Cứng Hàm: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và điều Trị - Hello Bacsi
Có thể bạn quan tâm
Cứng hàm là tình trạng các cơ nhai của hàm co lại và đôi khi bị viêm, khiến người bệnh không thể mở miệng hoàn toàn.
Nếu đang quan tâm đến triệu chứng này, mời bạn cùng tìm hiểu qua những thông tin mà Hello Bacsi tổng hợp được trong bài viết sau.
Cứng hàm là gì?
Như trên đã đề cập cứng hàm là tình trạng các cơ nhai của hàm co lại và đôi khi bị viêm, khiến người bệnh không thể mở miệng hoàn toàn. Khi không thể mở to miệng, bạn có thể gặp nhiều vấn đề, như khó khăn khi ăn uống, nuốt, vệ sinh răng miệng hoặc nói chuyện.
Thực tế, việc bị cứng hàm không phải là tình trạng phổ biến, nhưng một số đối tượng sẽ có nguy cơ cao bị tình trạng này, chẳng hạn như:
- Người vừa mới nhổ răng khôn
- Người mắc ung thư liên quan đến các cấu trúc miệng
- Người từng trải qua phẫu thuật hoặc xạ trị ở đầu hoặc cổ
Người bị cứng hàm có những triệu chứng gì?
Triệu chứng rõ nhất của tình trạng hàm bị cứng là miệng không thể mở to được hay cứng hàm không há miệng được. Ngoài ra, người bệnh cũng có các dấu hiệu sau:
- Đau ở hàm, cho dù không có chuyển động hàm
- Gặp khó khăn hoặc không thoải mái khi thực hiện các hoạt động liên quan đến mở to miệng, như đánh răng hoặc ăn uống
- Không thể nhai hoặc nuốt một số món ăn nhất định
- Đau thắt trong hàm
Nguyên nhân
Nguyên nhân nào gây cứng hàm?
Tình trạng cứng hàm có thể xảy ra khi có tổn thương hoặc chấn thương ở các cơ hàm. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do:
1. Chấn thương
Việc gặp phải các chấn thương ở hàm, như gãy xương hàm, có thể khiến hàm cứng để xương phục hồi.
2. Nhổ răng
Bất kì hình thức nhổ răng nào, như nhổ răng khôn, răng hàm cũng có thể khiến hàm bị cứng. Việc nhổ bỏ răng có thể gây nhiễm trùng và khiến hàm duỗi quá mức và cứng.
Ngoài ra, bạn cũng có thể bị cứng hàm do kim tiêm thuốc tê vô tình làm tổn thương các mô xung quanh răng.
3. Rối loạn khớp thái dương hàm
Rối loạn khớp thái dương hàm có thể gây cứng và đau ở khu vực này. Rối loạn này có thể xảy ra do:
- Chấn thương
- Viêm khớp
- Di truyền
- Các thói quen liên quan đến căng thẳng, như nghiến răng
Các chuyên gia sức khỏe chia sẻ, ước tính có tới 11,2% người bị rối loạn khớp thái dương hàm gặp khó khăn khi mở to miệng.
4. Xạ trị ung thư ở đầu hoặc cổ họng
Nhiều người thường thắc mắc bị cứng hàm có nguy hiểm không? Theo các chuyên gia một số khối u ở cổ họng có thể ảnh hưởng đến các chức năng của hàm và khiến khu vực này tê cứng. Tuy nhiên, việc xạ trị ung thư ở đầu và cổ là nguyên nhân phổ biến khiến người bệnh bị cứng hàm (hay cứng hàm không há miệng được). Điều này có thể gây tổn thương và dẫn đến hình thành mô sẹo xung quanh khớp hàm.
Bị cứng hàm được chẩn đoán và điều trị như thế nào?
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào giúp chẩn đoán cứng hàm?
Trước tiên, bác sĩ sẽ kiểm tra y tế kỹ lưỡng, đặc biệt là tìm kiếm các dấu hiệu ung thư miệng, bất thường xương và khớp hoặc mô bất thường nào khác trong hàm… có thể dẫn đến cứng hàm. Họ cũng sẽ:
- Đo độ rộng của miệng mà bạn có thể mở
- Hỏi về bất kỳ phương pháp điều trị hoặc thủ thuật nha khoa gần đây
- Hỏi về bất kỳ chấn thương nào có thể xảy ra với hàm, ví dụ như tai nạn giao thông hoặc chấn thương thể thao
- Hỏi về bất kỳ tiền sử phẫu thuật hoặc xạ trị ở khu vực đầu và cổ của bạn
- Yêu cầu bạn thực hiện các xét nghiệm hình ảnh như chụp CT hoặc quét MRI để giúp xác định xem tình trạng cứng hàm có xuất phát từ một vấn đề với khớp hoặc mô không
Những phương pháp nào giúp điều trị cứng hàm?
