Cúng ông Công ông Táo để Cá Chép ở đâu? Cần Mấy Con Cá Chép

Cúng ông Công, ông Táo khi nào

Thần Táo Quân trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ bắt nguồn từ sự tích "2 ông 1 bà" là vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc. Tuy vậy người dân vẫn quen gọi chung là Táo quân hoặc ông Táo.

Theo quan niệm của người xưa, ba vị thần này được Trung ương Hoàng Đế phái xuống trần gian theo dõi và ghi chép những việc làm thiện ác của loài người và sẽ quay về báo cáo mỗi năm một lần vào ngày 23 tháng Chạp. Vì thế cứ đến ngày 23/12 âm lịch hằng năm người Việt lại làm lễ cúng tiễn ông Công ông Táo về chầu trời báo cáo một năm ở nhân gian, gia đình gia chủ trong năm qua như thế nào.

Cúng ông Công ông Táo để cá chép ở đâu? Cần mấy con cá chép - Ảnh 1.

ảnh: quantrimang

Cúng ông Công ông Táo để cá chép ở đâu

Nếu gia đình bạn cúng cá chép sống thì có thể cho vào những chiếc tô có nước rồi đặt ngay cạnh mâm cúng. Còn nếu gia đình bạn sử dụng cá chép giấy thì bạn có thể đặt trên mâm cúng hoặc đặt lẫn trên vàng mã.

Cúng mấy con cá chép và cách thả cá

Theo dân gian từ xưa đến nay dân ta sẽ cúng 3 con cá chép để đưa ba vị thần về trời. Việc thả cá chép sau khi làm lễ xong cũng khá quan trọng, giúp hoàn thành lễ cúng. Bạn đặt ba con cá chép sống trong chậu nước gần mâm cỗ thờ và phóng sinh ra sông, hồ trước 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp sau khi cúng xong để cá chép hóa rồng đưa ông Công ông Táo về trời.

Người Việt trước đây còn dựng cây nêu vào 23 tháng Chạp để xua đuổi ma quỷ quấy nhiễu trong thời gian các ông Táo về trời. Một số vùng hiện nay vẫn giữ được tục lệ này.

Cúng ông Công ông Táo để cá chép ở đâu? Cần mấy con cá chép - Ảnh 2.

ảnh: quantrimang

Điều kiêng kỵ khi cúng ông Công ông Táo

Không nên khấn xin tài lộc khi làm lễ bởi đây là ngày ông Táo lên trời bẩm Ngọc Hoàng chuyện tốt xấu trong gia đình, tránh đề cập vấn đề tiền bạc làm mất lòng thần linh. Mâm cỗ không cúng thịt vịt, ngan.

Từ khóa » Cúng Cá Chép 23 Tháng Chạp để ở đâu