Cùng Làm Mì Xào đậu Hũ Cho Những Ngày Chán Cơm

Nếu hôm nào chán cơm bạn có thể làm mì xào đậu hũ thanh đạm để đổi vị. Chỉ với những nguyên liệu đơn giản là rau củ, đậu hũ và mì gói xào thôi nhưng lại ngon bá cháy luôn. Mọi người cùng vào bếp với Medplus hôm nay để học cách chế biến nhé!

Giá trị dinh dưỡng của mì xào đậu hũ

Với những giá trị dinh dưỡng mà đậu hũ mang lại, bạn có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon để đãi cả nhà. 

  • Đậu phụ chứa hàm lượng lớn protein, canxi, vitamin E, không cholesterol và ít carbohydrate có thể mang lại một số lợi ích sức khỏe nhất định.
  • Theo The Health Site, chế biến từ đậu nành, đậu phụ chứa isoflavone làm giảm mức độ cholesterol xấu hoặc lipoprotein mật độ thấp trong cơ thể. Từ đó tăng cường sức khỏe tim mạch.
  • Ngoài ra, đậu phụ còn là nguồn selen dồi dào, khoáng chất cần thiết cho cơ thể để giúp hệ thống chống oxy hóa hoạt động đúng đắn. Từ đó ngăn ngừa ung thư đường ruột.
  • Các sản phẩm từ đậu nành làm giảm lượng đường trong máu ở những người bị bệnh tiểu đường. Theo nhiều nghiên cứu, ăn ít nhất 10 mg đậu nành mỗi ngày có thể làm giảm tái phát ung thư vú tới 25%.
  • Một lợi ích của việc ăn đậu phụ thường xuyên là làm chậm quá trình lão hóa đáng kể. Đậu phụ giúp giữ độ đàn hồi của da, căng cơ mặt, do đó ngăn ngừa lão hóa. Ngoài ra, cũng có thể chế mặt nạ từ đậu phụ cho mặt, nó nuôi dưỡng làn da hiệu quả.
Mì xào đậu hũ
Mì xào đậu hũ

Xem thêm công thức nấu ăn ngon từ đậu hũ:

  • Thách thức vị giác của bạn với món đậu hũ non sốt cay
  • Đậu hũ chiên sả ớt, món ăn thanh đạm bình dị cho bữa chay
  • Học cách làm đậu hũ sốt thịt bằm đơn giản mà ngon cơm
  • Đậu hũ om nấm hương – món ăn đậm đà, bổ dưỡng, ngon hết nấc

Nguồn: Tổng hợp

Cùng làm mì xào đậu hũ cho những ngày chán cơm

Serves: 2 người Level: 2

Ingredients

  • 2 gói mì gói
  • Nấm rơm
  • Đậu hũ
  • Bông cải, rau củ các loại

Instructions

Hướng dẫn làm mì xào đậu hũ

Cách làm mì xào đậu hũ
Cách làm mì xào đậu hũ

1. Cách chọn mua nguyên liệu

Để mua được những nguyên liệu tươi, sạch bạn nên tìm đến những cửa hàng, siêu thịt uy tín, và có đánh giá tốt. 

  • Khi chọn đậu phụ ngon hãy nhớ nguyên tắc nhìn vào màu của đâu phụ. Một miếng đậu phụ ngon thường có màu trắng của đậu tương, không vàng nhưng cũng không trắng tinh được. Khi bạn quan sát miếng đậu phụ nguyên chất bạn sẽ thấy đậu phụ có màu trắng của đậu nành chứ không phải màu vàng của thạch cao.
  • Ngoài ra, khi bạn cần miếng đậu phụ trên tay sẽ thấy nó nhẹ và không nặng tay như thạch cao. Một miếng đậu phụ tuyệt hảo thường sẽ có màu trắng ngà, khi bạn dụng tay để ấn nhẹ và miếng đậu phụ sẽ thấy nó có lực đàn hồi cảm giác mềm mịn đặc biệt hấp dẫn.
  • Ngược lại đâu phụ chứa thêm tạp chất thường cứng hơn. Khi bạn ngửi mùi sẽ cảm thấy không thơm mà hăng hăng khó chịu.
  • Ngoài ra, miếng đậu phụ ngon khi chế biến sẽ có chất béo ngậy đặc trưng của đỗ tương thanh thanh đậm đà. Còn miếng đậu phụ chứa hóa chất ăn cứng kém thơm ngon hơn rất nhiều.

