Cùng Khám Phá Nét Độc Đáo Của Đàn Tranh Việt Nam
Có thể bạn quan tâm
Đàn tranh Việt Nam là một nhạc cụ cổ truyền của dân tộc Việt Nam, trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, cây đàn tranh vẫn tồn tại và có nhiều phát triển vượt bậc tới ngày nay. Với tư cách là một trong những nhạc cụ sớm góp phần làm nên bộ mặt văn hóa nghệ thuật của dân tộc, cây đàn tranh đã có sự gắn bó mật thiết khăng khít với đời sống tinh thần của người dân đất Việt qua nhiều thế kỷ.
Lịch sử phát triển đàn tranh Việt Nam
Với tư thế về kiểu dáng gọn nhẹ, đặc biệt âm điệu giàu sức biểu cảm và khả năng diễn tấu phong phú, từ vị trí cây đàn “quý tộc” chốn cung đình xa hoa, dần dần đàn tranh càng hòa mình với đời sống của tầng lớp nhân dân lao động bình dân; bên cạnh các nhạc cụ dân tộc khác như: nhị, sáo, đàn bầu… Trải qua hằng trăm năm phát triển, chịu ảnh hưởng của nền âm nhạc thế giới, đàn tranh Việt Nam có các loại đàn tranh: đàn tranh 15 dây, đàn tranh 16 dây, đàn tranh Việt Nam 17 dây và đàn tranh Việt Nam loại 19 dây.
Đàn tranh 15 dây hình thành từ bao giờ?
Đàn tranh được hình thành từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 14. Thời Lý, Trần đàn tranh chỉ có 15 dây. Chính vì thế, đàn tranh lúc bấy giờ còn có tên goi khác là thập lý huyền cầm; và được dùng trong ban đồng văn nhã nhạc đời Lê Thánh Tông (thế kỷ 15). Sau này, đàn tranh được dùng trong cả ban nhạc giáo phường. Tới thời Nguyễn (thế kỷ 19) được dùng trong ban nhạc Huyền. Lúc bấy giờ, đàn tranh được sử dụng với 16 dây, nên được gọi là thập lục huyền cầm.
Đàn tranh 16 dây cấu tạo như nào?
Hình dáng đàn thập lục huyền cầm dài, có 16 dây bằng kim loại, mặt đàn nhô lên hình vòng cung, từ trục đàn đến chỗ gắn dây đàn. Khoảng giữa của mỗi dây đều có một con nhạn, gọi là nhạn đàn. Để tăng âm từ nửa cung lên một cung thì đàn cần chuyển đổi dây.
Sau này, đàn tranh rất phổ biến, được đứng thứ 3 trong bộ tam huyền của dàn nhạc tài tử. Vì đàn tranh được thiết kế theo thể thức nhiều dây nên khi tấu nhạc đàn phát ra âm thanh đanh tiếng, khi tấu chữ đàn thường là song thanh. Chính vì thế, khi hết một câu, một đoạn nhạc nào đó, đàn thường lặp lại một nốt.
Ngoài khả năng diễn tấu giai điệu, ngón chơi truyền thống của đàn là những quãng tám dài hoặc chậm, ngón đặc trưng nhất là vuốt trên các dây.
Đàn tranh là nhạc khí dùng hòa tấu, độc tấu, đêm cho hát, ngâm thơ, đàn tranh cũng để chơi cho nhiều loại nhạc như dàn nhạc tài tử, nhã nhạc, nhạc chèo, nhạc dân tộc tổng hợp,…
Cho tới ngày nay, đàn tranh không chỉ dừng lại ở 15 đây mà được phát triển thành đàn tranh 17 dây, đàn tranh 19 dây và đàn tranh 21 dây để đáp ứng được hình thức diễn tấu. Đàn tranh càng nhiều dây thì quãng bass, quãng trầm càng rộng. Đàn càng to, âm càng vang và trầm, ấm, ngân dài và lâu
Đàn tranh Việt Nam có cấu tạo như thế nào?
Dù được biến tấu thành 16 dây hay 19 dây, đàn tranh đều có dạng hình hộp dài. Phần khung đàn tranh thiết kế hình thang có chiều dài dao động từ 110–120 cm.
Đầu lớn của đàn rộng khoảng từ 25–30 cm đây là là phần đầu đàn có thanh chốt đàn có tác dụng mắc dây
Đầu nhỏ của đàn rộng khoảng 15–20 cm có gắn khoảng 16 tới 25 khóa lên.
Mặt đàn làm bằng các loại gỗ khác nhau có độ dày khoảng 0,05 cm được uốn thành hình vòm.
