Cúng Giao Thừa Như Thế Nào? Cách Cúng Đêm Giao Thừa Như ...

Một trong những nét văn hóa độc đáo của người Việt được bạn bè Quốc tế yêu thích chính là Tết Nguyên Đán hay còn gọi là Tết Âm lịch cổ truyền. Đây chính là dịp lễ lớn và kéo dài nhất tại Việt Nam thường được diễn ra từ cuối tháng 12 đến đầu tháng 1 năm mới. Trong đó nghi thức cúng giao thừa được các gia đình Việt vô cùng coi trọng. Tại bài viết sau đây Gốm Phong Thủy Tiên Anh sẽ cung cấp ý nghĩa và các lễ vật cần chuẩn bị cho nghi lễ cúng giao thừa này. 

Cúng Giao Thừa Như Thế Nào?
Cúng Giao Thừa Như Thế Nào?

Cúng giao thừa nghi lễ truyền thống của người Việt

Đối với mỗi người con đất Việt mà nói Tết chính là dịp lễ quan trọng nhất, là dịp hội ngộ người thân bạn bè, trở về quê hương, sum vầy với gia đình. Cũng theo quan niệm của người Việt giao thừa được xem là thời khắc linh thiêng nhất trong một năm. Đây chính là thời khắc chuyển giao giữa năm mới và năm cũ là lời tạm biệt, cảm ơn đối với năm cũ đã qua và chào đón năm mới tràn đầy hứng khởi. Cũng chính vì coi trọng phút giây thiêng liêng này mà người Việt xưa có truyền thống cúng giao thừa vào đêm cuối cùng của năm cũ. Tùy theo từng năm mà nghi lễ này được thực hiện vào đêm 29, 30 hoặc 31 tháng Chạp hàng năm. 

Cúng giao thừa nghi lễ truyền thống của người Việt
Cúng giao thừa nghi lễ truyền thống của người Việt

Lễ cúng giao thừa sẽ được thực hiện vào thời khắc chuyển giao giữa năm mới và năm cũ vào lúc 00:00. Theo quan niệm dân gian nghi lễ cúng này còn được biết đến với các tên gọi như lễ trừ tịch, nghi lễ “nghênh tân, tiễn cửu”. Lễ cúng diễn ra với mong muốn “khử trừ ma quỷ” cũng như tiễn đưa các vị thần cũ và chào đón những vị thần mới đến cai quản và quán xuyến gia đình. Buổi lễ này cũng thể hiện sự biết ơn, lưu luyến đối với năm cũ và chào đón năm mới tràn đầy hứng khởi sắp đến. 

Bộ đồ thờ cúng gốm sứ Bat Trang men rạn đắp rồng sen L4
Bộ đồ thờ cúng gốm sứ Bat Trang men rạn đắp rồng sen L4

Theo dân gian xưa mỗi năm đều có một vị thần Hành Khiển, Tào Phán cai quản và che chở cho các gia đình. Vào thời khắc chuyển giao giữa năm mới và năm cũ các vị thần cũ sẽ trở về trời, các vị thần mới sẽ đến cai quản và quán xuyến. Cũng theo các thuyết xưa các vị thần xuất hiện sẽ đem theo nhiều quân lính, cũng là thời điểm trừ tà, đuổi quỷ mang đến hiệu quả. Giao thừa cũng chính là thời điểm con cháu rước gia tiên về sum vầy với gia đình. 

Nghi thức cúng giao thừa đúng chuẩn tín ngưỡng tâm linh

Người Việt có quan niệm “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, nghi lễ thờ cúng giao thừa cần được thực hiện theo đúng trình tự. Lễ cúng cần được chuẩn bị với các lễ vật, văn khấn và lòng thành tâm của gia chủ nhằm mang đến may mắn, thuận lợi. Tùy thuộc vào văn hóa vùng miền cũng như quan niệm thờ cúng tại các gia đình mà nghi lễ thờ cúng sẽ có sự khác nhau. Tuy nhiên về cơ bản lễ cúng vào đêm giao thừa thường được thực hiện ngoài trời và trong nhà. Các gia đình sẽ chuẩn bị mâm lễ cúng ngoài trời và trong nhà sau đó cúng lễ theo thứ tự ngoài trời trước rồi mới đến trong nhà. 

