Cung Tơ Chiều Bí ẩn Giữa Đà Lạt Thơ Mộng! Người địa Phương ...
Có thể bạn quan tâm
0903.655.525 Skip to content CAFE KHÙNG – CUNG TƠ CHIỀU Cafe hát mộc dòng nhạc tiền chiến đầu tiên ở Đà Lạt sau 1975. “Người điên hát trên đồi” “Người tình của Trịnh” “Tứ điên Đà Lạt” ĐỘC – DỊ – KÉN KHÁCH. Giai thoại về người đàn bà cổ quái uống rượu luyện thanh, rít thuốc liên tục, ngồi ôm đàn hát nhạc tình trên ngọn đồi thông vắng lộng gió – đã và vẫn đang là một thứ ánh sáng mê hoặc làm điên đảo những “con phù du” khách du lịch khi đến Đà Lạt đổ về hàng đêm. Đã nhiều lần nghe nói đến, đã một lần lặn lội ngược xuôi cả buổi tối bằng xe hai bánh tìm cái địa chỉ 27K Lê Hồng Phong gần Dinh III (mà các trang mạng hay giới thiệu về quán) – vẫn đành chấp nhận ra về, vì tìm không thấy, hỏi không ai biết; mà khu vực này đêm xuống thì vắng tanh, cũng chẳng có mấy ai để hỏi han. Hình như với người dân lao động bình thường của Đà Lạt, chẳng hề tồn tại một quán Cung Tơ Chiều nổi tiếng nào cả. Rút kinh nghiệm lần trước, biết chắc lần này đi bằng xe 4 bánh sẽ càng khó khăn hơn, chúng tôi quyết định thuê “hoa tiêu xe ôm” dẫn đường, xe hai bánh trước xe bốn bánh sau rồng rắn mà đi, anh xe ôm dẫn chúng tôi lên gần đến Dinh III và dừng lại hỏi tiếp “hoa tiêu taxi”, hai hoa tiêu xí xa xí xồ rồi anh xe ôm dấn ga quẹo vào một con đường tối thăm thăm không một bóng người. Quán nằm trên một đồi thông thấp; không hiểu sao các trang mạng đều để địa chỉ quán là 27K Lê Hồng Phong, trong khi cách đi đến lại hoàn toàn khác: từ Trần Phú rẻ vào Lê Hồng Phong, rồi lại rẻ vào Triệu Việt Vương đi thẳng gặp khách sạn Bích Đào (8 Triệu Việt Vương); ngay trước khách sạn có một “mũi tàu”, hãy men theo đường bên phải, phía trên (hiện nay con đường này rất tối và vắng, không có đèn đường và nhà dân); đi khoảng 20m thấy trên đỉnh đồi thấp bên phải có một dây đèn vàng lẻ loi giăng giăng, quán Cung Tơ Chiều đó. Tuy nhiên, thấy đó nhưng tìm đường lên lại là một chuyện khác! Dấn bước thêm khoảng 50m, anh xe ôm dừng lại và chỉ một bờ xi măng trăng trắng rộng chừng 2x2m lề đường cười toe và nói “Cứ nhắm dây đèn trên đồi mà đi”, rút bóp trả tiền dẫn đường nhưng bụng bắt đầu thấy lo! Xe hai bánh quay đi, xe bốn bánh vọt nốt, chỉ còn hai ông đực rựa đứng trước con dốc không có đường đi, đứng trong bóng tối thấp thoáng những gốc thông và ánh đèn leo lét trên đỉnh đồi, trong tiếng giun dế ỉ ôi, trong cái lạnh tối Đà Lạt và không biết bắt đầu như thế nào, đi từ đâu… Đang loay hoay, chợt thấy có đèn xe hai bánh tiến đến – vậy là có đồng hành rồi – một cặp thanh niên nam nữ dấn ga qua mặt leo lên con dốc đầy rễ thông, chúng tôi bước theo ánh đèn xe, được