Cùng Khám Phá Ngôi Nhà Cổ Có Trăm Cột Quý Hiếm ở Cần Đước Long ...
Có thể bạn quan tâm
Long An là tỉnh thành được biết đến với số lượng di tích lịch sử từ cổ chí kim đáng kinh ngạc. Trên địa bàn tỉnh Long An hiện tại có đến 186 di tích lịch sử. Một trong số những di tích lịch sử nổi tiếng nhất được biết đến là nhà cổ trăm cột ở Cần Đước Long An.
1. Vị trí của nhà cổ trăm cột
Vị trí của nhà cổ trăm cột rất dễ tìm kiếm. Nhà cổ trăm cột tọa lạc tại tỉnh lộ 826B, ấp Cầu Ngang, xã Long Hựu Đông, huyện Cần Đước, tỉnh Long An. Nằm ở ngay bên sông Vàm Cỏ, ngôi nhà cổ này chỉ cách bến phà Kinh Nước Mặn 13km.
Cổng vào nhà cổ trăm cột ở Cần Đước
Từ trung tâm thành phố Hồ Chí Minh, du khách đi theo hướng quốc lộ 50 thẳng đến huyện Cần Đước, Long An. Sau khi đến đại phận huyện Cần Đước tiếp tục đi đến ngã tư giao nhau giữa quốc lộ 50 và đường tỉnh 19 (đây chính là con đường dẫn tới Kênh Nước Mặn ) thì rẽ trái. Tiếp tục đi thẳng qua cây cầu Đúc lớn cho đến khi gặp ngã rẽ nhỏ bên phải có đề “Di tích nhà trăm cột” ở ngay phía đầu hẻm thì rẽ vào.
Du khách chú ý di chuyển cẩn thận vì con đường mòn ngoằn ngoèo dẫn vào nhà trăm cột khá nhỏ và trơn trượt, một bên là kênh nước nên nếu sơ ý rất có thể sẽ bị ngã xuống kênh. Tiếp tục đi thẳng sẽ bắt gặp một ngã ba có cây cầu bên trái, vẫn tiếp tục đi thẳng qua thêm một đoạn ngắn sẽ thấy nhà trăm cột ở phía bên phải.
2. Lịch sử của nhà cổ trăm cột
Theo các tài liệu về lịch sử ngôi nhà cổ trăm cột được lưu truyền lại, chủ nhân đầu tiên và kiến tạo nên công trình lịch tuyệt vời này là ông Trần Văn Hoa. Ông hoa năm 22 tuổi đã nắm giữ chức vụ trong hội đồng quân Cần Đước, Gia Định vào thời Pháp thuộc. Vì những nguyên nhân này mà nhà cổ trăm cột còn có những cái tên khác là nhà ông hội đồng, nhà ông Cả.
Ảnh Ông Trần Văn Hoa – chủ ngôi nhà cổ trăm cột
Ngôi nhà cổ được xây dựng khi ông Trần Văn Hoa đang là hương sư làng Long Hựu, tổng Lộc Thành Hạ, tỉnh Chợ Lớn. Hiện tại, ngôi nhà đang được sở hữu bởi ông Trần Văn Ngộ là cháu nội của ông Hoa và vợ là bà Trần Thị Ngỏ.
Ông Trần Văn Hoa là một vị phú hộ yêu nghệ thuật. Ông Hoa không hề tiếc việc phải bỏ ra một khoản tiền rất lớn để xây dựng ngôi nhà cổ này. Giá trị của nhà cổ trăm cột rất lớn và không phải ai cũng có thể tự mình chi trả giống như ông Hoa.
Ông Hoa đã phải tự mình ra tận Huế để bàn bạc với các nghệ nhân về tất cả các khâu từ thiết kế bản vẽ, vật liệu xây dựng và thời gian thi công. Suốt ròng rã nửa năm trời ở Huế, ông đi khắp nơi để nghiên cứu về kiến trúc của các ngôi nhà rường, các hoa văn chạm trổ... mang nét dân dụng.
