Cúng Rằm Tháng 7 Vào Giờ Nào, Ngày Nào Tốt Nhất? | Thời Đại

Top con giáp may mắn nhất cuối tuần này (14-15/8): Tình duyên hanh thông, tiền bạc vào như nước
Top 3 con giáp may mắn nhất cuối tuần này (7-8/8): Tiền bạc kiếm không ngơi tay

Cúng rằm tháng bảy vào giờ nào, ngày nào?

Cúng Rằm tháng 7 vào giờ nào, ngày nào tốt nhất?
Cúng Rằm tháng 7 vào giờ nào, ngày nào tốt nhất?

Cúng Rằm tháng 7 sẽ diễn ra từ ngày mùng 2 đến ngày 14 âm lịch mà không cần xem tốt hay xấu bởi vì người xưa vẫn thường quan niệm, từ ngày mùng 2 đến ngày 14 tháng 7 Âm lịch sẽ là thời điểm mà Diêm Vương cho mở Quỷ Môn Quan, để các vong hồn được về dương giới và thọ hưởng những lễ vật mà người dân cúng tế. Bạn có thể chọn ngày bất kỳ theo sắp xếp thời gian của mình cho hợp lý miễn sao cũng trước ngày 15 âm lịch mà được.

Tuy nhiên sau đây là một số ngày đẹp trong tháng 7 âm lịch chia sẻ để các bạn tham khảo thêm:

  • Ngày 11/8 (tức ngày 4/7 âm lịch)
  • Ngày 12/8 (tức ngày 5/7 âm lịch)
  • Ngày 15/8 (tức ngày 8/7 âm lịch)
  • Ngày 20/8 (tức ngày 13/7 âm lịch)

Nên cúng rằm tháng 7 vào giờ nào?

Đối với lễ cúng Phật, lễ cúng thần linh, gia tiên, người ta thường không quá cầu kỳ việc tổ chức vào giờ nào bởi các lễ cúng này thành tâm là chủ yếu, miễn không để quá rằm là được. Tuy nhiên, theo quan niệm ở nhiều địa phương thì tốt nhất, các gia đình vẫn nên làm lễ cúng này vào buổi trưa lúc 11 - 13h là tốt nhất. Tuy nhiên, nếu gia đình bạn quá bận rộn và không thể sắp xếp được thời gian thì có thể làm lễ cúng trước 12h khuya ngày 15/7 Âm lịch là được.

Mâm cỗ cúng rằm tháng 7

Cúng bàn Phật

Bàn Phật là bàn thờ Quan Thế Âm Bồ Tát, thường thờ ở mỗi nhà. Rằm tháng 7 là một ngày lễ lớn đối với những người theo đạo Phật, cũng là ngày lễ Vu Lan, xuất phát từ tích đức Mục Kiền Liên xả thân cứu mẹ.

Đối với cúng bàn Phật thì bạn chỉ cần chuẩn bị một mâm cơm chay hoặc một mâm ngũ quả đơn giản để cúng Phật, và thường nên cúng vào ban ngày. Sau khi cúng, mâm cúng Phật thường sẽ được gia đình thụ lộc ngay tại nhà.

Cúng trong nhà

Cúng trong nhà hay còn gọi là cúng thần linh và gia tiên, thường sẽ gồm mâm cúng mặn. Nên chuẩn bị mâm cúng tươm tất, các món ăn đa dạng cùng những thực phẩm bổ dưỡng, tươi sạch, thể hiện cho lòng thành kính, biết ơn tổ tiên.

Mâm cúng mặn thường gồm các món như xôi, gà luộc, canh, cơm, cá kho, món xào, món nộm,.. Kèm theo là trái cây, hoa cúng, nước, rượu, nhang, nến, vàng mã và cả những vật dụng dành cho người cõi âm làm bằng giấy tượng trưng như quần áo, giày dép,...

Mâm cúng ngoài trời

Nếu bạn đang thắc mắc rằm tháng 7 cúng gì ngoài trời, hãy cùng xem nhé. Đây là mâm cúng chúng sinh, cô hồn với mục đích chính là bố thí cho những cô hồn sa cơ, không nhà cửa, không người thờ cúng.

Mọi người sẽ thực hiện buổi cúng này vào chiều tối ngày 14 hoặc 15/7 âm lịch. Đây chính là thời điểm các vong linh đang trên đường trở về địa ngục trong quan niệm tâm linh. Nhờ đó, họ có thể dễ dàng thụ hưởng đồ cúng và mang theo về địa giới.

Mâm cúng chúng sinh vất vưởng thông thường sẽ gồm những món sau:

  • Muối gạo.
  • Cháo trắng nấu thật loãng.
  • Mâm ngũ quả.
  • 12 cục đường thẻ.
  • Các loại bỏng ngô, bánh kẹo.
  • Quần áo chúng sinh với nhiều màu sắc khác nhau.
  • Tiền thật – sử dụng các loại tiền lẻ.
  • 3 chung nước.
  • Nhang và nến.
Lịch âm hôm nay (15/8/2021): Cuối tuần nên tránh những việc gì? Lịch âm hôm nay (15/8/2021): Cuối tuần nên tránh những việc gì?
Lịch âm hôm nay (11/8/2021): Nên làm gì trong hôm nay? Lịch âm hôm nay (11/8/2021): Nên làm gì trong hôm nay?
Lịch âm hôm nay (10/8/2021): Những việc không nên làm trong ngày? Lịch âm hôm nay (10/8/2021): Những việc không nên làm trong ngày?

Từ khóa » Giờ Cúng Rằm Tháng 7 2021