Cuộc đời Của Lý Công Uẩn | Aoaohuge
Có thể bạn quan tâm
Tập san lịch sử
Chủ đề : cuộc đời vĩ đại của Lý Thái Tổ
Sự ra đời
Lên ba tuổi, ông được mẹ đem đến nhà Lý Khánh Vân, được Khánh Vân nhận làm con nuôi và cho mang họ Lý của ông.
Năm Lý Công Uẩn được 7 tuổi, Lý Khánh Vân cho con nuôi đi theo học với sư Vạn Hạnh đến lúc trưởng thành. Sống thanh đạm trong chùa, ông hằng ngày lao động và tụng kinh, tham gia làm những việc từ thiện đối với nhân dân nghèo khổ và đói rét trong vùng nông thôn Cổ Pháp, Bắc Giang. Với thân phận không cha lại mất mẹ, ông càng dễ dàng gắn bó với nhân dân lao động và chia sẽ với họ những điều đau khổ trong cuộc sống hằng ngày. Hoàn cảnh này đã tác động mạnh mẽ với suy tư, tình cảm và khát vọng của một con người vốn thông minh lại lớn lên trong không khí lành mạnh của nhà chùa, giữa hoàn cảnh đau khổ của đất nước.
Được người thầy uyên bác là sư Vạn Hạnh dạy dỗ, ông sớm tiếp thu truyền thống của dân tộc qua hàng nghìn năm độc lập, trong đó mọi người coi nhau như anh em ruột thịt, cùng chung lưng đấu cật để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Lý Công Uẩn khi bé trong ‘đường tới Thăng Long ‘ và phim hoạt hình ‘ Con Của Rồng ‘
Làm quan dưới thời nhà Lý
Lý Công Uẩn lớn lên thời Lê Đại Hành, ông theo giúp hoàng tử Lê Long Việt.
Năm 1005, Lê Đại Hành mất, các con tranh giành ngôi vua. Năm 1006, Lê Long Việt giành được ngôi báu, trở thành vua Lê Trung Tông. Nhưng chỉ được 3 ngày Trung Tông bị em là Lê Long Đĩnh giết hại giành ngôi. Lúc đó các quan đều sợ hãi bỏ chạy, chỉ có Lý Công Uẩn đến ôm xác Trung Tông khóc.
Lê Long Đĩnh không những không trị tội mà khen Lý Công Uẩn là người trung nghĩa, tiếp tục trọng dụng ông vào chức cho làm Tứ sương quân phó chỉ huy sứ, rồi sau đó thăng đến chức Tả thân vệ điện tiền chỉ huy sứ.
Theo “Ngọc phả các vua triều Lê” ở các di tích cố đô Hoa Lư – Ninh Bình, Lý Công Uẩn hàng năm theo thiền sư Lý Vạn Hạnh vào hầu vua Lê ở thành Hoa Lư, Công Uẩn được vua yêu, cho ở lại kinh thành học tập quân sự. Vua lại gả con gái cả là Lê Thị… sinh ra Lý Phật Mã và đặc phong cho Công Uẩn làm Điện tiền cận vệ ở thành Hoa Lư. Dần dần, Công Uẩn thăng lên chức Điện tiền chỉ huy sứ. Chức ấy chỉ dành cho hoàng tộc hoặc quốc thích mới được trao. Chính nhờ vậy mà về sau, Lý Công Uẩn đã đem ngôi vua về cho họ Lý.
Lý Công Uẩn trong ‘ Huyền Sử Thiên Đô ‘
Lên ngôi
Năm 1009, khi vua Lê Long Đĩnh qua đời, ông 35 tuổi. Lực lượng của quan Chi nội là Đào Cam Mộc cùng với sư Vạn Hạnh đã tôn ông lên ngôi hoàng đế.
