CÚNG TẤT NIÊN GỒM NHỮNG GÌ? NHỮNG VIỆC CẦN LÀM NGÀY ...

Có thể nói, phong tục cúng tất niên đã trở thành một nét đẹp truyền thống, đạo lý sâu xa của dân tộc Việt Nam về việc giáo dục, nhắc nhở con cháu nhớ về cội nguồn. Nhờ đó, con cái trong nhà được dịp sum họp, quây quần, hàn huyên tâm sự, đúc kết một năm đã qua và đề ra những dự định trong năm mới.

Còn theo quan niệm dân gian cho rằng, cúng tất niên chính là cách để mời ông bà, thần linh về ăn Tết cùng con cháu.

Mâm cúng tất niên gồm những gì?

Với ý nghĩa mong muốn no ấm, hạnh phúc, ước cầu một năm mới đầy đủ, thịnh vượng và phát đạt, mâm cỗ cúng tất niên của nhiều gia đình cũng vì thế càng phải đầy đủ hơn.

Thông thường, một mâm cúng tất niên bao gồm: mâm ngũ quả, hương hoa, giấy tiền vàng mã, đèn nến, trầu cau, trà, rượu, bánh chưng và mâm cỗ thức ăn (chay hoặc mặn).

Mâm ngũ quả, hương hoa thường được đặt trên bàn thờ và sẽ thờ suốt Tết. Mâm cỗ mặn được đặt ở bàn thờ phụ, hoặc một chiếc bàn nhỏ thấp hơn đặt trước bàn thờ chính.

>>> Xem thêm: Cúng hoa trên ban thờ gia tiên nên tránh những loại nào?

Cách chuẩn bị một mâm cỗ mặn để cúng tất niên

Mâm cỗ mặn được bày biện trang nghiêm gồm những món như: canh măng, canh mọc, gà luộc, nem rán, rau, giò, bánh chưng... Tuy nhiên, tùy vào thế hệ, thời kỳ, đặc điểm vùng miền mà mâm cỗ mặn cũng được chuẩn bị rất khác nhau.

- Đối với người miền Nam, mâm cỗ tất niên hay có bánh tét, canh măng, thịt kho tàu, chả giò, nem, gỏi tôm thịt…- Đối với người miền Bắc, họ chuẩn bị mâm cỗ mặn rất bài bản, thường trên mâm có 4 bát, 4 đĩa. Cỗ lớn thì 6 bát, 6 đĩa hoặc 8 bát, 8 đĩa… Cũng có nhà chuẩn bị mâm cỗ lớn xếp cao từ 2 đến 3 tầng.

Bốn bát gồm: bát giò heo hầm măng lưỡi lợn, bát bóng thả, bát miến, bát mọc. Bốn đĩa của mâm cỗ gồm: đĩa giò lụa, đĩa chả quế, đĩa thịt gà, đĩa thịt heo.

- Riêng đối với mâm cơm cúng tất niên của người miền Trung ít cầu kỳ hơn, thường có bánh chưng, bánh tét, giò lụa, gà bóp rau răm, gỏi tai heo, thịt heo luộc, ram, thịt heo nướng, vịt quay, bánh xèo…

Trước đây, mâm cỗ tất niên của miền Bắc nói riêng và mâm cỗ tất niên của người Việt nói chung luôn luôn đảm bảo đủ 6 bát (măng, bóng, mực, nấm thả, miến, mọc) và 8 đĩa (thịt gà luộc, giò lụa, chả quế, trứng muối, dưa hành, bánh chưng, lòng gà xào dứa và cá kho). Nhưng theo thời gian, nhiều món ăn truyền thống dần mất đi mà thay vào đó là những món ăn đặc sản thời hiện đại hoặc các món khoái khẩu của các thành viên trong gia đình.

Mâm ngũ quả

Mâm ngũ quả cúng gia tiên nên chọn các loại hoa quả thông dụng, đẹp mắt và phải là hoa quả vừa đủ chín có thể ăn được.

Hoa quả xanh, hoa quả giả (bằng nhựa) bạn không được dùng cúng gia tiên. Đĩa, mâm ngũ quả không đặt trước chính giữa bát hương, nên để ở hai bên.

Lễ tạ mộ

Ngày 30 Tết nhiều gia đình ở quê đi tạ mộ, rồi về nhà ăn bữa cơm tất niên luôn. Tạ mộ là để con cháu cảm ơn thần linh, thổ địa khu vực có mộ phần (tương tự lễ tạ thần linh, thổ địa gia tiên, tiền chủ nơi nhà đang sống dịp cuối năm), đồng thời mời tổ tiên về ăn Tết.

Sáng 30 Tết, trong lúc phụ nữ chuẩn bị cỗ bàn thì nam phụ, lão ấu trong nhà mang hương hoa, vàng mã đi tạ mộ (chạp mộ). Lúc này mộ phần đã được con cháu ở gần sửa sang đẹp đẽ, mọi người chỉ việc bày hoa quả, thắp hương mời gia tiên về ăn Tết.

Nếu dâng cỗ mặn thì chỉ dâng ở miếu thần linh, trong đó có xôi, gà (giò hoặc trống thiến nguyên con bày trên xôi). Tuyệt đối không đặt cỗ mặn lên mộ phần. Nghi lễ tạ mộ không cần làm linh đình, tốn kém. Cũng không nặng về hình thức, đốt vàng mã nhiều gây lãng phí.

Tạ mộ nên đi lúc tạnh ráo, ấm áp, có thể cho trẻ em đi theo để biết dần vị trí phần mộ, sau là tập cho trẻ kính trọng, hiếu đễ tổ tiên. Nhưng không nên đi tạ mộ quá sớm, khi sương chưa tan, hoặc chiều tối trời về đêm âm khí nặng nề không có lợi cho sức khỏe. Phụ nữ có thai, “đèn đỏ”, người yếu, trẻ em dưới 10 tuổi… không nên đi tạ mộ để tránh bị nhiễm âm khí, phong hàn… Không nên nô đùa, ngồi lên những ngôi mộ vì bị coi là bất kính.

Khi đi tạ mộ hãy quan tâm đến tất cả các cụ trong dòng họ, nên “thăm hỏi” các mộ phần xung quanh. Nếu có những ngôi mộ vô chủ cũng cần thắp cho họ nén hương.

>>> Xem thêm: Hoa cúng trên ban thờ gia tiên và ý nghĩa các loài hoa cúng

Trên đây là những chia sẻ của Phong Thủy Tam Nguyên về cúng tất niên và những việc cần làm ngày tất niên. Hy vọng những thông tin này có ích cho quý độc giả. Nếu cần được tư vấn thêm, quý vị vui lòng liên hệ đến:

Công ty TNHH Kiến Trúc Phong Thủy Tam Nguyên

Hotline: 1900.2292

Địa chỉ:

  • Hà Nội: Lô A12/D7, ngõ 66 Khúc Thừa Dụ, Khu đô thị mới, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
  • Quảng Ninh: Số 81 đường Nguyễn Văn Cừ, phường Hồng Hải, TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
  • Đà Nẵng: Tầng 12, Tòa ACB, 218 Bạch Đằng, Phường Phước Ninh, Quận Hải Châu, Đà Nẵng
  • TP Hồ Chí Minh: 778/5 Nguyễn Kiệm, Phường 4, Quận Phú Nhuận, TP HCM

Từ khóa » đồ Cúng Tất Niên Gồm Những Gì