Cứng Khớp Ngón Tay Vào Buổi Sáng Sau Khi Ngủ Dậy Là Bệnh Gì? - JEX
Có thể bạn quan tâm
Cứng khớp ngón tay khi ngủ dậy là triệu chứng của nhiều bệnh khớp nguy hiểm, điển hình là thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp
Hiện tượng cứng khớp ngón tay sau khi ngủ dậy
Các khớp ngón tay căng cứng sau khi ngủ dậy làm nhiều người không khỏi hốt hoảng. Hiện tượng này thường kéo dài trong khoảng 30 phút (một số trường hợp sẽ lâu hơn) và “đóng băng” hầu hết các cử động ở bàn tay, kể cả việc cầm nắm đơn giản nhất.
Cứng khớp ngón tay có thể tự khỏi nếu đây chỉ là phản ứng thông thường của cơ thể do phải chịu một áp lực cơ học nào đó, chẳng hạn như: nằm đè lên bàn tay để ngủ, xách đồ quá nặng hay dùng tay làm một động tác liên tục (đánh máy, vẽ tranh, cạo mủ cao su)… Tuy nhiên, khi hiện tượng cứng khớp ngón tay lặp đi lặp lại nhiều lần và kèm theo các triệu chứng như:
-
Tê bì ngón tay (cảm giác như kiến bò).
-
Đau nhức ở các khớp ngón tay, nhất là khi thời tiết chuyển mùa.
-
Khớp ngón tay sưng tấy, sờ vào có cảm giác ấm.
-
Một số trường hợp thấy rõ đốt ngón tay bị biến dạng, không thể co duỗi.
Nguy cơ cao là bạn đang gặp vấn đề về xương khớp, điển hình là thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp. Đây là những tổn thương nghiêm trọng, nếu không điều trị sớm, cơ ở bàn tay sẽ bị teo lại, các đốt ngón tay co quắp và chồng lên nhau, khiến bàn tay mất hoàn toàn khả năng cử động.
Nguyên nhân gây cứng khớp ngón tay là gì?
Không chỉ người lớn tuổi, mà ngay cả các bạn trẻ cũng thường gặp phải hiện tượng cứng khớp ngón tay khi ngủ dậy. Hầu hết mọi người sẽ âm thầm chịu đựng mà không hề hay biết rằng, tình trạng này xảy ra có thể là do những nguyên nhân sau:
-
Thoái hóa khớp
Bản chất của thoái hóa khớp là sự tổn thương mô sụn và xương dưới sụn (hai thành phần chính cấu tạo nên khớp). Mô sụn ở khớp ngón tay hoặc cổ tay thoái hóa sẽ bị bào mòn dần theo thời gian, làm cho các đầu xương cọ xát vào với nhau gây đau nhức, viêm tấy và căng cứng khớp ở các ngón tay.
-
Viêm khớp dạng thấp
Cứng ở một hoặc nhiều khớp nhỏ như khớp ngón tay là triệu chứng đặc trưng của viêm khớp dạng thấp. Khi hệ thống miễn dịch tấn công chính các mô khỏe mạnh của cơ thể sẽ “sinh ra” nhiều bệnh tự miễn, bao gồm viêm khớp dạng thấp. Bệnh chuyển nặng, không chỉ khiến khớp ngón tay viêm, căng cứng, mà sẽ có nhiều khớp khác cùng lúc chịu ảnh hưởng.
Bên cạnh thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp, các dạng viêm khớp khác bao gồm gút, lupus, viêm khớp vẩy nến hay bệnh loãng xương cũng có thể khiến khớp ngón tay của bạn bị căng cứng, đau nhức và sưng tấy. Tùy vào giai đoạn phát triển của bệnh lý xương khớp, mức độ căng cứng ngón tay sẽ nặng – nhẹ khác nhau.
