Cuộc Chỉnh Lý Tại Việt Nam Cộng Hòa 1964 - Wikipedia
Có thể bạn quan tâm
Đảo chính Việt Nam Cộng hòa 1964 | |||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|
| |||||||
Tham chiến | |||||||
Lực lượng nổi loạn của Quân lực Việt Nam Cộng hòa | Hội đồng Quân nhân Cách mạng (Việt Nam, 1963) của Việt Nam Cộng hòaLực lượng trung thành của Quân lực Việt Nam Cộng hòa | ||||||
Chỉ huy và lãnh đạo | |||||||
Nguyễn KhánhTrần Thiện KhiêmNguyễn Văn ThiệuNguyễn Chánh ThiĐỗ Mậu | Dương Văn MinhTrần Văn ĐônTôn Thất ĐínhMai Hữu Xuân | ||||||
Lực lượng | |||||||
1 phần của Quân đoàn III và 1 đơn vị Nhảy dù | vài Lính gác | ||||||
Thương vong và tổn thất | |||||||
Không có thương vongriêng Nguyễn Văn Nhung và vài lính gác của Dương Văn Minh bị xử tử sau này |
Cuộc đảo chính Nam Việt Nam năm 1964 là một cuộc đảo chính xảy ra vào ngày 30 tháng 1 năm 1964 do tướng Nguyễn Khánh lãnh đạo đã loại bỏ vai trò lãnh đạo Việt Nam Cộng hòa của Hội đồng quân sự do Dương Văn Minh đứng đầu. Cuộc đảo chính này diễn ra chỉ chưa đầy 3 tháng sau khi Hội đồng quân sự của Minh lên nắm quyền sau khi đã tiến hành một cuộc đảo chính đẫm máu chống lại tổng thống Ngô Đình Diệm. Cuộc đảo chính lần này ít đổ máu nhất và chỉ diễn ra trong vòng vài tiếng đồng hồ.
Bối cảnh
[sửa | sửa mã nguồn]Thời trẻ, Nguyễn Khánh, một người được Pháp đào tạo, gia nhập Việt Minh nhưng sau đó ông từ bỏ Việt Minh để phục vụ cho Quốc gia Việt Nam. Sau khi Việt Nam bị chia cắt, Nguyễn Khánh ủng hộ Ngô Đình Diệm. Nguyễn Khánh đã lên đến chức phó Tổng Tham mưu trưởng Quân lực Việt Nam Cộng hòa nhưng sự trung thành của ông bị nghi vấn.
Năm 1960, một âm mưu đảo chính bởi đơn vị lính dù, ông đã thương lượng với lực lượng đảo chính với thời gian đủ để các lực lượng trung thành từ các tỉnh đến đàn áp quân đảo chính. Những chỉ trích về Nguyễn Khánh cho rằng ông đợi xem phe nào sẽ giành thế thượng phong. Ông ta đã tham gia với vai trò nhỏ vào cuộc đảo chính năm 1963 lật đổ Diệm. Với mong muốn ban thưởng cho Khánh nhiều hơn, Hội đồng quân sự đã phong ông làm chỉ huy Quân đoàn 1 của Quân lực Việt Nam Cộng hòa đóng ở Huế, đủ xa đô thành Sài Gòn vì nghi ngờ tính trung thành của ông. Tuy nhiên Hội đồng quân sự này đã không thể kiểm soát Nam Việt Nam sau khi lật đổ Ngô Đình Diệm.
Nguyễn Khánh bất bình với những gì mình bị đối xử đã bàn mưu tính kế với tướng Trần Thiện Khiêm, lúc đó đang là chỉ huy khu vực Sài Gòn. Khiêm cũng là người cảm thấy rằng đóng góp của mình vào vụ đảo chính Ngô Đình Diệm đã bị đánh giá thấp. Hai người đã bí mật gặp nhau ở Sài Gòn hay ở Sở chỉ huy của Khánh ở Huế đầu tháng 1 và dự tính thực hiện cuộc đảo chính vào lúc 4h ngày 30 tháng 1.
