Cuộc Chiến Siêu âm Trong Thế Giới động Vật - VnExpress
Có thể bạn quan tâm
Dơi sử dụng khả năng định vị bằng sóng siêu âm để di chuyển và bắt mồi. Ảnh: amnh.org. |
Loài dơi sử dụng khả năng định vị bằng sóng siêu âm (sonar) để phát hiện con mồi. Đầu tiên, chúng phát một chuỗi sóng siêu âm vào môi trường xung quanh. Khi chạm vào con mồi, các sóng này bị bật ngược trở lại. Dơi thu nhận những tín hiệu dội ngược đó để định hướng con mồi. Càng đến gần đối tượng, các tín hiệu của dơi càng gấp gáp hơn, và cuối cùng tạo thành tiếng vo vo ngay trước khi nó chuẩn bị tấn công. Sóng siêu âm của dơi có tần số trên 20.000 Hz, trên ngưỡng nghe của người.
Mặc dù sóng siêu âm giúp dơi tìm ra con mồi, nhưng nó cũng bị chính con mồi lợi dụng để nhận ra sự có mặt của kẻ thù. Một nghiên cứu trước đây chứng minh nhiều loại bướm đêm (trong đó có bướm hổ) và bọ ngựa đã phát triển được khả năng nghe thấy sóng siêu âm của dơi. Thậm chí vài loài bướm đêm còn phát ra sóng siêu âm để đáp trả. Nhiều nghiên cứu khác cho thấy sóng siêu âm của bướm có thể khiến ngăn cản hoặc làm nhiễu sóng siêu âm của dơi, khiến chúng không thể định vị được mục tiêu.
Để tìm hiểu xem sóng siêu âm của bướm có thể chặn được sóng siêu âm của dơi hay không, nhà sinh vật học Aaron Corcoran của Đại học Wake Forest (Mỹ) sử dụng thiết bị ghi sóng siêu âm và camera hồng ngoại (có khả năng quay trong bóng tối) để theo dõi phản ứng của loài dơi nâu lớn (Eptesicus fuscus) với sóng siêu âm do bướm hổ (Bertholdia trigona) trong một phòng kín. Corcoran cùng cộng sự ghi hình và âm thanh trong 9 đêm liên tục.
"Nếu sóng siêu âm của bướm chỉ làm dơi hoảng hốt thì chẳng bao lâu dơi sẽ quen với việc đó và vẫn tiếp tục bắt bướm. Nhưng nếu âm thanh của bướm khiến dơi tưởng rằng đó là những mục tiêu không thể ăn được thì chúng sẽ ngừng tấn công ngay sau lần đầu tiên", Corcoran giải thích.
Bướm hổ là một trong những loài côn trùng có khả năng chặn sóng siêu âm của dơi. Ảnh: Telegraph. |
Nhóm nghiên cứu nhận thấy dơi chẳng hề hoảng hốt và vẫn lao vào bướm. Tuy nhiên, tỷ lệ thành công của chúng trong việc bắt được mồi giảm mạnh. Điều đó cho thấy chúng gặp khó khăn lớn hơn trong nỗ lực xác định ví trí con mồi. "Thực tế ấy cho thấy ngay cả một loài bướm nhỏ bé cũng có thể qua mặt loài săn mồi có kỹ thuật định vị bằng sóng siêu âm phức tạp. Nghiên cứu của chúng tôi là minh chứng thú vị về cuộc chạy đua vũ trang giữa những kẻ ăn thịt và con mồi", Corcoran nhận xét.
Sau khi tìm hiểu cơ thể bướm hổ, các nhà sinh học nhận thấy cơ quan phát sóng siêu âm của chúng khá phát triển. Bướm hổ có thể tạo ra tới 450 sóng âm trong 1/10 giây. "Một cú tấn công của dơi chỉ diễn ra trong một giây hoặc cùng lắm là hai giây. Vì thế mà bướm phải phản ứng rất nhanh. Chúng nghe sóng âm của dơi rồi xác định thời điểm phát sóng âm để ngăn chặn trong vài phần của giây", Corcoran nói.Các chuyên gia đang nghiên cứu cách thức tấn công của gần 20 loài dơi và cơ chế tự vệ của 30 loài bướm đêm tại bang Arizona (Mỹ). Họ sử dụng ánh sáng cực tím để thu hút sự chú ý của bướm đêm sau khi mặt trời lặn. Sau đó nhóm nghiên cứu dùng camera tốc độ cao và microphone để ghi lại những hoạt động của chúng. "Bướm hay dơi là kẻ thắng cuộc trong những trận chiến ? Đó là điều mà chúng tôi muốn biết", Corcoran bày tỏ.
Minh Long (theo Livescience)
Từ khóa » Dơi Siêu âm
-
CÓ PHẢI LOÀI DƠI XÁC ĐỊNH ĐƯỜNG BAY BẰNG TAI?
-
Vì Sao Dơi được Xem Là 'siêu Nhân' Bóng đêm
-
Bộ Dơi – Wikipedia Tiếng Việt
-
Phim Hoạt Hình Khám Phá Vui Nhộn Mèo Béo Nhút Nhát - YouTube
-
Khám Phá Những Sự Thật Thú Vị Về Loài Dơi | Báo Dân Trí
-
Cách Loài Dơi Sử Dụng Sóng Siêu âm định Vị Và Săn Mồi. | Dân Trí TV
-
Dơi Phát Ra âm Thanh Từ Bộ Phận Nào? - Top Lời Giải
-
Khám Phá “siêu Năng Lực” Của Loài Dơi - Báo Giáo Dục Thời đại
-
Tìm Hiểu Ngôn Ngữ Loài Dơi
-
Dơi Chiến Siêu âm - Chiến Xa Thần Thú | Shopee Việt Nam
-
Đồ Chơi Chiến Xa Thần Thú P1 (chính Hãng Auldey) - Mã 683115
-
[HCM] MÁY ĐUỔI DƠI SỬ DỤNG SÓNG SIÊU ÂM CHUYÊN DÙNG
-
[PDF] SÓNG SIÊU ÂM CỦA LOÀI DƠI - TTT 36 - TWR360