Đại Việt sử lược có ghi chép:
Trong làng vua có cây bông gạo bị sét đánh, để dấu vết thành bài văn, trong đó có những câu:
Phiên âm:
Thụ căn yểu yểu
Mộc biểu thanh thanh
Hòa đao mộc lạc
Thập bát tử thành…
Tạm dịch:
Gốc rễ thăm thẳm
Vỏ cây xanh xanh
Lúa dao cây rụng
Mười tám hạt thành…
Theo phép chiết tự chữ Hán, mấy câu này ẩn ý nhà Lê sẽ mất (cây rụng) và nhà Lý (thập (十) + bát (八) + tử (子) thành chữ lý (李) sẽ nổi lên. Sư Vạn Hạnh bèn nói với Lý Công Uẩn rằng: “Gần đây tôi thấy bài sấm văn lạ, biết nhà Lê đương mất mà nhà Lý đương lên. Họ Lý lại không có ai khoan hòa, nhơn hậu và trung thứ như ông, nên rất được lòng dân. Nay tuổi của tôi đã hơn 70 rồi, chỉ sợ không kịp thấy sự thịnh trị mà lấy làm giận”. Lý Công Uẩn sợ lời nói tiết lộ ra nên bảo Vạn Hạnh vào ẩn ở Ba Sơn”.
Lý Công Uẩn lên ngôi hoàng đế tháng 11, ngày Quý Sửu, năm Kỷ Dậu (tức 21 tháng 11 năm 1009), đặt niên hiệu là Thuận Thiên (nghĩa là “theo ý trời”). Ông phong cha là Hiển Khánh Vương, mẹ là Minh Đức Thái hậu, chú là Vũ Đạo Vương, anh ruột là Vũ Uy Vương, em ruột là Dực Thánh Vương. Ông lập sáu vương hậu, con trưởng ông là Lý Phật Mã được phong Khai Thiên Vương, lập làm Thái tử. Các con trai khác của ông cũng được phong vương. Đồng thời, con gái lớn của ông là An Quốc công chúa Lý Thiềm Hoa được gả cho Đào Cam Mộc, Đào Cam Mộc cũng được phong Nghĩa Tín Hầu. Một người con gái khác là Lĩnh Nam công chúa là Lý Bảo Hòa cho động chủ Giáp Thừa Quý.
Cuộc đời làm vua
1.Dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long:
Cố đô Hoa Lư, nơi núi non hiểm trở
Lý Thái Tổ thấy đất Hoa Lư, cố đô của Đại Cồ Việt chật hẹp không có thể mở mang ra làm chỗ đô hội được, bèn định dời đô về thành Đại La (hay La Thành), ngày nay là Hà Nội. Quyết định rời bỏ hẳn một kinh đô từ vùng núi non hiểm trở ra vùng đồng bằng có thể cho thấy bản lĩnh và tầm nhìn của vị hoàng đế khai sáng ra triều Lý và thủ đô Hà Nội của Việt Nam. Trong Chiếu dời đô (Thiên đô chiếu), Lý Thái Tổ khẳng định làm thế không phải theo ý riêng như các cựu triều Đinh và Tiền Lê, mà để mưu việc lớn, thấy thuận tiện thì thay đổi. Cũng trong Chiếu dời đô, ông còn viết Thăng Long là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương, đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời. (Đọc thêm “Chiếu dời đô”)
Tháng 7 năm Thuận Thiên thứ nhất (1010) thì khởi sự dời đô. Khi ra đến La Thành, ông lấy cớ có điềm trông thấy rồng vàng bay lên trời nên đổi tên Đại La thành sang Thăng Long thành, và cải Hoa Lư làm Trường An phủ và Cổ Pháp làm Thiên Đức phủ.
2.Tôn giáo:
Tượng thờ vua Lý Thái Tổ ở chùa Kiến Sơ, Gia Lâm, Hà Nội
Triều Lý bấy giờ sùng đạo Phật, nên những người đi tu, lấy tiền kho ra để xây chùa, đúc chuông được nhà vua trọng đãi. Tháng 6 năm Thuận Thiên thứ 9 (Mậu Ngọ 1018), Lý Thái Tổ sai quan là Nguyễn Đạo Thanh và Phạm Hạc sang nhà Tống (Trung Quốc) thỉnh kinh Tam Tạng đem về để vào kho Đại Hưng.