khoảng 20m xe dừng, cô gái leo xuống và cả hai tần ngần … quay trở xuống lại, nghe cô gái léo nhéo lời lo sợ… Đã đến đây rồi thì tự lực cánh sinh thôi, trực chỉ đỉnh đồi mà tiến với ánh đèn pin iPhone, mò mẫm đi được một chốc, một cái hàng rào dây leo có cổng sắt nhỏ khép hờ xuất hiện với tấm bảng đặc trưng của quán với dòng chữ “Không nói cười lớn hơn tiếng nhạc, không sử dụng điện thoại”, lách mình qua cửa trước mắt là một khoảng sân trước căn nhà trệt nhỏ với vài cái đèn vàng vọt mù mù; vẫn không một bóng người; men theo lối đi, đến một cửa đi, đẩy cửa bước vào quán và… đã thấy người có ở đây. Quán mở cửa từ 19h30-22h30, sức chứa khoảng 100 khách; mới hơn 20h giờ, đã có khoảng 20 khách trong quán, già trẻ đủ hạn tuổi ngồi rải rác, tiếng hát Lệ Thu thời trẻ văng vẳng như vọng từ nơi nào xa xôi ma mị, mọi người nói chuyện với nhau thầm thì, ánh sáng vàng được tiết chế hết mức gần như không nhìn rỏ mặt nhau tạo nên một bầu không khí liêu trai ma quái. Gọi một ly cà phê đen và một ly trà đào, chúng tôi im lặng ngắm quán. Một cô bé bận váy ca rô như học sinh với một dáng đi lưng thật thẳng, mắt nhìn thẳng, nhịp chân thong thả nhịp nhàng đến từng bàn mời nước. Cái cách mời nước nhẹ nhàng lịch sự và dọn nước cho khách không khom người mà chỉ nhún chân thể hiện cô được giáo dục thật chu đáo, ngày nay thật khó tìm thấy những điều này. Một người đàn bà bận áo măng tô đỏ, rít thuốc liên tục thi thoảng lại đi ra đi vào, chợt chị dừng lại nhìn về một thanh niên đang để chân lên ghế sofa và gằn giọng:“cái chân”, cậu thanh niên hấp tấp bỏ chân xuống. Âm thanh phát ra trầm đục rền vang và đầy uy lực – nhân vật chính là đây; bất giác tôi len lén rút đôi chân mang dép kẹp dấu dưới bàn vì thấy mình hình như vi phạm nội quy (!). Thức uống của quán vô cùng đơn giản chỉ có 4-5 món: rượu vang, trà đào,cà phê,… nhưng phần quy định kèm theo thì cực kỳ phong phú: “Không cười nói lớn hơn tiếng nhạc. Không chụp hình. Không ghi âm. Không có mùi bia rượu. Tiền nước 100.000 đồng/một ly hoặc một người (nghĩa là không uống cũng phải trả tiền). Nếu quý vị không hài lòng những điều nầy xin vui lòng bước ra (nguyên văn). Suy cho cùng những quy định này cũng chỉ nhằm giúp mọi người đến với âm nhạc một cách nghiêm túc và tập trung nhất mà thôi. Khách cứ lục tục kéo đến, gần 21h00, quán đã gần kín chổ, gần 100 khách ngồi san sát uống nước thầm thì căng cứng, không gian như đặc lại, ngột ngạt chờ, ngột ngạt đợi. Có 5-6 em nhỏ chưa đến 10 tuổi, theo cha mẹ thật tội nghiệp vì bị bắt ngồi im thin thít với những câu hăm dọa kiểu kiểu bà kẹ, bà chằn sắp xuất hiện, không khí ngày càng ngột ngạt căng thẳng. Người đàn bà