2. Sơ chế nguyên liệu

  • Nguyên liệu mua về rửa thật sạch, nấm rơm thì chà thêm 1 chút muối để giảm bớt mùi của nấm nhé .
  • Đậu hũ và đậu hũ ky cắt miếng nhỏ.

3. Cách thực hiện

  • Cho đậu hũ lên chiên vàng đều. Đậu hũ ky chiên xong ăn giòn giòn bảo đảm ngon hết ý luôn nhé.
  • Cho nấm hương, súp lơ xanh, súp lơ trắng và cà-rốt vào xào nhanh tay trên lửa lớn. Khi các nguyện liệu vừa chín tới, nêm vừa ăn rồi cho ra đĩa.
  • Mì trụng qua nước sối cho mềm, rồi xả lại bằng nước lạnh. Cho 1 tí dầu vào chảo rùi cho mì vào xào sơ để sợ mì hơi khô lại tí xíu.

Những lưu ý về món mì xào đậu hũ

1. Cách thưởng thức mì xào đậu hũ

  • Cho mì ra đĩa, bày rau, nấm xào, đậu hũ, phù chúc chiên lên trên kèm với vài cọng ngò. Món này mình chiên thêm bánh phồng tôm ăn kèm.
  • Hoặc bạn bỏ vô cái tô, trộn hết mấy thứ lại với nhau, rồi chan nước tương vô.

2. Ai không nên ăn mì tôm?

  • Người bệnh béo phì, mắc bệnh tim mạch

Mì ăn liền được chiên bằng dầu. Dầu chiên mì là dầu shortering không tốt cho sức khỏe, lượng chất béo bão hòa trong mì khá nhiều. Nó làm tăng nguy cơ béo phì và bệnh tim mạch nếu đi vào mạch máu, làm xơ vữa động mạch.

Mì cũng là thực phẩm mất cân bằng về dinh dưỡng. Thành phần chủ yếu là tinh bột, sẽ chuyển hóa thành chất béo và năng lượng dư thừa trong cơ thể.

  • Người mắc bệnh dạ dày

Lượng gia vị mạnh trong mì khiến người thường xuyên ăn mì vị giác giảm sút. Và nếu mắc thêm bệnh dạ dày, thì mì lại càng có hại, nó tạo áp lực cho dạ dày trong việc tiêu hóa.

Mì là thực phẩm rất khó tiêu. Khoảng 2 giờ sau khi ăn, mì vẫn còn ở tình trạng nguyên sợi trong dạ dày. Nó không chỉ cản trở việc chuyển hóa và hấp thụ dinh dưỡng, mà còn giữ những chất độc hại có trong mì tồn tại lâu trong hệ tiêu hóa làm ảnh hưởng đến sức khỏe.

  • Người mắc bệnh thận

Người bệnh thận cần hạn chế ăn mặn, nhưng mì lại chứa quá nhiều muối, không chỉ muối ở gói gia vị mà cả muối được tẩm ướp trong cuộn mì.

Với lượng muối cao như vậy, chắc chắn sẽ không tốt cho cơ thể người bệnh thận.

3. Một số điều cần biết khi bảo quản đậu hũ

  • Đừng vội vứt bỏ đậu hũ khi phần nước bạn đã cho vào hộp chuyển sang màu vàng nhẹ. Màu vàng này do phần sữa đậu nành đã đông đặc bên trong đậu hủ tiết ra. Chúng sẽ bị phân hủy sau khi được ngâm trong nước một thời gian. Tuy nhiên, nếu đậu đã được bảo quản hơn mười ngày trong tủ, bạn không nên dùng nữa. Vì lúc này chất lượng của đậu hũ đã không còn đảm bảo.
  • Nếu đậu hũ đã mua có vị hơi chua, bạn cũng không nên dùng bởi có thể chúng đã không được bảo quản ở nhiệt độ thích hợp và đã bị hỏng.

Lâu lâu bạn cũng nên đổi vị cho cả nhà với những món ăn mới lạ như mì xào đậu hũ chứ nhỉ? Cách làm không quá cầu kỳ, nguyên liệu gần gũi, giá rẻ, rất đáng để thử phải không nào? Chúc các bạn chế biến thành công và có những bữa ăn ngon.

Để bỏ túi thêm nhiều tips nấu ăn hay ho bạn nhớ ghé Medplus thường xuyên nhé!

Từ khóa » Cách Làm Mì đậu Hũ