Cuộc Chiến Nga - Ukraine đẩy Ngành Gỗ Việt Nam Vào Nguy Cơ ...
Có thể bạn quan tâm
“Báo cáo Tác động của cuộc chiến Nga- Ukraine tới ngành gỗ Việt Nam hiện tại và tương lai” do Tổ chức Forest Trebds phối hợp với Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Vifores) công bố sáng 9/3/2022 đã đưa ra một số nhận định ban đầu về tác động của cuộc xung đột Nga- Ukraine tới ngành gỗ Việt Nam.
Báo cáo sử dụng nguồn thông tin từ dữ liệu Hải quan Việt Nam và từ Trung tâm Thương mại Quốc tế (International Trade Center) của UNCOMTRADE.
NGÀNH GỖ PHỤ THUỘC NGUYÊN LIỆU NHẬP KHẨU
TS Tô Xuân Phúc, chuyên gia của Forest Trebds, cho biết trong các thị trường xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam, Nga là thị trường rất nhỏ. Năm 2021 kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam vào thị trường này chỉ đạt khoảng 7,3 triệu USD, tương đương 0,05% trong tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và đồ gỗ của Việt Nam ra thế giới. Các sản phẩm xuất khẩu vào Nga chủ yếu là ghế ngồi và đồ gỗ nội thất.
Tuy nhiên, Việt Nam là một quốc gia xuất khẩu đồ gỗ lớn, nhưng lại phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, vì vậy thương mại ngành gỗ giữa Việt Nam với Nga nghiêng hẳn về nhập khẩu gỗ nguyên liệu.
Năm 2021 kim ngạch nhập khẩu gỗ từ Nga vào Việt Nam đạt khoảng 55 triệu USD, trong đó gỗ xẻ, gỗ dán, veneer là các mặt hàng nhập khẩu chính, với kim ngạch nhập khẩu gỗ xẻ chiếm trên 80%. Các loài Bạch dương (birch), Bồ đề, Vân sam, gỗ sồi Nga chiếm trên 85% trong tổng lượng gỗ xẻ nhập vào Việt Nam từ Nga. Bạch dương là loài có mức tăng trưởng rất nhanh, từ khoảng 1.000 m3 năm 2018 lên khoảng 103.000 m3 năm 2021.
Các loại gỗ Bạch dương (birch), Bồ đề, Vân sam, gỗ sồi Nga được các doanh nghiệp nhập khẩu trực tiếp theo đường tàu biển. Ngoài ra, một lượng gỗ lớn hơn nhiều từ Nga được các doanh nhân Trung Quốc nhập khẩu sau đó bán sang Việt Nam, nguồn này rất khó thống kê phân tích.
Trung Quốc là thị trường nhập khẩu gỗ nguyên liệu lớn nhất từ Nga, với lượng nhập vào Trung Quốc chiếm trên dưới 50% tổng lượng gỗ tròn và xẻ xuất khẩu hàng năm của Nga.
Gỗ có nguồn gốc từ Nga được nhập khẩu vào Việt Nam qua Trung Quốc, chủ yếu ở dạng sản phẩm là gỗ xẻ và veneer. Bình quân mỗi năm Việt Nam nhập trên 70 nghìn m3 gỗ xẻ từ Trung Quốc. Các loài nhập chính gồm Bạch dương, Dương, phong vàng, sồi, thông.
Mỗi năm Việt Nam nhập gần 200 nghìn m3 veneer từ Trung Quốc, trong đó gỗ Bạch dương, Sồi, Thông là các loài chủ đạo trong lượng nhập khẩu. Năm 2021, veneer từ gỗ Bạch dương nhập vào Việt Nam đạt 120,94 nghìn m3 chiếm tới 89% tổng lượng veneer nhập khẩu từ nguồn này vào Việt Nam trong năm (248,12 nghìn m3).