bước ra sân khấu, ôm đàn ngồi xuống và rải một hợp âm trên cây đàn rồi bắt đầu cất tiếng: “Các anh chị căng thẳng thế này làm sao tôi hát được, có anh chị nào hát trước không?” và cười, trong bóng tối mờ mờ nụ người như ngây dại cùng ánh mắt loang loáng, tự nhiên tôi có liên tưởng đến hai nụ cười: ngờ ngệch nhẹ dạ cả tin của Thị Nở và thô ráp sần sùi của nhạc sĩ Trần Tiến. “Tôi lớn tuổi rồi, nên cực kỳ khó tính, đề nghị các anh chị không quay phim, không chụp hình, không ghi âm. Tôi không muốn bất cứ hình ảnh âm thanh nào trong quán lọt ra ngoài, đây chỉ là quán cóc mà thôi, giờ tôi sẽ hát bài tôi thích, sau đó các anh chị hát, hoặc tôi hát bài các anh chị thích” – chị lại cười và vén tóc rất đàn bà. Thế rồi những tác phẩm của Phạm Duy, Trịnh Công Sơn, Lê Uyên Phương lần lượt được cất lên, thậm chí để gần gũi hơn với khán giả – bài boléro Những đồi hoa sim của Dzũng Chinh, Hữu Loan cũng có mặt,… Khách ngồi xung quanh, lúc yên lặng lắng nghe như những tín đồ, lúc hòa giọng cùng người đàn hát. Một người đề nghị được ca bài Một đời ngườimột rừng cây của Trần Long Ẩn để tặng chị, chị thẳng thừng từ chối “xin lỗi, tôi chỉ nghe và hát nhạc xưa!”. Khách đến với Cung Tơ Chiều là để được nghe, được thấy người đàn bà này ôm đàn guitar ngồi hát. Chương trình không có chủ đề, chị hát theo sở thích của mình, thích thì hát, không thích thì thôi, không ai ép được, không áp lực nào cả. Chất giọng khàn đặc, rền, vang, dầy, mộc mạc, liêu trai, không phô diễn kỹ thuật, không màu mè, chỉ có cảm xúc và sự rung động. Khi chị ca một mình, giọng hát lớn vang lồng lộng như rút ruột rút gan ra mà hát, hát như là lên đồng, nghe như có gì u uất rờn rợn. Khi chị đồng ca cùng mọi người trong quán chị hạ giọng nhỏ lại và hát nhẹ nhàng hơn. Thấp thoáng chút Khánh Ly, Lê Uyên, Bạch Yến lẩn lộn. Có lúc chị hát như gào lên tiếng nói của con thú bị trọng thương cùng đường; những âm ngân cuối câu luôn kéo dài, rè, trầm, rền rĩ và day dứt như không bao giờ dừng lại, rất riêng và rất ám ảnh. Vừa dứt một bài hát, bổng chị nói như nói cho riêng mình: “Bài này làm tôi nhớ Sói, ngồi ở góc kia (chị hất mặt về góc tối), lúc nào cũng vậy, đêm nào cũng vậy… giờ thì không thấy nữa, không biết ở phương trời nào rồi?”. Một giọng nữ trong góc tối cất lên: “Sài Gòn!”