Đối với ông Hoa, mẫu thiết kế là thứ được quan tâm nhiều nhất. Bản thiết kế này phải đáp ứng được rất nhiều những yêu cầu. Nó không chỉ cần thể hiện được sự hài hòa âm dương của phương Đông, phong thủy tốt mà còn phải sở hữu những điểm đặc trưng nhất của miền Tây Nam Bộ. Điều đó đã tạo nên một công trình nhà trăm cột độc đáo, xứng đáng được gọi là một tác phẩm nghệ thuật.
Vì khâm phục đam mê nghệ thuật vô hạn của chủ nhân ngôi nhà, 17 vị nghệ nhân đã vượt quãng đường từ Huế để đến với mảnh đất Cần Đước. Sau ba năm ròng rã, họ cuối cùng cũng hoàn thành một kiệt tác để đời, một tài sản văn hóa, lịch sử mà người đời sau đều trầm trồ khen ngợi.
Nhà trăm cột tại Cần Đước được khởi công xây dựng vào năm 1898 và cho đến năm 1903 thì hoàn tất. Trong quãng thời gian đó, 2 năm đầu tiên dành để xây dựng nền móng và ngôi nhà, 3 năm tiếp theo là khoảng thời gian để chạm trổ các hoa văn trang trí và nội thất. Điều này cho thấy từng chi tiết trong căn nhà cổ này đã được tạo tác tỉ mỉ đến mức nào.
Kiến trúc Tổng thể bên ngoài nhà cổ
Nhà cổ trăm cột đã đứng vững vàng tại mảnh đất này hơn 100 năm. Trải qua rất nhiều mưa nắng của thời gian nhưng vẻ đẹp của ngôi nhà cổ vẫn không hề bị giảm đi. Vào ngày 27 tháng 9 năm 1997, nhà cổ trăm cột vinh dự được bộ Văn hóa - Thông tin công nhận và xếp hạng là một trong những di tích lịch sử - văn hóa Quốc Gia theo quyết định số 2890 - VH/QD/.
3. Kiến trúc của nhà cổ trăm cột
Nhà cổ trăm cột được xây dựng theo lối nhà Rường xuyên trính của xứ Huế. Ngôi nhà này chính là một tác phẩm điêu khắc cổ hoành tráng được trạm khắc, tạo tác một cách vô cùng công phu. Nguyên liệu chủ yếu được sử dụng là các loại gỗ quý như cẩm lai, gỗ mun, gỗ đỏ, gỗ mật... Thiết kế kiến trúc của nhà cổ trăm cột vô cùng độc đáo.
Nhà cổ trăm cột tọa lạc trên nền đất rộng của khu vườn rộng tới 4044 mét vuông. Diện tích chính xác của gian nhà là 882 mét vuông với chính diện quay về hướng Tây Bắc. Nền nhà cao 0.9m được lát bằng gạch Tàu lục giác. Tổng quan căn nhà có hai gian, ba chái với hơn 120 cây cột lớn nhỏ trong đó có 68 cây cột chính và 52 cột vuông nhỏ phụ trợ.
Không gian rộng rãi, thoáng mát, đậm chất xưa bên trong ngôi nhà cổ
Gian nhà chính gồm 3 gian, 6 chái. Phần trước được thiết kế theo kiểu cách quen thuộc “ngoại khách nội tự”: bên ngoài là phòng khách, ngay phía là nơi thờ tự. Phần sau và các chái của căn nhà được sử dụng để ở, sinh hoạt và làm phòng bếp. Sân sau khá rộng với diện tích 100 mét vuông có đặt hai hàng lu đựng nước. Nhà phụ có phần trước làm lẫm lúa và phần sau là nhà ở của gia nhân và kho chứa đồ.
Nhà chính chia thành ba phần rất rõ ràng: phần trước để làm việc và tiếp khách, phần giữa có tác dụng làm nơi thờ tự cho gia đình và phần sau làm phòng ngủ. Phần trước và phần giữa được ngăn cách với nhau bởi một tấm ván gỗ được chạm trổ.