3.Chính trị:
Lúc bấy giờ nhà Tống của Trung Quốc bận nhiều việc nên không sinh sự lôi thôi gì với Đại Cồ Việt. Bởi vậy khi Lý Thái Tổ lên ngôi, sai sứ sang cầu phong, hoàng đế nhà Tống cho làm Giao Chỉ quận vương, sau lại gia phong làm Nam Bình vương vào năm 1017 (thời Tống Chân Tông). Các vương quốc láng giềng như Chiêm Thành và Chân Lạp đều sang triều cống, cho nên việc bang giao thời bấy giờ được yên trị. Năm Thuận Thiên thứ 11 (Canh Thân 1020), ông lệnh cho con đem quân đi đánh Chiêm Thành, và giành chiến thắng.
Vua Thái Tổ lưu tâm về việc sửa sang trong nước: đổi phép cũ của nhà Tiền Lê; chia nước ra làm 24 lộ, gọi Hoan Châu và Ái Châu là trại. Năm 1013, lại định ra 6 hạng thuế là: thuế ruộng, đầm, ao; thuế đất trồng dâu và bãi phù sa; thuế sản vật ở núi; thuế mắm muối đi quan Ải quan; thuế sừng tê giác, ngà voi và hương ở trên mạn núi xuống; thuế tre gỗ hoa quả. Ông cho những bậc công chúa coi việc trưng thu các thứ thuế ấy.
Lý Thái Tổ còn thực hiện chính sách “thân dân”. Dưới triều ông, có nhiều lần nhân dân được xá thuế, chẳng hạn như tô thuế được xá 3 năm vào năm 1016. Đến năm 1017, tô ruộng cũng được xá.
4.Đánh dẹp:
Ở trong nước cũng có đôi ba nơi nổi lên làm loạn, như ở Diễn Châu (thuộc Nghệ An) và ở mạn thượng du hay có sự phản nghịch, nhà vua phải thân chinh đi đánh dẹp mới yên được. Thời bấy giờ các hoàng tử đều phong tước vương và phải cầm quân ra chiến trường, bởi vậy ai cũng giỏi nghề dùng binh.
Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, tháng Hai năm Tân Hợi (1011), tức là năm Thuận Thiên thứ hai, vua Lý Thái Tổ mang sáu quân đi phạt quân Cử Long ở Ái Châu. Quân Cử Long thất bại, bộ lạc bị đốt và người cầm đầu bị bắt và giải về.
Tháng 10 năm Thuận Thiên thứ 4 (Quý Sửu 1013), vua Thái Tổ thân chinh đánh quân Man ở châu Vị Long, quân ông giành chiến thắng.
Có lần ông đem quân đi đánh Diễn Châu. Khi ông về tới Vũng Biện, theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư trời đất tối sầm, gió sấm dữ dội. Thấy vậy, ông đốt hương và khấn trời:
“Tôi là người ít đức, lạm ở trên dân, nơm nớp lo sợ như sắp sa xuống vực sâu, không dám cậy binh uy mà đi đánh dẹp càn bậy. Chỉ vì người Diễn Châu không theo giáo hóa, ngu bạo làm càn, tàn ngược chúng dân, tội ác chồng chất, đến nay không thể dung tha không đánh. Còn như trong khi đánh nhau, hoặc giết oan kẻ trung hiếu, hoặc hại lầm kẻ hiền lương, đến nỗi hoàng thiên nổi giận phải tỏ cho biết lỗi lầm, dẫu gặp tổn hại cũng không dám oán trách. Đến như sáu quân thì tội lỗi có thể dung thứ, xin lòng trời soi xét”.
Sau khi ông khấn, gió sấm không còn dữ dội nữa và trở nên yên lặng.
Năm Thuận Thiên thứ 5 (Giáp Dần 1014), được lệnh của Lý Thái Tổ, Dực Thánh Vương đánh dẹp quân Man. Theo Đại Việt Sử Lược, ở Lộ Kim Hoa, quân của Dự Thánh Vương đánh bại tướng Man là Đỗ Trương Huệ, chém vạn đầu giặc, bắt được quân sĩ và ngựa nhiều vô số. Ly Châu dâng con Kỳ Lân. Đổi phủ Ứng Thiên làm Nam Kinh. Chân Lạp sang cống.