-
Viêm gân và viêm bao gân
Hai tổn thương phổ biến ở gân ngón tay hoặc gân cổ tay là viêm gân và viêm bao gân cũng được xếp vào danh sách nguyên nhân khiến cho khớp ngón tay căng cứng, sưng tấy và đau nhức. Tình trạng này kéo dài sẽ làm giảm cảm giác ở các ngón tay, cổ tay và gây đau nhức ở cả cẳng tay.
Viêm bao gân ngón tay cũng là một nguyên nhân dẫn đến cứng và giảm cảm giác các đốt ngón tay
-
Khối u
Mặc dù hiếm gặp, nhưng các khối u phát triển trong xương, dây chằng hoặc gân của ngón tay cũng dẫn đến căng cứng, đau cứng và giảm khả năng vận động khớp ngón tay.
-
Chấn thương mô mềm
Hiện tượng cứng khớp ngón tay có thể là di chứng của những chấn thương mô mềm hay gặp phải như bong gân, giãn dây chằng hoặc bỏng da.
Cách cải thiện đau cứng khớp tay vào buổi sáng
Nếu thường xuyên bị cứng khớp ngón tay sau khi ngủ dậy, bạn nên đến bệnh viện kiểm tra sớm vì rủi ro bệnh lý xương khớp là rất cao (như đã phân tích ở phần nguyên nhân). Cùng với đó, bạn nên áp dụng ngay những cách cải thiện tích cực tại nhà dưới đây để giúp các ngón tay linh hoạt và thoải mái hơn:
-
Bổ sung dưỡng chất chuyên biệt cho khớp giúp giảm viêm, chăm sóc sụn khớp chuyên biệt cho khớp
Hệ miễn dịch bị rối loạn, làm sản sinh quá mức các chất gây viêm được xem là cơ chế bệnh sinh gây thoái hóa khớp, viêm khớp – các bệnh lý điển hình gây cứng khớp ngón tay. Do đó, việc quan trọng để góp phần cải thiện tình trạng cứng khớp chính là giúp ngăn sản xuất các yếu tố tiền viêm, từ đó giảm viêm, giảm đau và tăng cường sức khỏe xương khớp từ gốc.
JEX thế hệ mới với các tinh chất quý như Eggshell Membrane, Collagen Type 2 & Collagen Peptide, Turmeric Root, Chondroitin Sulfate… cùng nhiều dưỡng chất khác chuyên biệt cho xương khớp đã được khoa học chứng minh có tác dụng hỗ trợ kháng viêm, giảm đau, đồng thời kích thích tế bào sụn sản xuất các chất căn bản (chất nền) để tái tạo sụn và xương dưới sụn, tăng cường chất lượng dịch khớp.
Với ưu điểm vượt trội là tác động trực tiếp và đồng thời lên hai thành phần chính của khớp (sụn và xương dưới sụn), việc sử dụng sản phẩm JEX thế hệ mới không những hỗ trợ cải thiện đau cứng khớp ngón tay, mà còn hỗ trợ phòng và điều trị hiệu quả thoái hóa khớp – nguyên nhân chính gây cứng ngón tay.
-
Chế độ ăn uống hợp lý
Khẩu phần ăn uống hợp lý, cung cấp đầy đủ và cân bằng dinh dưỡng sẽ đảm bảo được các hoạt động của tất cả tổ chức mô và hệ thống bên trong cơ thể. Đối với hệ xương khớp là quá trình sản xuất dịch nhờn và tái tạo mô sụn, giữ vững cấu trúc khớp giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh xương khớp.
-
Nghỉ ngơi thư giãn
Tạo áp lực quá mức lên bàn tay, cổ tay, khuỷu tay, vai trong lúc làm việc hay sinh hoạt khiến ngón tay đau nhức và tê mỏi. Vậy nên, thả lỏng toàn bộ cánh tay khi xuất hiện các biểu hiện bất thường này là điều cần thiết để tránh cứng khớp ngón tay mỗi sáng thức dậy.