. Không khí quán như chùng lại. Càng về đêm, không khí quán càng ấm, mọi người không còn ngồi nghe người đàn bà cô độc này đờn hát nữa, tất cả cùng hòa giọng với chị. Nhưng cảm giác rất lạ; nó khác hoàn toàn cảm giác ấm cúng chan hòa như chúng ta ngồi bên đống lửa nửa đêm cùng bạn bè trong đêm lửa trại; nó cũng khác hoàn toàn cảm giác thoải mái hết mình như chúng ta cùng say lúy túy giữa bãi biển đêm trăng. Nghe người đàn bà này hát, ta chiêm nghiệm một cách sâu sắc về thân phận cô đơn của con người. Mọi người ngày càng mạnh dạn hát, thậm chí có lúc trong một góc tối đen, có một giọng nữ đơn ca hẳn một bài Ngày xưa Hoàng Thị với giọng hát chuyên nghiệp mong manh nhẹ nhàng như thiên thần khiến cả gian phòng ngừng thở. Người đàn bà vẫn nhịp nhàng đệm đàn cho khách hát… “Xưa tan trường về Anh theo Ngọ về Nay trên đường này Đời như sóng nổi Xóa bỏ vết người Chân người tìm nhau, tìm nhau” …ôi, nghe như một trời kỷ niệm đổ về….. Chị đột ngột dừng lại và đề nghị ai biết đờn biết ca lên hát tiếp, chị rẻ về góc “Sói” nhìn mọi người và nói “hôm nay sao nhà thơ đến nhiều thế” rồi giới thiệu 2 cô em biết đàn hát lên ca, một cô gái ngồi quầy – ôm đàn lên ca, nghe không hay, khách lục tục ra về dần. Mà nói thật, ngay cả giọng ca thiên thần trong bóng tối “Ngày xưa Hoàng Thị” lúc nảy xuất hiện thì khán giả cũng ra về mà thôi. Như ta trãi qua một vở bi kịch quá nặng để không thể coi tiếp một vở TLXH nhẹ nhàng, như vừa nghe một bài hard-rock làm sao trở lại với ballad ngọt được. Có ai đó nhận xét rằng: “Cung Tơ Chiều PR giỏi nhờ sự hiếu kỳ tò mò của khách, giá nước 60.000 đồng/người là quá cao so với cái nhận được chỉ là giải tỏa nỗi hiếu kỳ, quán chẳng có gì lý thú, từ phong cách, kiến trúc, nhân viên phục vụ, và điểm nhấn là màn trình diện mộc của chị chủ quán cũng chẳng có gì là hấp dẫn. Nếu muốn nghe nhạc sống, thưởng thức những giọng ca mang chất trữ tình ở Đà Lạt, thà tôi đến Mộc (gần Hoàng Anh Gia Lai) còn thú vị hơn”. Với tôi, giá dù đã tăng lên 100.000 đồng/người nhưng không mắc chút nào! Tôi đến đây để nghe và tôi đã nghe được một giọng hát lạ chạm vào tim, dù cái chạm đó thô ráp, u uẩn, buồn. Những giọng hát đẹp Sài Gòn Hà Nội và kể cả Đà Lạt… không thiếu, nhưng nghệ sỹ tính của những giọng hát đó rất ít, hát vô hồn trôi tuột. Tôi tìm đến Đà Lạt không phải để ngắm những cái công trình to tát gắn kín hoa bất tử vô duyên, không vì những thiền viện khổng lồ, những kiot như những cái mụn xấu xí ở thác ở thung… Tôi đến với Đà Lạt vì những khoảnh khắc ở Cung Tơ Chiều, vì chổ ngồi lu thu ngắm phố trong góc nhỏ cà phê Tùng, vì câu nói của chị chủ tiệm cà phê xay Vĩnh Ích ở dốc Nguyễn Chí Thanh: “giờ người Đà Lạt đi hết rồi, khu này chỉ còn có tôi và …”. Nghe ngậm ngùi làm sao Chúng tôi rời khỏi quán, khi người đàn bà hát lấy lại sân khấu và đang đếm xem đêm nay đến giờ này còn bao nhiêu khán giả là người trẻ còn ngồi lại… Đêm Đà Lạt lạnh, ta có thể bận quần áo cho ấm. Lòng người đàn bà này lạnh, có lẻ chỉ có thể là rượu, khói thuốc và tiếng đờn, lời ca mới