Năm Thuận Thiên thứ 13 (Nhâm Tuất 1022), ông ra lệnh cho Dực Thánh Vương đánh dẹp Đại Nguyên Lịch.
Năm Thuận Thiên thứ 15 (Giáp Tý 1024), Thái tử được lệnh ra quân đánh châu Phong Luân, còn Khai Quốc Vương thì đánh Châu Đô Kim. Thành Thăng Long được xây.
Năm Thuận Thiên thứ 18 (Mậu Thìn 1028), Thái tử lại được lệnh đánh châu Thất Nguyên, Đông Chinh Vương cũng đi đánh Châu Văn.
Qua đời Theo Đại Việt sử lược, năm Mậu Thìn 1028 (tức năm Thuận Thiên thứ 19), sức khỏe nhà vua không được tốt. Ông qua đời ở điện Long An vào tháng 3, ngày Mậu Tuất (tức ngày 31 tháng 3 năm 1028). Ông ở ngôi 19 năm, hưởng thọ 55 tuổi. Ông được táng ở Thọ Lăng, Thiên Đức phủ, miếu hiệu là Thái Tổ, thụy hiệu là Thần Vũ Hoàng đế, tôn hiệu là Phụng Thiên Chí Lý Ứng Vận Tự Tại Thánh Minh Long Hiện Duệ Văn Anh Vũ Sùng Nhân Quảng Hiếu Thiên Hạ Thái Bình Khâm Minh Quảng Trạch Chương Minh Vạn Bang Hiển Ứng Phù Cảm Uy Chấn Phiên Man Duệ Mưu Thần Trợ Thánh Trị Tắc Thiên Đạo Chính Hoàng Đế.
Khi Lý Thái Tổ vừa qua đời, việc tế táng lại chưa hoàn tất, thì ba hoàng tử Võ Đức Vương, Dực Thánh Vương và Đông Chinh Vương cùng quân sĩ vây hãm thành, nhằm mục đích cướp ngôi Thái Tử. Được sự giúp đỡ của Lê Phụng Hiểu, Thái tử Lý Phật Mã lên nối ngôi, tức là vua Lý Thái Tông – vị vua thứ hai của nhà Lý.
Tập san lịch sử
Chủ đề: Lý Tái Tổ và cuộc đời vị vĩ nhân
Lý Công Uẩn – Huyền thoại và Lịch sử
Khi tìm hiểu về sự ra đời, về tuổi thơ, và sự kiện lên ngôi, sáng lập ra vương triều Lý, dời đô đến một miền đất mới, của vị vua khai sáng kinh thành Thăng Long – Lý Công Uẩn, người đọc thấy xung quanh Đức Vua là vô số những huyền tích và sự thật lịch sử đan xen.
