Cúng Rằm Tháng Giêng Thế Nào Cho đúng?

Mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng không cần quá cầu kỳ nhưng phải thể hiện được sự thành tâm của gia chủ.
Mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng không cần quá cầu kỳ nhưng phải thể hiện được sự thành tâm của gia chủ.

Tết Nguyên tiêu là Tết quan trọng trong đời sống tâm linh người Việt nên ông bà ta có câu: "Lễ quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng". Lễ cúng Rằm tháng Giêng rất quan trọng bởi đây là ngày Rằm đầu tiên của năm mới. Ý nghĩa của việc cúng Rằm tháng Giêng ngoài tưởng nhớ công ơn của gia tiên trong nhà, sau là để con cháu thụ lộc đầu năm lấy may. Người xưa tin rằng Rằm tháng Giêng đức Phật giáng lâm, là dịp người người đi chùa cầu an, cầu may, cúng sao giải hạn…

Vì vậy trong ngày Rằm tháng Giêng phần lớn người dân - nhất là các phật tử sẽ đi chùa lễ Phật để cầu an, may mắn và mạnh khỏe trong năm mới.

Theo phong tục, Lễ cúng Rằm tháng Giêng thường được tiến hành vào giờ Ngọ (tức là từ 11h đến 13h) ngày chính rằm (15/1 âm lịch). Hiện nay phần lớn các gia đình vẫn cúng vào ngày này, giờ giấc linh hoạt, tùy theo điều kiện thực tế.

Cúng rằm tháng Giêng thế nào cho đúng? 1

Chuẩn bị đồ lễ cúng Rằm tháng Giêng

Lễ cúng Phật: Nếu nhà có ban thờ Phật gia chủ cần chuẩn bị mâm lễ cúng Phật là mâm lễ chay tinh khiết gồm:

- Hoa quả

- Chè xôi

- Các món đậu

- Canh xào không thêm nhiều hương liệu

- Bánh trôi nước

Điểm đặc biệt trên mâm cỗ chay là sự hiện diện của những màu sắc tượng trưng cho ngũ hành. Ăn cơm chay là một cách hướng tới sự cân bằng, thanh thản trong tâm hồn.

Cúng rằm tháng Giêng thế nào cho đúng? 2

Lễ cúng gia tiên: Có thể lễ mặn (nhưng khuyên gia chủ nên cúng đồ chay).

- Hương thơm

- Hoa tươi (hoa cúc vàng).

- Trầu 3 lá, cau 3 quả cành đẹp và dài (chỉ được xé cành cau, kiêng dùng dao kéo cắt).

- Đĩa ngũ quả (5 loại quả, mỗi quả 1 màu).

- 1 bao thuốc lá, 1 gói chè (loại 1 lạng/gói), 1 chén rượu, 1 chén trà (khô), 1 chén nước, 1 chén gạo, 1 chén muối

- 1 đĩa to bánh kẹo các loại.

- 1 đĩa xôi trắng (hoặc đỏ).

- 1 con gà luộc

- Tiền vàng mã (xưa các cụ dùng 5 đinh tiền vàng lễ, mỗi đinh gồm 10 lễ).

Mâm lễ cúng gia tiên là mâm lễ mặn, hoặc chay với đầy đủ các món ăn tinh khiết của ngày Tết. Thông thường mâm cỗ mặn có 4 bát, 6 đĩa, gồm có:

- Bát canh măng

- Bát bóng bì

- Bát canh miến

- Bát canh mọc

- Đĩa thịt gà trống luộc (hoặc thịt lợn)

- Đĩa giò (hoặc chả)

- Đĩa nem

- Đĩa xào

- Đĩa dưa muối

- Đĩa xôi (hoặc bánh chưng)

Các gia chủ cũng có thể tùy nghi biến tấu sao cho mâm cỗ gia đình phong phú, phù hợp với khẩu vị riêng của gia đình. Đặc biệt trong mâm lễ phải có bánh trôi (chè trôi nước), với ý nghĩa Tết Nguyên tiêu mong muốn mọi việc cả năm được hanh thông, trôi chảy.

Dưới đây là bài văn khấn Rằm tháng Giêng năm Nhâm Dần 2022 theo “Văn khấn cổ truyền Việt Nam” - NXB Văn hoá Thông tin.

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

- Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

- Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.

- Con kính lạy Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội họ nội họ ngoại.

Tín chủ (chúng) con là: …

Ngụ tại: …

Hôm nay là ngày Rằm tháng Giêng năm…, gặp tiết Nguyên tiêu, tín chủ con lòng thành, sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, dâng lên trước án.

Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long mạch, Tài thần. Cúi xin các ngài linh thiêng nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ… nghe lời khẩn cầu, kính mời của con cháu, giáng về chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời ông bà tiền chủ, hậu chủ tại gia về hưởng lễ vật, chứng giám lòng thành phù hộ độ trì cho gia chung chúng con được vạn sự tốt lành. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng an bình.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)./.

Hội Nguyên tiêu của người Hoa ở TP. Hồ Chí Minh

Từ khóa » Giờ Cúng Rằm Tháng Giêng 2020