Diễn biến
[sửa | sửa mã nguồn]Theo kế hoạch đã được hai bên thống nhất, lực lượng của Khiêm ở Sài Gòn sẽ bao vây nhà của các thành viên Hội đồng quân sự đang ngủ trong khi Khánh và đơn vị lính dù sẽ chiếm Sở chỉ huy bộ tổng tham mưu gần Căn cứ không quân Tân Sơn Nhất. Ngày 28 tháng 1, Khánh mặc thường phục bay từ Huế vào Sài Gòn trên một chuyến bay thương mại. Khánh che giấu âm mưu của mình bằng cách đi chung với một viên cố vấn người Mỹ là Đại tá Jasper Wilson và nói với viên cố vấn rằng ông ta vào Sài Gòn theo một cuộc hẹn với nha sỹ. Khánh ở nhà một người bạn và chờ đợi cuộc đảo chính. Đến gần giờ hẹn, Khánh mặc quân phục quân nhảy dù và đến Sở chỉ huy và thấy Sở này vắng tanh, chỉ còn vài lính gác. Khi Khánh gọi điện cho Khiêm mới được biết Khiêm ngủ quên do quên cài đồng hồ báo thức. Dù thế, trước khi trời sáng, Khánh đã chiếm được chính quyền mà không cần bất kỳ phát súng nào. Trong buổi phát thanh trên đài vào buổi sáng, Khánh cho rằng ông ta tiến hành đảo chính là vì Hội đồng quân sự bất tài không có tiến triển nào trong việc chống lại Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam.
Sau đảo chính
[sửa | sửa mã nguồn]Hoa Kỳ đã không nắm được âm mưu đảo chính này dù Khánh trước đó đã nói với một điệp viên của CIA là Lucien Conein (người làm đầu mối liên lạc giữa Tòa đại sứ Mỹ và các tướng lĩnh trong cuộc đảo chính lật đổ Diệm) tháng 12 năm 1963 rằng ông ta đang dự định tiến hành đảo chính; nó đã được lưu cùng với nhiều hồ sơ về tin đồn chính trị và bị quên đi. Sau cuộc đảo chính, Khánh được nhiều người Mỹ ủng hộ và xem như là một hy vọng mới của Việt Nam Cộng hòa.
Vào lúc này, tổng thống Pháp Charles de Gaulle đang dự định công nhận Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và muốn Đông Nam Á trung lập như một phần của chương trình nghị sự của mình. Khánh đã tận dụng điều này để tiến hành trả thù đối với các tướng Trần Văn Đôn và Lê Văn Kim, thành viên của Hội đồng quân sự. Khánh ra lệnh bắt giữ cả hai với cáo buộc họ là một phần của mưu đồ tập trung của Pháp. Khánh đã cho rằng họ đã phục vụ cho Quân đội thực dân Pháp. Khánh đã không thể chứng minh được cáo buộc của mình chống lại các tướng này trước tòa án binh nơi các cáo buộc đã bị bác bỏ và hai tướng này chỉ bị khiển trách là "đạo đức yếu". Khánh bị buộc phải bổ nhiệm Đôn và Kim chức cố vấn nhưng lại để các quân khu thuộc các sĩ quan của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, những người đã không hài lòng với Khánh. Khánh cũng cho nghi xử bắn Nguyễn Văn Nhung. Nhung nổi tiếng vì là người đã bắn chết anh em Tổng thống Ngô Đình Diệm và cố vấn Ngô Đình Nhu trong cuộc đảo chính năm 1963. Nhung trước đó đã trở thành một biểu tượng của việc loại bỏ Diệm và việc hành quyết Nhung khiến người ta lo rằng đây là dấu hiệu của việc quay trở lại các chính sách và các phần tử trung thành của Tổng thống Ngô Đình Diệm. Điều này đã gây náo động ở Sài Gòn, trong đó nổi bật là giới Phật tử và sư sãi, những người sợ các chính sách chống lại Phật giáo sẽ được áp dụng trở lại.
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]- Cuộc đảo chính tại Việt Nam Cộng hòa năm 1963
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- Karnow, Stanley (1997). Vietnam:A history. Penguin Books. tr. 350-356, 354–355. ISBN 0-670-84218-4.