Xem thêm: Cứng khớp khuỷu tay: Nguyên nhân, dấu hiệu thường gặp
-
Massage các khớp ngón tay
Thoa một chút tinh dầu lên hai bàn tay rồi nhẹ nhàng xoa bóp và vuốt nhẹ các ngón tay là liệu pháp giải tỏa căng thẳng, áp lực cho khớp ngón tay lý tưởng. Trong lúc làm việc, dành 1 – 2 phút để massage tay sẽ giúp đôi bàn tay dễ chịu hơn rất nhiều.
Massage nhẹ nhàng giúp các ngón tay giải tỏa căng thẳng, giãn cơ khớp giảm cứng khớp
-
Thực hiện bài tập giảm cứng khớp ngón tay
Một số bài tập đơn giản có tác dụng tăng độ dẻo dai và linh hoạt cho khớp ngón tay mà bạn có thể áp dụng mọi lúc mọi nơi, chẳng hạn như: nắm chặt rồi mở rộng 5 ngón tay; lần lượt chạm đầu các ngón tay còn lại vào đầu ngón tay cái tạo thành hình chữ O; áp sát bàn tay xuống bàn và từ từ nâng từng ngón tay lên cao…
Đôi bàn tay nhỏ bé của chúng ta giống như cỗ máy không có công tắc “dừng”, bởi chúng tham gia vào hầu hết các hoạt động của cơ thể. Do đó, bạn hãy chăm sóc đôi bàn tay đúng cách để hạn chế đau nhức, cứng, sưng khớp ngón tay và quan trọng hơn cả là phòng tránh được bệnh lý viêm khớp ngón tay.
Cứng khớp ngón tay có nguy hiểm không? Khi nào cần đi khám bác sĩ?
Cứng khớp ngón tay là một triệu chứng đặc trưng của nhiều bệnh xương khớp mạn tính, điển hình là thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp. Khi mắc phải các căn bệnh này, cấu trúc khớp ngón tay sẽ bị phá hủy dần theo thời gian, dẫn đến những biến chứng nặng: teo cơ ngón tay, biến dạng đốt ngón tay, mất hoàn toàn cảm giác và khả năng cử động nếu điều trị chậm trễ.
Bàn tay biến dạng ngón tay do bệnh viêm khớp không được phát hiện và điều trị kịp thời
Tốt nhất, khi tình trạng cứng khớp ngón tay lặp lại nhiều lần, cản trở cử động của bàn tay, bạn nên đến bệnh viện thăm khám. Chỉ bác sĩ mới có thể giúp bạn trả lời chính xác câu hỏi cứng khớp ngón tay có phải là do bệnh lý xương khớp hay không?
Từ khóa » Cứng Ngón Tay
-
Vì Sao Bạn Cứng Khớp Ngón Tay Khi Ngủ Dậy? - Vinmec
-
Cứng Khớp Ngón Tay: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Chữa Trị
-
Các Nguyên Nhân Gây đau Cứng Khớp Ngón Tay - Vinmec
-
Cứng Khớp Ngón Tay: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách điều Trị
-
Hội Chứng Ngón Tay Bật: Những điều Bạn Cần Biết | Health Plus
-
CỨNG KHỚP NGÓN TAY - NGUYÊN NHÂN - CHUẨN ĐOÁN ĐIỀU ...
-
5 Bài Tập Giúp Giảm Cứng Khớp Ngón Tay Hiệu Quả
-
Cứng Khớp Ngón Tay: Xử Nhanh Kẻo Hại! - Hello Bacsi
-
Cứng Khớp: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, điều Trị Và Phòng Ngừa
-
Viêm Khớp Ngón Tay: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, điều Trị Và Phòng Ngừa
-
Chấn Thương Bàn Tay Và Phương Pháp điều Trị | Bệnh Viện Gleneagles
-
Sau Khi Ngủ Dậy Bị Cứng Khớp Ngón Tay Là Bệnh Gì?
-
Co Cứng Dupuytren - Rối Loạn Mô Cơ Xương Và Mô Liên Kết