chuẩn nhất 6

Xem thêm: Cách nấu chè đậu trắng để cúng đầy tháng bé trai.

Cúng đầy tháng cho bé trai là nghi lễ đẹp và cũng là nét đẹp văn hóa của người Việt ta. Trải qua hằng ngàn năm nét đẹp văn hóa này vẫn luôn được giữ gìn. Mặc dù ngày nay cuộc sống hiện đại nhưng việc cúng đầy tháng cho bé vẫn luôn được các gia đình đặc biệt quan tâm và rất chú trọng.

Nghi lễ cúng đầy tháng cho bé ở mỗi vùng miền có những sự khác nhau cơ bản. Trong bài này chúng ta hãy cùng tìm hiểu về điều cần phải biết về lễ cúng này nhé.

Cách cúng đầy tháng đơn giản

Cúng đầy tháng là lễ cúng mụ khi bé tròn 1 tháng tuổi. Đối với quan niệm của người Việt từ xưa đến nay, cuộc đời của mỗi người đều chính thức bắt đầu ngay sau nghi lễ cúng đầy tháng và có tuổi sau khi cúng thôi nôi. Lúc đó các bậc cha mẹ sẽ cúng cáo trời đất, tổ tiên chính thức đặt tên cho trẻ sơ sinh và nguyện cầu phúc lành cho trẻ khỏe mạnh, chóng lớn.

Nghi thức cúng đầy tháng cho bé trai hay bé gái là truyền thống lâu đời của người Việt. Tương truyền đây là lúc cha mẹ sẽ cúng cáo trời đất, tổ tiên chính thức đặt tên cho trẻ sơ sinh và nguyện cầu phúc lành cho trẻ khỏe mạnh, chóng lớn.

Mâm cúng đầy tháng bé trai

Theo quan niệm dân gian, đứa trẻ được sinh ra là do các vị đại tiên hay còn 12 Bà Mụ nặn ra. Mỗi bà đảm nhiệm tạo ra một bộ phận trên cơ thể của đứa bé. Lễ cúng đầy tháng chính là lễ cúng tạ ơn 12 Bà Mụ và đức Ông đã đem đứa trẻ đến nhà và cho mẹ tròn con vuông và sau 30 ngày đứa bé non nớt sinh ra được sống khỏe mạnh. Vì vậy, đây là thời điểm cha mẹ nên ăn mừng và trình báo với mọi người về thành viên mới của gia đình, dòng họ, cũng là để gửi gắm mong muốn mọi người sẽ che chở và hỗ trợ nuôi dạy đứa trẻ. Với ý nghĩa như vậy, việc làm lễ đầy tháng cho trẻ đã được duy trì qua rất nhiều thế hệ và đến nay vẫn là một nét văn hóa đẹp trong cuộc sống của người Việt.

Nguồn gốc của lễ cúng đầy tháng cho bé trai

Khi nói về nguồn gốc của lễ cúng đầy tháng, ở mỗi nơi sẽ có những câu chuyện khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết đều là những câu chuyện về Bà Chúa Thai Sanh và Thập Nhị Tiên Nương, đồng thời cũng là nghi lễ khẳng định sự hiện hữu của một thành viên mới.

Theo tín ngưỡng dân gian Bà Chúa Thai Sanh cùng 12 bà mụ là những vị thần bảo trợ, phù hộ, dạy dỗ cho đứa trẻ từ lúc còn trong bụng mẹ cho tới khi đứa trẻ tròn một tuổi. Mỗi Mụ Bà sẽ có trách nhiệm nặn ra một bộ phận cho đứa trẻ như mắt, mũi, tay, chân, tóc… xấu hay đẹp cũng do tay các Bà Mụ nặn ra. Khi bé yêu tròn một tháng và khỏe mạnh, cha mẹ phải thực hiện nghi lễ cúng cảm ơn Bà Mụ và Đức ông đã đem đứa trẻ đến nhà, giúp mẹ tròn con vuông.

Cúng đầy tháng không đơn thuần là một lễ cúng. Đây cũng là dịp xum họp của gia đình.

12 bà Mụ (mẹ sanh) là những ai?