- Tucker, Spencer C. (2000). Encyclopedia of the Vietnam War. ABC-CLIO. tr. 299. ISBN 1-57607-040-0 Kiểm tra giá trị |isbn=: giá trị tổng kiểm (trợ giúp).
| |
---|---|
Đại đơn vị | Quân đoàn I · Quân đoàn II · Quân đoàn III · Quân đoàn IV · Sư đoàn 1 Bộ binh · Sư đoàn 2 Bộ binh · Sư đoàn 3 Bộ binh · Sư đoàn 5 Bộ binh · Sư đoàn 7 Bộ binh · Sư đoàn 9 Bộ binh · Sư đoàn 18 Bộ binh · Sư đoàn 21 Bộ binh · Sư đoàn 22 Bộ binh · Sư đoàn 23 Bộ binh · Sư đoàn 25 Bộ binh · |
Binh chủng | Lục quân · Hải quân · Thủy quân Lục chiến · Không quân · Lực lượng Nhảy dù · Biệt cách Dù · Biệt động quân · Lực lượng Đặc biệt · Thiết giáp Kỵ binh · Pháo binh · Quân cảnh · Đoàn Nữ quân nhân · Phòng vệ Tổng thống Phủ · Liên đoàn An ninh Thủ đô · Nhân dân tự vệ · Lực lượng Hải thuyền · Địa phương quân và nghĩa quân · |
Quân trường | Đại học Chiến tranh Chính trị · Võ bị Đà Lạt · Trường Chỉ huy tham mưu · Trường Hạ sĩ quan Đồng Đế · Võ khoa Thủ Đức · Trường Quân y · Trường Thiếu sinh quân · Quang Trung · Lam Sơn · Vạn Kiếp · Hải quân · Dục Mỹ · Nữ quân nhân · Pháo binh · Quân cảnh · Quân khuyển · |
Biểu trưng | Danh sách biểu trưng · Huân chương · Quân hàm · Quân huy · Quân kỳ · |
Binh biến | Đảo chính 1960 · Oanh tạc Dinh Độc Lập 1962 · Biến cố Phật giáo 1963 · Đảo chính 1963 · Chỉnh lý 1964 · Đảo chính tháng 9 năm 1964 · Bạo loạn Cao Nguyên 1964 · Đảo chính tháng 12 năm 1964 · Đảo chính 1965 · Biến động miền Trung 1966 · |
Sự kiện quân sự | Chiến dịch Nguyễn Huệ 1956 · Trận Tua Hai 1960 · Trận Ấp Bắc 1963 · Trận Bình Giã 1964 · Chiến dịch Mậu Thân · Lam Sơn 719 · Mùa hè đỏ lửa · Chiến cuộc Xuân 1975 · |
| |
---|---|
Thanh chiến |
|
Xung đột liên quan |
|
Bối cảnh |
|
Sự kiện |
|
Liên quan |
|
Hậu quả |
|
|
Từ khóa » Chỉnh Lý 1964
-
Đảo Chính Việt Nam Cộng Hòa 1964 - Wikipedia
-
Cuộc Chỉnh Lý Tại Việt Nam Cộng Hòa 1964 - Du Học Trung Quốc
-
Top 13 Chỉnh Lý 1964
-
19/12/1964: Đảo Chính Lại Nổ Ra ở Sài Gòn - Nghiên Cứu Quốc Tế
-
Đảo Chánh Ngày 30 Tháng 1 Năm 1964
-
Chỉnh Lí - Wiktionary
-
27/1/1965: Đảo Chính Không đổ Máu ở Sài Gòn Sau Khi Ngô Đình ...
-
[PDF] CRESS MEAN & Jord
-
Ngày Này Năm Xưa. Hiến Chương Vũng Tàu Và Tướng Nguyễn ...
-
Thông Tư 03-TC-NN Hướng Dẫn Thông Tư 120-TTg Chủ Trương ổn ...
-
Điểm Lại Các Cuộc đảo Chính Thời VNCH - Người Bắt Ma
-
Bộ Mặt Thật Của “Quốc Trưởng” Nguyễn Khánh - Người Bị Tên Trùm ...