Truyền thuyết xuất thân kỳ bí
Sách Đại Việt sử ký toàn thư ghi: “Vua họ Lý, húy Công Uẩn, người châu Cổ Pháp, Bắc Ninh. Mẹ họ Phạm, đi chơi chùa Tiêu Sơn cùng với người thần giao hợp rồi có chửa, sinh vua vào ngày 12 tháng 2 năm Giáp Tuất, niên hiệu Thái Bình năm thứ năm (947), thời Đinh”. Sách Việt sử thông giám cương mục viết: “Mẹ ngài là Phạm thị, đi chùa Tiêu Sơn, gặp thần nhân giao cấu, do đấy có thai, sinh ngài năm Giáp Tuất, Thái Bình thứ năm (974), thời Đinh”. Câu đối bằng chữ Hán khắc trên cột nhà bia ở Chùa Tiêu (Bắc Ninh) “Lý gia linh tích tồn bi kỷ/Tiêu Lĩnh danh kha đắc sử truyền”, nghĩa là: “Dẫu thiêng nhà Lý còn bia tạc/Danh thắng non tiên có sử truyền”. Cũng tại ngôi chùa tọa lạc trên sườn núi Tiêu ở huyện Tiêu Sơn ( Bắc Ninh) này, cuối thế kỷ XX, các nhà Sử học đã phát hiện ra một sự thật lịch sử. Đó là những thông tin quý giá, hé mở sự thật về người đàn bà đã sinh ra Lý Công Uẩn. Những dòng chữ của tiền nhân còn lưu lại trên bia “Lý gia linh thạch” rằng, người phụ nữ sinh ra Lý Công Uẩn tên thật là Phạm Thị Ngà. Bà là người làng Hoa Lâm, làm thủ hộ của nhà chùa, chuyên quét sân, làm vườn, và lo nhang đèn… Sự đầu thai đã nhuốm mầu thần bí, rồi sự chào đời của Lý Công Uẩn, cũng vậy: “… một đêm, trời trong sáng lạ thường, có mây ngũ sắc xuất hiện, vị sư trụ trì ở chùa Ứng Tâm đã được báo mộng là ngày mai phải đón vua. Nhưng sáng sớm hôm sau chỉ thấy người đàn bà Phạm Thị Ngà đang xin tạm ở chùa sinh được một người con trai khôi ngô, trong lòng bàn tay lại có bốn chữ “sơn – hà – xã – tắc” đỏ như son
Lý Công Uẩn lúc nhỏ trong ‘ Con Của Rồng ‘ chiếu vào đúng dịp 1000 năm Thăng Long
Người thầy, người cha tinh thần
Cha là “thần nhân”. Được thế lực thần bí chọn nơi sinh là cửa nhà Phật. Khi chào đời có mây ngũ sắc xuất hiện, trên tay lại có bốn chữ thể hiện khí phách, hoài bão, sự nghiệp khác thường của Công Uẩn. Những điều đó hứa hẹn “đứa trẻ – Lý Công Uẩn – lớn lên không phải là người tầm thường”. Mẹ thôn nữ, làm giám hộ ở chùa, có duyên với thần nhân. Như vậy có thể thấy rằng, Lý Công Uẩn là kết quả của tình yêu giữa một người phụ nữ bình dân với một “thần nhân”. Lên ba tuổi được mẹ gửi gắm cho nhà sư Lý Khánh Văn. Theo Đại Việt sử ký toàn thư thì, “vua sinh ra mới ba tuổi, mẹ ẵm đến nhà Lý Khánh Văn, Khánh Văn bèn nhận làm con nuôi”. Còn theo sách Đại Việt sử ký tiền biên: “năm 3 tuổi, mẹ bế đến nhà Lý Khánh Văn ở chùa Cổ Pháp, Khánh Văn nuôi làm con nuôi”. Năm Lý Công Uẩn 7 tuổi, Khánh Văn nhờ sư Vạn Hạnh (anh trai) ở chùa Lục Tổ dạy cho học. Vạn Hạnh thiền sư nhận thấy cậu bé Uẩn là người có tư chất thông minh, khí độ rộng rãi nên đã kỳ vọng rất nhiều. Sách sử chép rằng sư Vạn Hạnh lần đầu trông thấy Công Uẩn lấy làm lạ: “Đây là một người phi thường! Sau này lớn mạnh lên, tất có thể cứu đời, yên dân, làm chúa thiên hạ”. Sách Thiên Nam ngữ lục cho biết năm 20 tuổi, Lý Công Uẩn được Vạn Hạnh tiến cử vào triều. Ngài bắt đầu sự nghiệp bằng việc đi làm võ tướng dưới thời Tiền Lê, giữ chức Điện tiền quân và giữ chức Tứ sương quân phó chỉ huy sứ đời Lê Ngọa Triều (1005 – 1009). Như vậy quãng thời gian Đức Vua chịu sự giáo dưỡng của nhà sư Vạn Hạnh kéo dài khoảng 12 đến 13 năm. Hơn 10 năm tu tâm dưỡng tính, học tập dưới mái nhà Phật và được sự rèn cặp của thiền sư Vạn Hạnh, Lý Công Uẩn trở thành một người có học vấn và trí tuệ hơn người, có lòng yêu dân sâu sắc.