12 bà Mụ là các thần giúp việc cho Ngọc Hoàng, mỗi bà kiêm một việc trong sinh nở giáo dưỡng, được gọi tên như sau:

  1. Mụ bà Trần Tứ Nương coi việc sanh đẻ (chú sanh)
  2. Mụ bà Vạn Tứ Nương coi việc thai nghén (chú thai)
  3. Mụ bà Lâm Cửu Nương coi việc thụ thai (thủ thai)
  4. Mụ bà Lưu Thất Nương coi việc nặn hình hài nam, nữ cho đứa bé (chú nam nữ)
  5. Mụ bà Lâm Nhất Nương coi việc chăm sóc bào thai (an thai)
  6. Mụ bà Lý Đại Nương coi việc chuyển dạ (chuyển sanh)
  7. Mụ bà Hứa Đại Nương coi việc khai hoa nở nhụy (hộ sản)
  8. Mụ bà Cao Tứ Nương coi việc ở cữ (dưỡng sanh)
  9. Mụ bà Tăng Ngũ Nương coi việc chăm sóc trẻ sơ sinh (bảo tống)
  10. Mụ bà Mã Ngũ Nương coi việc ẵm bồng con trẻ (tống tử)
  11. Mụ bà Trúc Ngũ Nương coi việc giữ trẻ (bảo tử)
  12. Mụ bà Nguyễn Tam Nương coi việc chứng kiến và giám sát việc sinh đẻ (giám sanh).

Cách tính ngày cúng đầy tháng cho bé trai

Mỗi đứa trẻ sinh ra sẽ được ghi nhớ theo hai ngày âm và dương. Lịch cúng đầy tháng cho bé trai và gái theo cách tính truyền thống, được căn cứ vào âm lịch.

Ông bà ta có câu, gái lùi 2, trai lùi 1. Nguồn gốc câu này cũng không rõ bắt nguồn từ đâu. Nhưng nếu theo cách tính gái lùi 2 trai lùi 1 thì lễ đầy tháng cho bé gái sẽ lùi lại 2 ngày và nếu là bé trai sẽ lùi lại 1 ngày như cách ông bà xưa vẫn nói “gái lùi hai, trai lùi một. Lễ này được thực hiện vào lúc sáng sớm hoặc chiều tối.

Tuy nhiên, hiện tại vẫn có một số cha mẹ thường căn cứ ngày sinh của con dựa trên lịch dương và lễ cúng đầy tháng là ngày trùng ngày sinh vào đúng tháng sau. Phương pháp này giúp các mẹ tính toán thời gian chuẩn lên để lên lịch trình trong cách nuôi con.

Mâm cúng đầy tháng cho bé trai gồm những gì?

Thường vào ngày đầy tháng của bé thì trên bàn thờ gia tiên, bàn thờ phật (nếu có) đều được các gia đình chuẩn bị lễ cúng đầy đủ rồi. Ở đây chúng ta nói tới mâm cúng chính để cúng các bà mụ. Cụ thể với lễ cúng đầy tháng cho bé trai thì mâm lễ chính gồm có:

  • Xôi gấc 13 phần (12 nhỏ + 1 lớn)
  • Chè 13 phần (12 nhỏ + 1 lớn thường là đậu trắng)
  • Gà luộc (hoặc vịt, cúng chay không cần)
  • Heo sữa quay (nên hạn chế)
  • Trái cây tươi
  • Hoa tươi (đồng tiền, cát tường, cúc)
  • Trầu cau têm
  • Trà, rượu, nước
  • Đèn cầy (12 nhỏ + 2 lớn)
  • Gạo muối
  • Giấy thế
  • Giấy mẹ sanh mẹ độ
  • Bộ áo hài bà mụ
  • Giấy tiền vàng mã

Trên đây là những món có trong mâm cúng thôi nôi cho bé trai đơn giản nhất. Nếu đặt mâm cúng dịch vụ chắc chắn mâm cúng sẽ có nhiều đồ hơn gia đình tự chuẩn bị.

Việc sắp xếp mâm lễ sao cho đúng có nhiều ý kiến khác nhau. Một số gia đình yêu cầu phải sắp xếp thành 2 mâm riêng biệt. Một mâm cúng 12 bà mụ và 1 mâm cúng đức ông. Tuy nhiên ngày nay hầu như đều bày chung 1 mâm để cho gọn nhẹ và thuận tiện..

Lưu ý quan trọng khi bày mâm cúng mụ đầy tháng bé trai chính là bàn này chỉ cúng các bà mụ, không bày đồ cúng gia tiên, cúng thần tài, cúng chúng sanh trên bàn cúng này. Nếu gia đình Anh Chị có cúng gia tiên, thần tài hoặc cần cúng chúng sanh trong này này đều phải bày riêng trên các vị trí tương ứng.

Nghi thức cúng đầy tháng cho bé trai

Sau khi bày lễ xong, chờ đến giờ đẹp. Cha mẹ hoặc Ông bà sẽ thắp 3 nén hương, rồi bế trẻ ra trước án và khấn theo bài khấn cúng Mụ.