nguôi ngoai. * Tôn trọng chủ quán, tôi không ghi hình hay ghi âm, các hình minh họa lấy nguồn từ internet và đã được xử lý cho gần giống không khí thực. Những thông tin bên lề (không có xác nhận): * Tên của người đàn bà này là Xuân Giang, 52 tuổi, hiện đơn thân có 2 con, nhiều người gọi là “dị nhân”, “không bình thường”, Giang “khùng”… * Cô gái phục vụ nước là con gái của người đàn bà hát. * Lúc mới mở quán chị đã “đuổi” hết những khách không đáp ứng các “tiêu chí” của mình, 6 tháng sau quán của chị mới có khách lui tới. * Người đàn bà này từng một thời là ca sĩ, là người tình bí mật của nhạc sỹ TCS (!). Những đường Links tham khảo khác: * Du lịch Đà Lạt hàng tuần các điểm mới: https://luhanhtour.com/tour/du-lich-da-lat-tour-moi-nhat/ * Du lịch Đà Lạt dành cho người độc thân: https://luhanhtour.com/tour/du-lich-da-lat-danh-cho-nguoi-doc-than-fa/ * Du lịch Đà Lạt khởi hành từ Bến Tre: https://luhanhtour.com/tour/tour-du-lich-da-lat-khoi-hanh-tu-ben-tre-1/ * Du lịch Đà Lạt khởi hành từ Tiền Giang: https://luhanhtour.com/tour/tour-du-lich-da-lat-khoi-hanh-tu-tien-giang/ * Du lịch Đà Lạt: https://luhanhtour.com/du-lich-da-lat/ … Quán Cafe Thanh Thủy tại Đà Lạt “phân biệt, đối xử” khách Việt Sự tích hoa Oải Hương “Lavender”
Trả lời Hủy
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Bình luận
Tên *
Email *
Trang web
Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.
- Trang Chủ
- Tour Đà Lạt
- Tour Nha Trang
- Tour Phú Quốc
- Tour Đà Nẵng
- Tour Phan Thiết
- Cẩm Nang
- Tư liệu về Đà Lạt
- Tư liệu về Phú Quốc
- Cus
- Tour Khác
- Các Tuyến Khác
- Dành Cho Công Nhân
- Du Lịch Tết
- Tour Đi Từ Tỉnh
- Trang Chủ
- Tour Đà Lạt
- Tour Nha Trang
- Tour Phú Quốc
- Tour Đà Nẵng
- Tour Phan Thiết
- Cẩm Nang
- Tư liệu về Đà Lạt
- Tư liệu về Phú Quốc
- Cus
- Tour Khác
- Các Tuyến Khác
- Dành Cho Công Nhân
- Du Lịch Tết
- Tour Đi Từ Tỉnh
WooCommerce not Found
Từ khóa » Cung Tơ Chiều
-
Cung Tơ Chiều – Quán Cafe độc Nhất Vô Nhị Của Đà Lạt Mộng Mơ
-
Khám Phá Cung Tơ Chiều đầy Bí ẩn Giữa Thành Phố Đà Lạt Mộng Mơ
-
Cafe Nhạc Trịnh Cung Tơ Chiều - Âm Nhạc Của Những Tâm Hồn Xưa Cũ
-
| CUNG TƠ CHIỀU | By Đà Lạt ăn Ngon Ngủ ấm | Facebook
-
Tiếng Hát Trong Cung Tơ Chiều | VTV.VN
-
Cung Tơ Chiều - Điểm Hẹn Cho Người Yêu Nhạc ở Đà Lạt
-
'Giọng Ca điên' ở Cung Tơ Chiều Muốn đóng Cửa Quán Sau 20 Năm ...
-
Cung Tơ Chiều Bí ẩn Giữa Lòng Đà Lạt
-
Lời Bài Hát Cung Tơ Chiều (Trương Hoàng Xuân) [có Nhạc Nghe]
-
Cafe Nhạc Trịnh Accoustic Cung Tơ Chiều Đà Lạt Kỉ Niệm 20 Năm ...
-
Cung Tơ Chiều Cafe ở Thành Phố Đà Lạt, Lâm Đồng
-
Cung Tơ Chiều – Quán Cafe độc Nhất Vô Nhị Của Đà Lạt Mộng Mơ
-
Cafe Cung Tơ Chiều đà Lạt