Cùng UEBer Bắt Tay Thực Hiện NCKH (lĩnh Vực Kinh Tế Chính Trị)

nghien cuu kinh te chinh tri 2Tiếp nối loạt bài đặc biệt Giới thiệu hướng nghiên cứu của các khoa trực thuộc trường Đại học Kinh tế – ĐHQGHN, cộng đồng RCES sẽ tiếp tục cung cấp một số hướng nghiên cứu tại khoa Kinh tế, trường Đại học Kinh tế – ĐHQGHN nhằm giúp các UEBer có cái nhìn rõ hơn về những mảng/hướng nghiên cứu chính mà mình quan tâm. Bạn là sinh viên khoa Kinh tế và đang tìm kiếm ý tưởng cho đề tài của mình? Vậy thì bài viết này có thể giúp ích cho bạn đấy!

Về thực chất đề tài nghiên cứu của khoa Kinh tế (tiền thân là khoa Kinh tế chính trị) không giới hạn về nội dung và phạm vi đề tài. Tuy nhiên với kiến thức và định hướng của khoa thì các nghiên cứu sẽ đi theo 2 mảng chính là thể chế kinh tếkinh tế chính trị.

label icon 4 Mảng kinh tế thể chế

  • Những nghiên cứu đi sâu vào giải quyết những vấn đề kinh tế đương đại cấp bách của đất nước (Vai trò của Nhà nước trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế; Xây dựng thể chế kinh tế thị trường ở Việt Nam; Phát triển thị trường khoa học công nghệ, v.v…)
  • Đi sâu vào nghiên cứu luật chơi của thị trường để đưa ra các thể chế phù hợp (Chi phí giao dịch, phân phối thu nhập, …)
  • Về các vấn đề khác liên quan đến xã hội như giảm bất bình đẳng, đói nghèo và tận dụng khai thác và phát triển nguồn lực địa phương, …
  • Các mô hình thể chế
  •  

label icon 4 Mảng Kinh tế chính trị

Với thế mạnh của mình trong nghiên cứu lý luận kinh tế chính trị, khoa Kinh tế chính trị đang triển khai các dự án nghiên cứu khoa học liên quan đến các lý thuyết kinh tế trong lịch sử, các lý thuyết kinh tế trong lịch sử, lý luận về Kinh tế Chính trị hiện nay trên thế giới, những vấn đề Kinh tế Chính trị Việt Nam hiện nay, những vấn đề Kinh tế – Chính trị thế giới hiện nay và quản lý nhà nước trong nền kinh tế hiện đại.

label icon 4 Gợi ý một số ý tưởng thực hiện đề tài nghiên cứu lĩnh vực Kinh tế chính trị:

  • Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI
  • Hệ thống hóa các lí luận và thực tiễn về giải pháp kiến trúc hướng dịch vụ (SOA) ứng dụng trong doanh nghiệp và các tổ chức công. Phân tích những thách thức cũng như cách tháo gỡ chúng trong việc sử dụng SOA để tối ưu hóa hoạt động tái cấu trúc các tập đoàn kinh tế, cũng như tối ưu hóa hoạt động quản lí ở địa phương. Từ đó đưa ra khuyến nghị cho các tập đoàn kinh tế cũng như chính phủ
  • Nghiên cứu đẩy mạnh và phát triển kinh tế vùng Tây Bắc: Tây Bắc được đánh giá là một vùng có nhiều điều kiện và tiềm năng để phát triển kinh tế, từ đó thúc đấy kinh tế nước ta phát triển hơn.
  • Tham nhũng, đo lường tham nhũng.

Nghiên cứu về kinh tế chính trị đòi hỏi sinh viên cần có kiến thức nền tốt về kinh tế học. Và nghiên cứu về kinh tế học cũng chính là một hướng nghiên cứu truyền thống mà các sinh viên khoa Kinh tế đã từng thực hiện và đạt những thành tích rất cao trong hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên.

Chúc các bạn sinh viên sớm tìm được đề tài nghiên cứu và có một mùa NCKH thành công!

Kim Chi (RCESer tham gia dự án RCES Companion mùa thứ 2)

Từ khóa » đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Kinh Tế