Ngựa đàn (còn có tên gọi khác là con nhạn) được đặt ở giữa đàn có tác dụng gác dây có thể di chuyển để điều chỉnh âm thanh.
Dây dàn tranh có nhiều loại khác nhau, nhưng chủ yếu là làm bằng kim loại với kích cỡ khác nhau. Ngày xưa khi kim loại còn quý hiếm, đàn dùng dùng dây tơ. Nghệ nhân sử dụng các móng đàn riêng biệt đeo vào ba ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa của bên tay phải có tác dụng gẩy khi biểu diễn. Phụ kiện đàn tranh móng gẩy có thể được làm bằng nhiều chất liệu khác nhau như móng đồi mồi, móng kim loại, móng làm từ sừng
Đàn tranh tốt chủ yếu là chất lượng gỗ. Nếu là gỗ ép thì sau một thời gian gỗ sẽ bị nứt, các dây đàn sẽ không được chuẩn và âm thanh cũng trở nên rất kinh khủng. Phải là gỗ miếng, chắc chắn và không bị nứt sau một thời gian sử dụng. Ngày nay, đàn tranh thường được chế tác từ gỗ cẩm lai, gỗ hương, trắc dùng làm thân đàn, gỗ Ngô đồng dùng làm mặt đàn.
Để tấu lên được một bản nhạc đúng giai điệu, tất cả các bộ phận đàn tranh cần được thiết kế “chuẩn từng milimet”, đặc biệt là bộ phận dây và mặt hộp.
Mua đàn tranh Việt Nam ở đâu giá tốt?
Nhạc Cụ Tiến Mạnh, với hơn 20 năm trong lĩnh vực phân phối và kinh doanh nhạc cụ, với nhiều dòng đàn tranh các loại. Luôn luôn mang đến cho bạn nhiều sự lựa chọn hơn để có thể chọn được cho mình một cây đàn tranh ưng ý. Mỗi cây đàn tranh mà Tiến Mạnh phân phối đều dành riêng cho các đối tượng khách hàng khác nhau từ những người mới học chơi cho đến các nghệ sĩ chuyên nghiệp. Tất cả đều đã được xem xét kĩ lưỡng trước khi sản phẩm được bày bán, vì vậy khi mua hàng tại Tiến Mạnh chúng tôi các bạn hãy hỏi nhân viên tư vấn kĩ cho bạn nhé.
Hình ảnh cửa hàng
Nếu bạn mua đàn tranh tại Hà Nội Hãy đến showroom Tiến Mạnh Music ở địa chỉ: Trụ sở 1: 70 Hào Nam – Ô chợ Dừa – Đống Đa – Hà Nội. Trụ sở 2: 76 Hào Nam – Ô chợ Dừa – Đống Đa – Hà Nội Nếu bạn mua đàn tranh ở thành phố Hồ Chí Minh Hệ Thống Cửa Hàng Nhạc Cụ Tiến Mạnh
- 301 Hoàng Văn Thụ, Phường 2, Tân Bình, TP HCM.
- 547 Điện Biên Phủ, Phường 3, Quận 3, TPHCM
- Số 7/1 Bùi Thị Xuân, Phường 2, Tân Bình, TP HCM.
- 255 Hải Phòng – Tân Chính – Thanh Khê, Đà Nẵng
Từ khóa » đàn Tranh Việt Nam
-
Đàn Tranh – Wikipedia Tiếng Việt
-
Đàn Tranh Cao Cấp Chính Hãng Giá Tốt - Nhạc Cụ Tiến Mạnh
-
Nét độc đáo Của đàn Tranh Việt Nam | VTC - YouTube
-
PHÂN BIỆT ĐÀN TRANH VIỆT NAM VÀ ĐÀN TRANH TRUNG QUỐC
-
ĐÀN TRANH VIỆT NAM
-
Đàn Tranh Việt Nam – Thanh âm Trong Trẻo Của âm Nhạc Dân Tộc
-
Đàn Tranh - Việt Nam - Đất Nước Con Người - Tổng Cục Du Lịch
-
Đàn Tranh Việt Nam - .vn
-
Đàn Tranh Việt Nam 16 Dây (khảm Trai) - Shopee
-
ĐÀN TRANH VIỆT NAM - Shopee
-
Đàn Tranh Việt Nam 19 Dây (khảm Trai) - PHONG VÂN MUSIC
-
Đàn Tranh Việt Nam - V.A | Playlist NhacCuaTui
-
Đàn Tranh Việt Nam - 19 Dây Gỗ Muồng Chất Lượng - Giá Rẻ Nhất