Theo TS Phúc, Nga là quốc gia có nguồn tài nguyên rừng rất lớn: Diện tích rừng 815 triệu ha và lượng gỗ khai thác hàng năm lên tới trên 200 triệu m3, tương đương 10% tổng lượng cung gỗ toàn cầu (Malgules Groome, 2021).
Số liệu thống kê từ ITC Trade Map cho thấy, mỗi năm Nga xuất khẩu trên 40 triệu m3 gỗ quy tròn là gỗ tròn và gỗ xẻ. Năm 2021 lượng xuất khẩu của Bạch dương, Thông và Vân sam chiếm tỷ lệ lần lượt là 55%, 17% và 11% trong tổng lượng gỗ tròn Nga xuất khẩu đi các nước.
DOANH NGHIỆP VIỆT SẼ PHẢI CẠNH TRANH GAY GẮT
Xung đột Nga – Ukraina đang diễn ra, khiến các nước phương tây hiện đang áp dụng các biện pháp trừng phạt kinh tế cứng rắn đối với Nga, việc chặn các hoạt động thanh toán quốc tế của Nga chắc chắn sẽ tạo ra nhiều khó khăn cho các hoạt động xuất khẩu gỗ nguyên liệu từ Nga.
Hiện các hãng vận tải biển lớn như Maersk, Evergreen Line và Hapag-Lloyd đã ngừng hoạt động tại Nga nhằm phản đối cuộc chiến Nga – Ukraine. Điều này có nghĩa khâu vận chuyển gỗ nguyên liệu từ Nga sẽ gặp phải khó khăn.
Bên cạnh đó, làn sóng các công ty và tổ chức tẩy chay Nga ngày càng trở nên mạnh mẽ, tính đến ngày 7/3/2022 đã có 250 tổ chức và công ty tuyên bố rút khỏi các hoạt động tại Nga nhằm phản đối chiến tranh.
Trong nhóm các công ty dừng hoạt động tại Nga có IKEA của Mỹ, là một trong những nhà cung cấp các mặt hàng gỗ lớn nhất toàn cầu, cũng là nhà cung cấp lượng gỗ nguyên liệu rất lớn cho các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ của Việt Nam. Ngày 3/3/2022 vừa qua IKEA đã thông báo tạm dừng toàn bộ hoạt động tại Nga và Belarus.
"Nếu chiến tranh Nga – Ukraine kéo dài, nguồn cung gỗ từ Nga với lượng cung mỗi năm lên tới gần 40 triệu tấn gỗ nguyên liệu quy tròn sẽ bị mất đi. Hụt về cung gỗ nguyên liệu trong khi cầu tiêu dùng về đồ gỗ tiếp tục gia tăng đẩy giá gỗ nguyên liệu tăng cao, tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt về nguồn nguyên liệu".
TS Tô Xuân Phúc, chuyên gia của Forest Trebds
Các tổ chức môi trường cũng đang gia tăng sức ép đối với nguồn cung gỗ từ Nga. Cũng trong ngày 3/3/2022 vừa qua trên 120 tổ chức môi trường và nhân quyền và nhà hoạt động xã hội của Ukraine, Belarus, EU, Anh và Mỹ đã kêu gọi chính phủ các quốc gia cấm nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ từ Nga (và Belarus).
Bên cạnh đó, các tổ chức này cũng kêu gọi Tổ chức FSC và PEFC dừng toàn bộ các chứng chỉ quản lý rừng và quản lý chuỗi hành trình sản phẩm bền vững tại các quốc gia này.
Đáp lại lời kêu gọi này, Tổ chức PEFC ngày 4/3/2022 đưa ra tuyên bố coi nguồn gỗ nguyên liệu từ Nga (và Belarus) là gỗ xung đột và từ đó không đáp ứng được với tiêu chí của PEFC về sản phẩm. Trong tương lai, có thể Tổ chức FSC sẽ có những động thái tương tự.