Bài khấn cúng Mụ, tùy địa phương, câu chữ có thể có dị bản, nhưng thường bắt đầu bằng việc kính cẩn xưng danh các bà Mụ, thần phật; ngày tháng cúng; tên 2 vợ chồng và tên đứa con là trung tâm của lễ cúng, nơi ở của gia đình; lý do cúng; bày tỏ lòng biết ơn công lao của các bà Mụ và cuối cùng là lời cầu mong các bà độ trì phù hộ.

Khi đã khấn xong thì bố hoặc mẹ chắp tay bé lại trước án vái ba vái và sau ba tuần hương thì tạ lễ. Sau khi hoàn tất các nghi thức tiếp theo thì gia đình mang vàng mã, váy áo đi hoá, vẩy rượu lúc đang hoá. Các đồ chơi thì giữ lại cho cháu bé lấy khước.

Nghi thức đặt tên cho con trai

Ngày nay nghi lễ đặt tên cho con trai sau lễ cúng không còn được sử dụng nhiều. Hầu như các cặp cha mẹ giờ đã chuẩn bị sẵn tên cho bé nhà mình và bé đã được đặt tên và làm khai sinh ngay từ lúc sinh ra. Nhưng chúng tôi cũng xin nêu ra đây cho Anh Chị tham khảo.

Sau khi thắp nhang khấn cúng xong sẽ đến nghi thức đặt tên. Người cúng sẽ khấn với tổ tiên một tên họ đầy đủ của bé mà cha mẹ và gia đình đã chọn sẵn. Sau đó gieo 2 đồng tiền lên đĩa, nếu 1 úp, 1 ngửa nghĩa là cái tên đinh đặt cho con đã được tổ tiên chấp nhận. Nếu 2 mặt đều úp hoặc ngửa thì phải làm lại và tuân thủ quy tắc quá tam ba bận. Sau ba lần gieo quẻ mà không được, bạn sẽ chọn tên khác cho con trai.

Kết thúc lễ này mọi người trong gia đình, họ hàng ăn uống sum vầy và gửi những lời chúc tốt đẹp, may mắn, lì xì cho con trai để hoàn tất tiệc đầy tháng.

Nghi thức khai hoa (bắt miếng cho bé đầy tháng)

Ngoài ra một số nơi còn có nghi thức khai hoa còn gọi là “bắt miếng”. Đứa bé được đặt ngay trên bàn giữa hoặc nằm trong nôi bên cạnh bàn cúng, người cúng rót trà thấp hương xin phép bắt miếng. Khi đó sẽ bồng đứa trẻ trên một tay, tay kia cầm một nhánh hoa quơ qua, quơ lại trên miệng bé và dạy những lời tốt đẹp như sau: “Mở miệng ra cho có bông, có hoa – Mở miệng ra cho kẻ thương, người nhớ – Mở miệng ra cho có bạc, có tiền – Mở miệng ra cho xóm giềng quý mến”.

Ngoài ra, sau tục xin keo, người mẹ thường được làm phép tẩy uế sau một tháng ở cữ. Người mẹ sẽ bồng con bước qua nồi nước sôi có đặt đinh nung đỏ (trai 7 lần, gái 9 lần) và sau đó đi quanh nhà. Trong lúc đi, người mẹ cố tình làm rơi tiền để cầu mong cuộc sống của con sau này được dư dả, sung túc.

Sau những nghi thức này, đứa trẻ sẽ nhận lời cầu chúc và quà lì xì của người thân, họ hàng và các vị khách mời đến dự tiệc đầy tháng của bé.

Kết luận

Trên đây là những nghi thức cơ bản để làm lễ cúng đầy tháng bé trai. Tùy theo từng vùng miền, điều kiện kinh tế, thời gian, bạn có thể chọn cách cúng đầy tháng cho bé đơn giản hoặc cầu kỳ, phức tạp.

Dịch vụ mâm cúng trọn gói giá rẻ
Dịch vụ mâm cúng trọn gói giá rẻ

Việc khó khăn nhất khi làm lễ cúng đầy tháng cho bé trai không phải chọn ngày, chọn giờ. Mà là việc nấu và chuẩn bị mâm cúng đầy tháng. Đây là công việc vất vả và nặng nhọc., đặc biệt với các bà mẹ mới ở cữ xong còn mệt và yếu. Việc tự đi mua và nấu rất khó nên ngày nay nghiều gia đình đã chuyển sang đặt mâm cúng đầy tháng trọn gói.

Với dịch vụ mâm cúng trọn gói Anh Chị không còn vất vả lo toan việc làm mâm cúng nữa rồi. Gọi ngay cho chúng tôi để nhận được tư vấn và báo giá các mâm cúng trọn gói giá chỉ hơn 1 triệu nhé.

Từ khóa » Khi Nào Làm Lễ đầy Tháng Cho Bé Trai