Lại nói về thiền sư Vạn Hạnh, người cha tinh thần, người thầy giáo, và người vạch ra con đường đi tới ngai vàng cho Lý Công Uẩn. Theo sử liệu thì thiền sư Vạn Hạnh sinh vào khoảng năm (938 – 939), ở châu Cổ Pháp (tương đương với huyện Từ Sơn và Tiên Du ngày nay). Ông xuất gia ở chùa Lục Tổ. Sau hai mươi năm thụ giáo ở Đạo giả Thiền Ông, thiền sư Vạn Hạnh nổi tiếng là người thông minh, uyên bác, thâu nhập được những điều huyền vi của giáo lý. Lời nào thiền sư nói ra, dân chúng cũng đều cho là lời sấm ký. Các nghiên cứu về ông đều nhận định rằng Thiền sư Vạn Hạnh là: “một trong những nhân vật kiệt xuất nhất của thế kỷ thứ X, đầu thế kỷ thứ XI”. Ông từng làm cố vấn cho Lê Hoàn và có ảnh hưởng lớn với nhà Tiền Lê. Với Lý Công Uẩn, ông đối xử thật sự thân tình, nuôi nấng, chăm chút với tình thương yêu như một người cha đối với đứa con của mình. Ông đã theo sát, dạy dỗ nhà vua từ lúc ấu thơ cho đến khi trưởng thành. Có thể nói rằng Vạn Hạnh thiền sư với Lý Công Uẩn là một người cha, một người thầy. Còn với vương triều Lý, ông là “nhà thiết kế” tài tình, như một kim chỉ nam – định đường đi nước bước cho một vương triều. Ông cùng với Đào Can Mộc – một võ tướng thời đó đã phù trợ, ủng hộ Lý Công Uẩn lên ngôi, sáng lập vương triều Lý. Theo sách Đại Việt sử ký toàn thư, năm Vạn Hạnh 70 tuổi, một lần nói với Điện tiền chỉ huy sứ Lý Công Uẩn: “Vừa rồi, tôi thấy chữ bùa sấm kỳ lạ, biết họ Lý cường thịnh, tất dấy lên cơ nghiệp. Nay xem trong thiên hạ, người họ Lý rất nhiều, nhưng không ai bằng Thân vệ, là người khoan thứ nhân từ được lòng dân, lại đang nắm binh giữ quyền trong tay, đứng đầu muôn dân chẳng phải Thân vệ thì còn ai đương nổi nữa. Tôi đã hơn 70 tuổi rồi, mong được thư thả hãy ch ết để xem đức hóa của ông thế nào. Thực là cái may ngàn năm có một…”
Sư Vạn Hạnh trong ‘ Huyền Sử Thiên Đô ‘
Lên ngôi – thuận ý trời, hợp lòng người
Sách Đại Việt sử ký toàn thư có đoạn chép: “Trước đây ở thôn Diên Uẩn, châu Cổ Pháp có cây gạo bị sét đánh, người hương ấy xem kỹ dấu sét đánh có chữ: “Thụ căn diểu diểu/ Mộc biểu thanh thanh/ Hòa đao mộc lạc/ Thập bát tử thành/ Đông a nhập địa/ Mộc dị tái sinh/ Chấn cung kiếm nhật/ Đoài cung ẩn tinh/ Lục thất niên gian/ Thiên hạ thái bình”. Có nghĩa là: “Gốc cây thăm thẳm/ Ngọn cây xanh xanh/ Cây hòa đao rụng/ Mười tám hạt thành/ Cành đông xuống đất/ Cây khác lại sinh/ Đông mặt trời mọc/ Tây sao náu hình/ Khoảng sáu bảy năm/ Thiên hạ thái bình”. Ở hương Cổ Pháp xuất hiện một con chó trắng trên lưng có chữ “thiên tử” lông đen. Cây đa chùa Song Lâm có vết sâu ăn hình chữ “Quốc”. Quanh mộ cha Lý Công Uẩn ban đêm có tiếng tụng kinh và ngâm thơ báo trước việc họ Lý làm vua… Có người đem những điều đó hỏi Thiền sư Vạn Hạnh thì được ông giải thích rằng: đó là điềm trời báo trước việc họ Lê mất, họ Lý nổi lên.