Mâm cúng giao thừa ngoài trời

Người xưa cho rằng lễ cúng đêm giao thừa được thực hiện ngoài trời với ý nghĩa đưa tiễn vị thần cũ và đón chào vị thần mới. Không những thế nghi lễ này cũng mang đến tác dụng trừ tà, xua đuổi quỷ dữ, vứt bỏ điều không may mắn của năm cũ và nghênh đón, cầu mong năm mới tràn đầy may mắn, hứng khởi. Cũng theo quan niệm của người xưa thủ tục bàn giao của các quan các vị thần diễn ra nhanh chóng nên không thể vào nhà để nhận lễ. Chính vì vậy gia chủ nên thực hiện lễ cúng tế ngoài trời. 

Mâm cúng giao thừa ngoài trời
Mâm cúng giao thừa ngoài trời

Chuẩn bị lễ vật

Lễ vật cúng đêm giao thừa ngoài trời không cần quá cầu kỳ, mâm cao cỗ đầy, gia chủ chỉ cần chuẩn bị một số món ăn và vật phẩm thờ cúng cơ bản sau đây: 

  • 1 con gà trống luộc ( phải buộc chéo cánh)
  • 1 chiếc thủ lợn quay/ luộc
  • 1 cặp bánh chưng
  • Trái cây tươi, hoa tươi, trầu cau
  • Tiền giấy, vàng mã
  • Các loại bánh kẹo hoặc mứt
  • Rượu, trà
  • Một bát con đựng gạo để làm bát cắm hương
  • Một đĩa muối gạo, 
  • Nến hoặc đèn dầu
  • Hương thơm

Trên đây là các món đồ cúng đêm 30 cơ bản, các gia đình có thể thêm hoặc bớt một số món tùy theo phong tục tập quán vùng miền và thói quen thờ cúng của gia đình. Đối với các gia đình Phật tử có thể thay đồ cúng mặn bằng đồ cúng chay. 

Cách sắp đồ cúng

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các lễ vật trên đây các gia chủ chuẩn bị một chiếc bàn, bày tất cả lễ vật lên trên bàn và đặt trang trọng ngay phía trước cửa nhà. Bát gạo dùng để cắm hương hoặc lư hương sẽ được đặt phía trước bàn, hai bên đặt bình hoa và đĩa trái cây, phía sau đặt 5 chén trà, đĩa gạo muối đặt trước bình hoa, nến đặt hai bên bát hương. 

Đĩa xôi gà, bánh mứt, đồ cúng chay, đồ cúng mặn, bánh kẹo đặt ở giữa bàn. Bộ đồ hình nhân thế mạng của các thành viên trong gia đình được đặt xung quanh bàn. Sau khi sắp xếp xong đồ đạc cúng lễ, gia chủ chờ đến đúng thời khắc chuyển giao giữa năm mới và năm cũ là 0:00h thì bắt đầu thắp hương, thắp nến, rót rượu và thành tăm cúng kiếng, đọc văn khấn. Khi thắp hương gia chủ cần lưu ý cắm vào chính giữa bát hương, cắm thật thẳng. Đợi đến khi hương tàn có thể hạ lễ, hóa hình nhân thế mạng, giấy ghi văn khấn và rải muối gạo ra bên ngoài địa phận nhà. 

Cúng giao thừa trong nhà

Cúng giao thừa trong nhà
Cúng giao thừa trong nhà

Vào thời khắc giao thừa ngoài nghi lễ cúng ngoài trời các gia đình còn cần thực hiện lễ cúng trong nhà. Đây chính là nghi lễ đón chào ông bà tổ tiên trở về cùng sum vầy, đoàn tụ với con cháu. Nghi thức này có ý nghĩa cảm tạ thần linh, trời đất, thổ địa và gia tiên tiền tổ trong năm qua đã quán xuyến và che chở cho gia đạo. Qua đó gia chủ cũng thể hiện mong muốn cầu xin năm mới được bình an, an cư, mọi chuyện hanh thông, thuận lợi, an khang thịnh vượng vào năm mới. 

sứ Bát Tràng Bộ đồ thờ đắp Rồng Nổi Men Rạn Số 14
sứ Bát Tràng Bộ đồ thờ đắp Rồng Nổi Men Rạn Số 14

Vào thời khắc thiêng liêng này nghi lễ cúng cũng thể hiện sự sám hối của gia chủ đối với cha mẹ, các thành viên trong gia đình cùng vứt bỏ mọi xích mích, những điều gây mất đoàn kết. Mong muốn năm mới mọi chuyện đều tốt đẹp, gia đạo bình an, khỏe mạnh và hạnh phúc. Lễ cúng gia tiên đêm giao thừa cũng là thời khắc các thành viên trong gia đình quây quần cùng tiễn đưa năm cũ và nghênh đón năm mới. 

