Cùng Tìm Hiểu Thành Phần Cấu Tạo Của Composite Nha Khoa

Được ra đời vào năm 1960, composite nha khoa hiện nay đã có hơn 60 năm hình thành và phát triển. Cho đến bây giờ, composite vẫn luôn được tin tưởng sử dụng trong quá trình trám răng cho nhiều nhu cầu lâm sàng khác nhau. Để giúp bạn hiểu hơn về composite, hãy đồng hành cùng Wiki Thẩm Mỹ tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

COMPOSITE NHA KHOA LÀ GÌ?

Composite nha khoa là vật liệu được sử dụng để trám răng cho cả răng trước và răng sau. Mỗi loại composite khác nhau sẽ được sử dụng để trám cho mỗi loại bề mặt khác nhau nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất.

  • Sử dụng cho răng trước: Đây là vị trí yêu cầu tính thẩm mỹ rất cao, vậy nên composite cần phải có độ bóng bề mặt cao cũng như màu sắc cũng phải phù hợp
  • Sử dụng cho răng sau: Đây là nơi không thể nhìn thấy và phải chịu lực nhai rất lớn lên đến 600N, bởi vậy mà cần loại composite có độ bền, độ nén cực cao
Composite nha khoa

THÀNH PHẦN CỦA COMPOSITE

Composite nha khoa bao gồm 4 thành phần chính:

  • Khung nhựa
  • Hạt độn
  • Chất nối
  • Hệ thống hoạt hóa khơi mào

Và mỗi thành phần có một nhiệm vụ khác nhau để từ đó kết nối, hỗ trợ răng, vậy mỗi lớp có vai trò gì?

Composite nha khoa

KHUNG NHỰA

Đa phần các loại composite được tạo thành bởi một chất có tên bisphenol-A-glycidyl methacrylate (bis-GMA) hay urethane dimethacrylate (UDMA). Ngoài ra để dễ dàng sử dụng và dễ thao tác, đôi khi các nha sĩ sẽ dùng một số loại nhựa khác có tính dẻo cao như: triethylene glycol dimethacrylate (TEGDMA) và bisphenol-A-polyethylane glycol diether dimethacrylate.

HẠT ĐỘN

Trong composite nha khoa hạt độn là những hạt chứa chất độn được phân tán đều khắp khối vật liệu với tác dụng:

  • Tăng độ cứng
  • Tăng độ trong mờ
  • Tăng độ kháng mòn
  • Giảm hệ số giãn nở vì nhiệt
  • Giảm co khi xảy ra trùng hợp

Về cơ bản thì càng nhiều thành phần hạt độn thì tính chất cơ, vật lý học của vật liệu sẽ cao hơn nhờ đó mà các nha sĩ sẽ điều chỉnh sao cho khối composite đó phù hợp với yêu cầu ca điều trị.

Hiện tại composite nha khoa được cung cấp bởi các nhà sản xuất: zirconium oxide, aluminium oxide, silicon dioxide, barium, barium aluminium silicate glasses và borosilicate.

Composite nha khoa được phân loại theo kích thước và % hạt độn như sau:

Phân loại

Kích thước hạt độn (μm)

%hạt độn (theo thành phần)

Hybrid

0.04-3.0

60-70

Microfill

0.04-0.2

32-50

Condensable(Packable)

0.04, 0.2-20

59-80

Flowable

0.04, 0.2-3.0

42-62

Nanohybrid(nonocomposite)

0.002-0.075

68-78.5

CHẤT NỐI

Chất nối có nhiệm vụ tạo ra liên kết siloxane với bề mặt của hạt độn và đầu kia là nhóm methacrylate tạo liên kết đồng hóa trị với khung nhựa khi quá trình trùng hợp diễn ra. Hiện các chất nối thường được sử dụng nhất là silane (khoáng hữu cơ) như: 3-methacryloxypropyl trimethoxysilane (MPS).

Composite nha khoa

HỆ THỐNG HOẠT HÓA KHƠI MÀO

Quá trình trùng hợp là quá trình diễn ra khi composite bắt đầu tiếp xúc với ánh sáng xanh ở bước sóng khoảng 470nm. Loại ánh sáng này sẽ được hấp thụ bởi chất hoạt hóa camphorquinone và một amin thơm để tạo nên phản ứng trùng hợp. Ngoài ra một số loại composite lưỡng trùng hợp (quá trình trùng hợp diễn ra khi có ánh sáng xanh và vẫn tiếp tục khi hết tiếp xúc với ánh sáng xanh bằng cách diễn ra phản ứng hóa học giữa gốc peroxide và gốc amin).

Sự trùng hợp bị chịu ảnh hưởng bởi một số yếu tố như: Nguồn sáng, loại composite, khoảng cách, thành phần hạt độn và ánh sáng.

Trong quá trình trùng hợp, composite sẽ co lại một mức nhất định như sau:

  • % hạt độn trong composite nha khoa càng cao thì càng ít bị co lại
  • % hạt độn càng thấp thì khả năng co lại sẽ càng cao, cao nhất khoảng 2 – 3% và bới loại composite hybrid ít co lại nhất rơi vào khoảng 0.6 – 1.4%
Composite nha khoa

CÁC LOẠI COMPOSITE NHA KHOA

Hiện tại trên thế giới có 5 loại composite chính:

MICROFILL COMPOSITE

Đây là loại composite thường được sử dụng để trám răng trước nhờ vào độ bóng khá cao. Loại composite nha khoa này có % hạt độn thấp nên độ chịu lực và kháng mòn khá thấp, giãn nhỏ nhiệt và co lại cao.

