Cúng Rằm Tháng 7 Vào Giờ Nào, Ngày Nào Tốt Nhất?

Quy tắc cúng lễ Rằm tháng 7 được thực hiện từ trong nhà ra ngoài trời: cúng Gia Thần, cúng Gia Tiên và cuối cùng mới cúng Chúng sinh.

Dân gian cúng lễ Rằm tháng 7 không đơn thuần là việc cầu cúng theo mê tín mà thể hiện tấm lòng của người còn sống với người đã khuất,...

Theo thông lệ, việc cúng Rằm tháng 7 sẽ diễn ra vào đúng ngày 15/7 âm lịch. Năm nay, ngày Rằm tháng 7 rơi vào thứ 6 ngày 12/8 dương lịch.

Ảnh minh hoạ: Ruby Hotel
Ảnh minh hoạ: Ruby Hotel

Cúng Rằm tháng 7 vào giờ nào, ngày nào tốt nhất?

Cúng Rằm tháng 7 từ mùng 2 đến ngày 14 mà không cần xem tốt hay xấu bởi vì người xưa vẫn thường quan niệm, từ ngày mùng 2 đến ngày 14 tháng 7 âm lịch là thời điểm mà Diêm Vương cho mở Quỷ Môn Quan để các vong hồn được về dương giới và thọ hưởng những lễ vật mà người dân cúng tế.

Còn ngày 15 tháng 7 sẽ là ngày giới hạn của kỳ "mở cửa" đó nên người âm sẽ rất khó để "trở về" hay không thể nhận được đồ thờ cúng. Do đó, người dân thường có thói quen cúng Rằm tháng 7 trước và thói quen này được lưu truyền từ đời này sang đời khác.

Theo các chuyên gia văn hóa và phong thủy thì gia đình Việt nên tổ chức lễ cúng gia tiên, lễ cầu siêu Vu Lan vào ban ngày. Từ khoảng 11 đến 12h là hợp lý nhất. Đây là giờ hoàng đạo và là giờ ma quỷ ít hoạt động hơn. Khi đó vong linh là người nhà sẽ được Thổ thần cho phép vào để thụ lộc mà không có sự quấy phá của các cô hồn dã quỷ được thả về trong ngày Rằm tháng 7.

Đối với lễ cúng cô hồn, chúng sinh thì nên cúng vào chiều tối, diễn ra vào giờ Dậu (17 đến 19h) là tốt nhất. Đây là thời gian nhập nhoạng, tranh sáng tranh tối nên các cô hồn có thể ăn uống được.

Ban ngày có ánh sáng mặt trời, các linh hồn trở về từ âm phủ rất yếu ớt. Nếu cúng ban ngày, các cô hồn sợ ánh sáng sẽ không thể nhận các vật phẩm mà gia chủ bày cúng.

Đặc biệt lưu ý, dù chọn giờ nào thì việc cúng cô hồn đều phải diễn ra trước 12h trưa ngày 15/7. Bởi khi đó cửa địa ngục đóng lại.

Lưu ý: Khi cúng rằm tháng 7 đặt lễ cúng trước cửa nhà (hay nơi đang buôn bán). Sau khi cúng xong, các vật phẩm cúng cô hồn không được đem vào nhà, cũng không được mang đồ cúng đó chia lộc cho bất cứ trẻ em hay hàng xóm, người thân nào trong gia đình để tránh chúng sinh đi theo đòi lại. Vẩy chút nước, cháo, toàn bộ đĩa muối, gạo rải ra tám hướng. Toàn bộ đồ ở trong mâm cúng chúng sinh còn lại (bỏng, bánh kẹo, hoa quả, cháo loãng còn lại..) đều mang ra hồ hoặc ao mát mẻ gần đó để bố thí cho chúng sinh ở dưới nước.

*Thông tin trong bài chỉ mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm!

Mâm cỗ cúng rằm tháng 7 gồm những gì? Mâm cỗ cúng rằm tháng 7 gồm những gì?

Hàng năm, cứ đến rằm tháng 7 âm lịch, là ngày lễ Vu lan, cũng là ngày Xá tội vong nhân hay còn gọi là ...

Văn khấn rằm tháng 7 cúng gia tiên, thần linh đầy đủ nhất Văn khấn rằm tháng 7 cúng gia tiên, thần linh đầy đủ nhất

Ngày rằm tháng 7 âm lịch năm nay rơi vào thứ 6 ngày 12/8 dương lịch. Theo phong tục từ xưa của người Việt, lễ ...

Nguồn gốc, ý nghĩa ngày lễ Vu Lan báo hiếu Nguồn gốc, ý nghĩa ngày lễ Vu Lan báo hiếu

Ngày Vu Lan báo hiếu của Phật giáo đã trở thành ngày lễ mang đậm nét nhân văn, làm rạng rỡ đạo lý đền ơn ...

Những điều kiêng kỵ trong tháng cô hồn Những điều kiêng kỵ trong tháng cô hồn

Dân gian Việt Nam quan niệm, tháng 7 âm lịch là "tháng cô hồn". Đặc biệt, người xưa còn cho rằng, đây là thời điểm ...

Từ khóa » Cúng Ngày 15 Tháng 7