Lễ vật cần chuẩn bị

Mâm lễ cúng đêm 30 trong nhà có phần cầu kỳ hơn so với mâm lễ ngoài trời. Tùy thuộc vào quan niệm của từng vùng miền mà lễ vật cúng sẽ bao gồm các món khác nhau. Tuy nhiên về cơ bản mâm lễ cúng đêm giao thừa trong nhà sẽ bao gồm các vật phẩm sau đây: 

  • Trái cây tươi (ngũ quả)
  • Hoa tươi
  • Các món ngọt và các món mặn tùy thích
  • Hương nến, cau trầu, rượu và thuốc lá.

Trên lãnh thổ Việt Nam tùy thuộc vào văn hóa vùng miền mà mâm cỗ cúng đêm 30 sẽ có các món ăn khác nhau. Cụ thể: 

Mâm cúng miền Bắc: Các món không thể thiếu trong mâm cúng Tết miền Bắc thường là: Bánh chưng, giò, nem rán, canh măng khô, thịt đông, dưa hành muối, miến xào, xôi gà, cá kho,…

Mâm cúng miền Trung: Mâm cúng miền Trung gồm có các món ăn đặc trưng như: Bánh chưng, bánh tét, chả lụa, giò thủ, canh măng mực, chả ram, gà luộc bóp rau răm, cá chiên, thịt ngan nấu đông

Mâm cúng miền Nam: Mâm cúng giao thừa miền Nam vô cùng đa dạng với các món như: Bánh chưng, bánh tét, thịt kho hột vịt, canh khổ hoa, giò chả, nem rán, dưa hành. Và các món ăn ngọt như bánh mứt, chè, trái cây sấy.

Bài cúng giao thừa

Bộ đồ thờ gia tiên Men Rạn cổ vẽ rồng chầu nguyệt - Bat Trang
Bộ đồ thờ gia tiên Men Rạn cổ vẽ rồng chầu nguyệt – Bat Trang

Sau khi thành kính vái lạy gia chủ trong gia đình sẽ đọc một bài văn khấn cúng đêm giao thừa. Gia chủ có thể tham khảo các bài văn khấn trên mạng hoặc tại các sách về tập tục dân gian. Tốt nhất bạn nên đọc thuộc hoặc đọc trước bài văn khấn một vài lần tránh ngắc ngứ khi thực hiện nghi lễ, có thể cầm giấy đọc. 

Một số câu hỏi liên quan đến lễ cúng giao thừa được gia chủ quan tâm

Để nghi lễ cúng giao thừa được diễn ra thuận lợi, suôn sẻ các gia chủ nên tìm hiểu cụ thể về thủ tục, các bước cũng như quan niệm thờ cúng. Cụ thể gia chủ nên quan tâm đến các vấn đề sau đây

Thực hiện nghi lễ cúng giao thừa trong nhà hay ngoài trời trước

Bát Tràng Cao Cấp - Bộ đồ thờ Men Lam Phú Quý – Ban Chung Cư
Bát Tràng Cao Cấp – Bộ đồ thờ Men Lam Phú Quý – Ban Chung Cư

Dựa trên các quan niệm dân gian cũng như tín ngưỡng thờ cúng thì nghi lễ thờ cúng đêm giao thừa ngoài trời sẽ được thực hiện trước. Bởi theo ông bà ta truyền lại lễ cúng ngoài trời được xem là “nghênh tân, tiễn cửu”, tiễn các vị thần cũ và đón chào các vị thần mới. Các vị thần sẽ chuyển giao công việc trên trời trong thời gian nhanh chóng nên cần thực hiện ngoài trời để các ngài chứng lễ. 