HYBRID COMPOSITES

Cũng là một loại composite thẩm mỹ được dùng cho răng trước, nhưng bởi có tính chịu lực và bền khá cao nên hybrid composite cũng thường được sử dụng cho răng sau. Hybrid composite sử dụng hạt độn khá lớn vậy nên có độ bóng thấp, thường sẽ bị đánh giá thấp hơn microfill composite khi dùng trám răng trước, vậy nên có một biến thể khác của hybrid composite dùng hạt độn nhỏ hơn và độ bóng cao hơn đó là microhybrid composite.

NANOCOMPOSITES

Với đặc tính chịu lực, kháng mòn và độ bóng cao, giảm sự co khi trùng hợp, nanocomposites được sử dụng cho cả răng trước và răng sau với mục đích như: tái tạo cùi răng, veneer, inlay, onlay.

Để tạo ra loại composite này, một số nhà sản xuất phải liên kết từ 2 – 3 loại hạt độn có kích thước khác nhau vào nanocomposites như: composite nha khoa 3M ESPE, composite Filtek, Supreme, …

Composite nha khoa

COMPOSITE LỎNG

Được tạo ra nhằm hỗ trợ việc trám gần vùng ẩm ướt, nhỏ hẹp, composite lỏng có khả năng chịu lực không cao, độ co cao và kháng mòn khá thấp, vậy nên composite lỏng chỉ được sử dụng như một dạng vật liệu lót. Tuy nhiên độ mềm, dẻo của nó lại có một ưu điểm khá lớn khi sử dụng cho khiếm khuyết cổ răng, vì khi nghiến răng lớp trám sẽ uốn cong theo và không bị sút ra ngoài.

PACKABLE COMPOSITES

Đây là loại composite chuyên dùng cho răng sau với vùng chịu lực cao, tính cản quang lớn, độ cứng và độ kháng mòn vượt trội.

COMPOSITE TÁI TẠO CÙI

Composite tái tạo cùi được sử dụng để tái tạo cùi răng cho cả răng trước và sau với mục đích phục hình mão full.

ƯU NHƯỢC ĐIỂM KHI SỬ DỤNG COMPOSITE NHA KHOA

ƯU ĐIỂM

  • Tính thẩm mỹ cao: vật liệu composite có màu sắc, độ bóng và độ trong mờ khá giống với răng thật
  • An toàn, không gây kích ứng khi trám răng
  • Khả năng chống chịu sự mài mòn cao, độ nén chịu lực cao

NHƯỢC ĐIỂM

  • Dễ xảy ra hôi miệng: Một thời gian sau khi trám, composite sẽ bị ngấm nước bọt gây mùi hôi cho miệng
  • Có khả năng rơi ra sau khi trám, bởi composite là nhựa tổng hợp, vậy nên có độ giãn nở khác với răng, khi ăn quá nóng hoặc quá lạnh dễ làm cho lớp composite bong tróc

QUY TRÌNH HÀN TRÁM RĂNG BẰNG COMPOSITE NHA KHOA

  • Bước 1: Nha sĩ sẽ làm sạch bề mặt men răng ở nơi cần trám
  • Bước 2: Phủ lên một lớp Bonding nhằm tăng độ lưu giữ của lớp trám vào lớp ngà răng
  • Bước 3: Phủ từng lớp composite ra phía ngoài đồi thời chỉnh lại cho thẩm mỹ, sau đó chiếu đèn laser làm đông cứng
  • Bước 4: Đánh bóng bề mặt trám, làm mịn các phần gồ ghề
Composite nha khoa

LƯU Ý SAU KHI TRÁM RĂNG BẰNG COMPOSITE NHA KHOA

  • Không ăn những đồ quá nóng, quá lạnh, thức ăn rắn hoặc cần cắn mạnh
  • Không dùng các thức uống sậm màu
  • Chỉ nên chải răng nhẹ nhàng ở phần trám răng
  • Nếu sau khi trám răng cảm thấy khó chịu, đau nhức phải nên ngay nha khoa để được kiểm tra và khắc phục
Composite nha khoa

CHỌN NHA KHOA UY TÍN CHẤT LƯỢNG

Để có thể trám răng đẹp, thoải mái khi sử dụng, chắc khỏe thì việc chọn cho mình một nha khoa tốt, chất lượng là điều vô cùng cần thiết, vậy đâu là nha khoa bạn nên chọn để thực hiện trám răng.

Wiki Thẩm Mỹ gần đây đã được trải nghiệm một nha khoa vô cùng chất lượng muốn chia sẻ đến bạn. Đó chính là nha khoa hiDental, một trong những địa chỉ nha khoa đạt chuẩn quốc tế đang rất được yêu thích trong thời gian gần đây bởi chất lượng phục vụ tuyệt vời, thân thiện, cơ sở vật chất hiện đại và nhất là giá cả vô cùng phải chăng.

Tọa lạc tại 161 Huỳnh Tấn Phát, Tân Thuận Đông, Quận 7, Hồ Chí Minh với đội ngũ y bác sĩ tay nghề cao, được đào tạo chuyên nghiệp, không gian mở thoải mái, hệ thống trang thiết bị hiện đại, cao cấp chắc chắn sẽ không làm bạn thất vọng.

Composite nha khoa
Composite nha khoa
Composite nha khoa

Không chỉ tế, với mong muốn giúp mọi người đều có một hàm răng đẹp, chắc khỏe, nha khoa hiDental mang đến một mức giá vô cùng hợp lý. Hãy ghé qua nha khoa hiDental để được trải nghiệm dịch vụ trám răng composite nha khoa cực kỳ chất lượng, an toàn và đầy tính thẩm mỹ nhé!

Nguồn: (https://wikithammy.com/tat-tan-tat-ve-composite-nha-khoa/)

– Wiki Thẩm Mỹ –

Từ khóa » Composite Lỏng Nha Khoa