Việt Nam là một quốc gia phụ thuộc lớn vào nguồn gỗ nguyên liệu nhập khẩu, với lượng nhập khoảng 5-6 triệu m3 gỗ quy tròn mỗi năm, vì vậy những tác động tiềm tàng từ chiến tranh Nga – Ukraine đối với ngành gỗ Việt Nam là rất lớn.
"Các doanh nghiệp chế biến gỗ Việt Nam sẽ phải cạnh trạnh khốc liệt với các doanh nghiệp các nước khác về nguồn gỗ nguyên liệu nhập khẩu. Giá gỗ nguyên liệu nhập khẩu gia tăng, làm giảm lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước trên trường quốc tế", báo cáo nhận định.
Cùng với đó, sức ép từ các tổ chức môi trường và nhân quyền đối với các doanh nghiệp tiếp tục sử dụng gỗ Nga gia tăng, cả đối với các doanh nghiệp nhập khẩu trực tiếp và các doanh nghiệp nhập khẩu gỗ Nga thông qua Trung Quốc sẽ gây rủi ro cho các doanh nghiệp nếu tiếp tục sử dụng gỗ nguyên liệu từ Nga, sản phẩm đồ gỗ sẽ bị tẩy chay.
Nhằm đối phó với những hệ lụy từ xung đột Nga – Ukraina, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cho rằng, cần chủ động về nguồn nguyên liệu trong nước đóng vai trò quan trọng, nhằm giảm thiểu các bất ổn trong luồng cung gỗ nhập khẩu trong tương lai. Để làm được điều này đòi hỏi nỗ lực chung của Chính phủ, cộng đồng doanh nghiệp và các hộ trồng rừng.
Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam kiến nghị Chính phủ đưa ra các cơ chế chính sách nhằm khuyến khích việc trồng rừng gỗ lớn. Các cơ chế chính sách cũng cần tập trung vào tạo môi trường nhằm thu hút doanh nghiệp chế biến vào đầu tư tại các vùng nguyên liệu rừng trồng.
Đồng thời cần thúc đẩy liên kết giữa doanh nghiệp và các hộ trồng rừng nhằm tạo nguồn gỗ lớn có chất lượng cao có tiềm năng trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất của các hộ.
Từ khóa » Gỗ Sồi Có ở Việt Nam Không
-
Ý Tưởng Trang Trí Nội Thất Theo Phong Cách Tối Giản
-
ECOVACS ROBOTICS Ra Mắt DEEBOT T10 Tích Hợp Công Nghệ AI
-
Tôi đã Nhận Ra Nhiều điều Sau Nửa Năm Sử Dụng Bộ Bàn Nâng Hạ Và ...
-
8 Nhà Hàng Bít Tết 'đắt Xắt Ra Miếng' ở Nhật Bản
-
Điểm Nhấn Không Gian Xanh Tại Dinh Thự Signature Gran Meliá Nha Trang
-
Ý Vị Về Sắc đỏ Trong Red Collection
-
Khám Phá Dải Thiết Bị Nghe Nhìn Mới Từ Bang & Olufsen
-
Ngồi Nhà Cấp 4 đẹp Như Resort, Gần Gũi Với Thiên Nhiên
-
Dấu ấn Của Đồng Tâm Group Tại Triển Lãm VietBuild
-
Cận Cảnh Biệt Phủ Gỗ Hương 4.000m2 đại Gia Xứ Nghệ Làm Của Hồi ...
-
Thùng Ngâm Rượu Gỗ Sồi ở Làng Nghề Trống Đọi Tam "làm Mưa, Làm Gió" Thị Trường Tết
-
Giá Gỗ Nhập Khẩu Tăng Cao, Việt Nam Cần Chủ động Hàng Trong Nước
-
Thiếu Nguyên Liệu Trầm Trọng, Ngành Gỗ Gặp 'sóng Gió' Lớn
-
Bàn Giải Pháp "cứu đói" Cho Ngành Chế Biến Gỗ