Dưới thời Tiền Lê, Phật giáo giữ vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Nhiều vị cao tăng được mến mộ, trọng đãi. Lực lượng quân đội do Đào Cam Mộc lãnh đạo, và Phật giáo mà Vạn Hạnh là một thiền sư tiêu biểu, là hai lực lượng chính phù trợ cho nhà Lê. Tuy nhiên, thời Lê Ngọa Triều, nhà vua đã duy trì những chính sách tàn ác, dã man, khiến lòng người oán giận, mất đi sự ủng hộ của Phật giáo và Quân đội. (Ngọa Triều là một vua nổi tiếng bạo ngược và tàn ác, lấy việc giết người làm trò giải khuây). Vì vậy mà trong nhân gian đã xuất hiện những bài sấm ký, đoán trước sự suy vong tất yếu của nhà Lê, và dự báo một triều đại mới đang manh nha. Lê Ngọa Triều băng hà, vua nối ngôi còn bé, đất nước đứng trước nạn ngoại sâm, và nội chiến… Một lần Đào Cam Mộc nói với Lý Công Uẩn “Gần đây chúa thượng ngu tối bạo ngược, làm nhiều việc bất nghĩa, trời chán ghét nên không cho hết thọ, con nối thơ ấu, không kham nổi nhiều khó khăn. Mọi việc phiền nhiễu thần linh không ưa, dân chúng nháo nhác, mong tìm chân chúa…”. Lần sau lại nói “Người trong nước ai cũng nói họ Lý khởi nghiệp lớn, lời sấm đã hiện ra rồi, đó là cái họa không thể che dấu được nữa. Chuyển họa thành phúc chỉ trong sớm chiều. Đây là lúc trời trao người theo…” và “Thân vệ là người khoan thứ, nhân từ, lòng người chịu theo. Hiện nay trăm họ mỏi mệt, kiệt quệ, dân không chịu nổi, Thân vệ nên lấy ân đức mà vỗ về, thì người ta tất xô nhau kéo về như nước chảy chỗ thấp, có ai ngăn được!”. Cuối cùng thì điều phải đến đã đến. Được sự ủng hộ của quân đội và giới Phật giáo, Lý Công Uẩn đã lên nắm triều chính. Đây là sự thay đổi vương triều thuận ý trời, hợp lòng người, được giới Phật giáo và quân đội ủng hộ, nên đã diễn ra êm thấm, không đổ máu. (Theo PGS Lê Thành Lân, nhà lịch pháp học, ngày mà Ngọa Triều mất là 30 tháng 10 năm Kỷ Dậu ứng với ngày 19/11/1009. Hai ngày sau sự kiện Ngọa Triều ra đi, vua nối ngôi còn nhỏ dại, ngày mùng 2 tháng 11 năm Kỷ Dậu, ứng với ngày 21/11/1009, quần thần đã đồng lòng suy tôn Lý Công Uẩn lên ngôi vua, lập ra vương triều Lý đặt niên hiệu là Thuận Thiên). Năm ấy Lý Công Uẩn bước sang tuổi 35. Lịch sử dân tộc Việt lật sang trang sử mới. Theo soạn giả của Đại Việt sử ký toàn thư thì, sự kiện Lý Công Uẩn lên ngôi vua là “Vua ứng mệnh trời, thuận lòng người, nhân thời mở vận”
Cuộc thiên đô và tầm nhìn của bậc thiên tử