Từng bức liễn, hoành phi... được đặt tại đây đều được khắc họa rất khéo léo. Nội dung trên các bức liễn, hoành này cũng cực kì phong phú. Các chủ đề được xoay quanh từ Đạo Giáo, Phật giáo đến truyền thống văn hóa và đạo đức của dân tộc, cảnh đẹp thiên nhiên...
Nhà trăm cột đi theo lối kiến trúc xuyên trính, mỗi bộ phận kết cấu đều chạy chỉ và uốn cong kiểu nhà Rường. Bộ khung được thiết kế chắc chắn dưới sự tỉ mỉ, cẩn thận tính toán từng chút một của người thiết kế. Họ đã tính toán cách chịu lực trên mỗi cột của dàn mái ngói, 8 vỉ kèo nhà và 18 vỉ kèo chái... khiến cho ngôi nhà như được gia cố thêm vững vàng.
Mái nhà được lợp bằng ngói âm dương đại tiểu có ba lớp. Chính diện là ba bậc cấp chính nằm giữa và có 6 bậc tượng trưng cho sinh - lão - bệnh - tử - sinh - lão của gia chủ ngôi nhà. Bậc cấp thứ hai chỉ có 5 bậc tượng trưng cho sinh - lão - bệnh - tử - sinh được dùng cho con cháu trong nhà.
Từng đồ nội thất cũng như các chi tiết trang trí đều là tác phẩm nghệ thuật được tạo ra dưới bàn tay của 17 vị nghệ nhân người Huế có trình độ thượng thừa. Rất nhiều tác phẩm tại đây được chế tác bằng phương pháp đặc biệt “điêu khắc trên không”.
Mỗi sản phẩm, kể cả đồ dùng cá nhân lẫn những vật dụng quen thuộc cũng đều được chạm trổ đầy tinh xảo. Kiến trúc của nhà trăm cột là sự kết hợp sáng tạo đầy độc đáo giữa kiến trúc nhà Rường của Huế với những nét đặc trưng đậm bản sắc miền Tây Nam Bộ.
Đồ vật trong nhà cũng được chạm khắc tinh xảo
Cho đến hiện tại, một phần của ngôi nhà đã không còn tồn tại và bị phá hủy từ lâu nhưng những nét đẹp kiến trúc, những dấu ấn của lịch sử của thời gian lưu lại trên căn nhà vẫn luôn thu hút du khách đến đây tìm hiểu và khám phá. Chúc cho du khách có một chuyến đi tham quan nhà cổ trăm cột ở Cần Đước Long An thuận lợi và nhiều kỉ niệm.
Theo Viet Fun Travel
Từ khóa » Nhà Trăm Cột Tiếng Anh Là Gì
-
Nhà Trăm Cột – Wikipedia Tiếng Việt
-
Nhà Cổ Trăm Cột Long An - Ngôi Nhà Rường Kiểu Huế độc đáo ở Miền ...
-
Độc đáo Kiến Trúc Nhà Trăm Cột - Báo Long An Online
-
Khám Phá Di Tích Lịch Sử Cấp Quốc Gia - Nhà Trăm Cột Long An - Vntrip
-
Ngôi Nhà Trăm Cột Di Tích Lịch Sử ở Long An - Kiến Trúc Nhà Rường ...
-
Thăm Ngôi Nhà Trăm Cột - Báo Đại Đoàn Kết
-
Nhà Trăm Cột - Wiki Tiếng Việt 2022 - Du Học Trung Quốc
-
Nhà Cổ Trăm Cột ở Tỉnh Long An Có Gì độc đáo, Hay Ho Mà Ai Cũng ...
-
Nhà Cổ Trăm Cột (Cần Đước, Long An) Có Gì đặc Biệt?
-
Nhà Trăm Cột | Du Lịch Cần Đước | Dulich24
-
Nhà Cổ Trăm Cột Cần Đước
-
Nhà Cổ Tấn Ký| Khám Phá Bảo Tàng Sống Cổ Nhất Hội An - Vinpearl