Tình trạng bị cứng khớp hàm thường là tạm thời nhưng điều trị sớm thì cơ hội phục hồi càng cao. Vậy cách chữa cứng khớp hàm là gì hay bị cứng hàm phải làm sao? Theo các chuyên gia sức khỏe, để điều trị tình trạng cứng hàm, có một số phương pháp điều trị như sau:
- Sử dụng một thiết bị kéo duỗi hàm có thể giúp tăng độ mở miệng từ 5-10 mm.
- Thuốc: Bác sĩ có thể đề nghị hoặc kê toa thuốc giãn cơ, thuốc giảm đau hoặc thuốc chống viêm. Trong một nghiên cứu, những người đã sử dụng thuốc chống viêm là prednisone (glucocorticosteroid) và diclofenac (thuốc chống viêm không steroid) sau khi nhổ răng khôn ít bị cứng hàm hơn so với người chỉ dùng thuốc prednisone.
- Vật lý trị liệu bao gồm mát xa và kéo duỗi hàm.
- Thay đổi chế độ ăn, chủ yếu là thức ăn mềm, cho đến khi các triệu chứng được cải thiện.
Những biện pháp nào giúp phòng ngừa cứng hàm?
Bên cạnh các biện pháp y tế, việc áp dụng một số phương pháp tại nhà có thể giúp giảm hoặc phòng ngừa tình trạng này, chẳng hạn như:
- Massage
- Di chuyển hàm từ trái sang phải, giữ trong vài giây và sau đó di chuyển từ phải sang trái.
- Di chuyển hàm thành vòng tròn. Tạo 5 vòng tròn bên trái và 5 vòng tròn bên phải.
- Mở miệng rộng hết mức có thể, giữ vị trí này để kéo duỗi hàm trong vài giây.
- Kéo giãn cổ.
- Tránh nghiến chặt hàm hoặc nghiến răng.
Hy vọng với những thông tin được chia sẻ ở trên, bạn đã hiểu rõ hơn về tình trạng hàm bị cứng, biết cách phòng ngừa nguy cơ này một cách hiệu quả.
[embed-health-tool-bmi]
Từ khóa » Khít Hàm Sau Xạ Trị
-
Triệu Chứng Khô Miệng Trong Xạ Trị Ung Thư đầu Cổ | Vinmec
-
Hướng Dẫn Tập Luyện Phục Hồi Chức Năng Sau Xạ Trị Ung Thư đầu Cổ
-
Tập Vận động Cho Các Bệnh Nhân Xạ Trị Vùng đầu Cổ
-
Tái Tạo Khuôn Mặt Hoại Tử Sau Xạ Trị
-
Bài Tập Phục Hồi Cho Bệnh Nhân Sau Xạ Trị Ung Thư Vùng đầu Cổ
-
CÁC TÁC DỤNG PHỤ CỦA XẠ TRỊ (Phần 1)
-
Hoại Tử Nặng Sau Xạ Trị Ung Thư - Tuổi Trẻ Online
-
Xạ Trị Ung Thư Đầu – Cổ - Bệnh Viện FV
-
Xạ Trị Ung Thư Vùng đầu Cổ Nên Chăm Sóc Răng Miệng Như Thế Nào?
-
Hiện Tượng Cứng Hàm Và Những điều Bạn Chưa Biết!
-
Hướng Dẫn Chăm Sóc Răng Miệng đúng Cách Cho Bệnh Nhân Ung ...
-
Đánh Giá Kết Quả Hóa Xạ Trị đồng Thời Trong Ung Thư Vòm Mũi Họng ...
-
Tổng Quan Về Các Khối U Vùng đầu Cổ - Rối Loạn Về Tai Mũi Họng
-
Các Rối Loạn Hệ Thống Và Miệng - Rối Loạn Nha Khoa - Cẩm Nang MSD