Kinh đô Hoa Lư nằm trên địa phận xã Trường Yên, huỵên Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, được bao bọc bởi hệ thống núi đá vôi hiểm trở. Với địa hình núi non sông suối bao bọc, Hoa Lư thích hợp với việc phòng thủ. Tuy nhiên với một triều đại mới, thời vận mới của dân tộc thì Hoa Lư dần dần bộc lộ những hạn chế. Kinh đô mới phải đảm bảo được yếu tố phát triển về mọi phương diện. Đó là phát triển kinh tế, văn hóa, ngoại giao với các nước, ổn định chính trị, xây dựng đất nước, đem lại cuộc sống tốt đẹp cho chúng dân… Theo Lý Công Uẩn, “Thành Hoa Lư ẩm thấp, chật hẹp, không đủ làm chỗ ở của đế vương” và điều đó đã khiến Nhà Vua “rất đau đớn, không thể không dời”. Ý định dời đô nung nấu tâm can nhà vua. Quê hương của Nhà Vua ở miền kinh bắc cũng là một vùng phong cảnh hữu tình, sản vật trù phú. Mùa xuân năm Canh Tuất (1010), sau khi lên ngôi, Lý Công Uẩn đã về thăm hương Cổ Pháp. Phải chăng những chuyến đi về nơi chôn rau cắt rốn của mình cả khi chưa lên ngôi và sau này khi đã ở ngôi thiên tử, đã là một trong những gợi ý để Nhà Vua chọn nơi định đô sau này. Bởi vậy mà trong “Chiếu hỏi quần thần” (Chiếu dời đô), Nhà Vua đã đưa ra chủ kiến “xem khắp nước Việt” chỉ thấy thành Đại La “là nơi thắng địa, thực là chỗ hội tụ quan yếu của bốn phương, đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời”. Với tư duy đó về mảnh đất sẽ chọn để đóng đô, đã chứng tỏ Đức Vua là một bậc minh quân, có tầm nhìn xuyên thấu không gian, xuyên suốt thời gian: “Thành Đại La, đô cũ của Cao Vương, ở giữa khu vực trời đất, được thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa nam bắc đông tây, tiện nghi núi sông sau trước. Vùng đất này, mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh…”. Suy nghĩ thấu đáo, tham khảo ý kiến quần thần, chuẩn bị kỹ lưỡng, tháng 7 năm Canh Tuất khi tiết trời vào thu, Lý Công Uẩn cùng triều thần dời Hoa Lư ra thành Đại La. Các ghi chép của tiền nhân cho thấy, khi thuyền vừa cập bến ở chân thành thì, “Rồng vàng hiện lên trên thuyền ngự”. Rồng uốn lượn như chào mừng nhà vua đến đóng đô ở vùng đất này.
Với khát vọng mãnh liệt “Thăng Long – Rồng bay” thể hiện khí thế vươn lên mạnh mẽ của triều đại mới, cũng là mở đầu cho sự phát triển rực rỡ của dân tộc Việt từ buổi đó.
Phụ chương : Thăng Long – Ngàn Năm Văn Hiến
Hồ Gươm – Một trong những biểu tượng của Thăng Long
Hoàng Thành Thăng Long – Di Sản Văn Hoá Thế Giới
Chúc mừng đại lễ 1000 Năm Thăng Long – Hà Nội
Chia sẻ:
Có liên quan
Từ khóa » Tiểu Sử Của Lý Công Uẩn
-
Lý Thái Tổ – Wikipedia Tiếng Việt
-
Lý Công Uẩn Là Ai? Tổng Hợp Thông Tin đầy đủ Về Lý Thái Tổ
-
Đôi Nét Về Vua Lý Công Uẩn - Hànộimới
-
Vua Lý Công Uẩn Là Ai? Hành Trình Dời đô Và Nguyên Nhân ẩn Giấu
-
Người Sáng Lập Nhà Lý Và Công Trạng Dời Đô Lưu Danh Sử Sách
-
GIỚI THIỆU LÝ CÔNG UẨN - Tài Liệu Text - 123doc
-
Lý Thái Tổ - Lý Công Uẩn - Người Kể Sử
-
VUA LÝ CÔNG UẨN SINH RA Ở ĐÂU? - Văn Hoá
-
TIỂU SỬ LÝ CÔNG UẨN
-
Tác Giả Lí Công Uẩn - Tiểu Sử, Quan điểm, Phong Cách Sáng Tác
-
Tiểu Sử Lý Công Uẩn
-
Tiểu Sử Lý Công Uẩn (974
-
Tiểu Sử Lý Công Uẩn (974 - Maze Mobile