Có nên thực hiện nghi lễ cúng giao thừa cho nhà chung cư

Đối với các gia đình sống tại chung cư, căn hộ cao tầng có thể thực hiện nghi lễ cúng đêm giao thừa trong nhà mà không cần cúng ngoài trời. Điều này không gây ảnh hưởng, phạm húy hay ảnh hưởng đến gia chủ. Trường hợp gia chủ muốn cúng ngoài trời có thể thực hiện lễ cúng ngoài trời tại sân hoặc tầng thượng của chung cư. Theo quan niệm xưa việc cúng vái ngoài trời cần có sự tiếp xúc giữa trời và đất nên các gia đình nên bày lễ cúng dưới sân chung cư. 

Mâm cúng đêm giao thừa có thể làm lễ mặn hay không?

Mâm cúng đêm giao thừa có thể làm lễ mặn hay không?
Mâm cúng đêm giao thừa có thể làm lễ mặn hay không?

Từ xưa đến nay người Việt có phong tục cúng lễ vào các dịp quan trọng bằng mâm cúng mặn. Tuy nhiên lại có một số ý kiến cho rằng việc dâng mâm cúng chay sẽ mang đến ý nghĩa tốt đẹp hơn. Trên thực tế việc chuẩn bị mâm cúng chay hay mâm cúng mặn không quá quan trọng. Tùy thuộc vào văn hóa, phong tục tập quán và thói quen thờ cúng mà các gia đình có thể chuẩn bị mâm lễ phù hợp. Quan trọng nhất vẫn là lòng thành tâm của gia chủ dâng lên đấng bề trên. 

Nghi lễ cúng đêm giao thừa có cần muối gạo

Bộ đồ thờ gia tiên Men Rạn Đắp Nổi
Bộ đồ thờ gia tiên Men Rạn Đắp Nổi

Như đã nói ở trên mâm lễ cúng đêm giao thừa tùy thuộc vào văn hóa vùng miền và phong tục của từng gia đình. Các gia đình có thể chuẩn vị thêm muối gạo hoặc bỏ qua đều được. Điều này không ảnh hưởng đến buổi lễ, cũng như không gây phạm húy. 

Hướng cúng đêm giao thừa

Mỗi năm lại có một vị thần Hành Khiển và Phán Quan ứng với 1 con giáp được phái xuống cai quản và tiếp nhận công việc. Vào năm Canh Tý 2020 Vương hiệu của các vị quan Hành Khiển và Phán Quan là: Thiên Ôn Hành Binh chi Thần, Chu Vương Hành Khiển, Lý Tào Phán quan. Từ đây có thể tính ra hướng mang đến may mắn là hướng chính Đông Hỷ thần (cầu may mắn, hỷ khí) và hướng chính Nam Tài thần (cầu tài lộc).

Gốm Phong Thủy Tiên Anh vừa cung cấp các thông tin về nghi lễ cúng giao thừa đến quý vị và các bạn qua bài viết trên đây. Đơn vị của chúng tôi hiện đang cung cấp các sản phẩm đồ thờ cúng, quà tặng Tết gốm sứ Bát Tràng. Để mua sản phẩm quý khách có thể yên tâm lựa chọn Gomphongthuy.com.vn. 

4.3 / 5 ( 3 bình chọn )

Bài viết liên quan

  • Cách chuẩn bị mâm lễ cúng đất đai

    Mách Bạn Bài Văn Cúng Đất Tháng 2 Đầy Đủ Nhất

  • Những bài văn khấn rằm tháng 7 chuẩn nhất

    Cách Chuẩn Bị Mâm Lễ Cúng Rằm Tháng 7 Sao Cho Đúng ?

  • cúng thôi nôi vào bất cứ giờ nào, miễn là đúng ngày

    Giải Đáp Thắc Mắc Nên Cúng Thôi Nôi Vào Giờ Nào Tốt Nhất?

  • Cách Cúng Rằm tháng Giêng Chuẩn Nhất

    Mách Bạn Cách Cúng Rằm tháng Giêng Chuẩn Nhất

  • Cách Cúng Lễ Giao Thừa Chuẩn Nhất

    Tìm Hiểu Về Cách Cúng Lễ Giao Thừa Chuẩn Nhất

  • Thước Lỗ Ban Là Gì? Cách Sử Dụng Thước Lỗ Ban Chính Xác

    Thước Lỗ Ban Là Gì? Cách Sử Dụng Thước Lỗ Ban Chính Xác

Từ khóa » Hình Nhân Thế Mạng Cúng Giao Thừa