Cuộc đời Của Vincent Van Gogh ảnh Hưởng Thế Nào đến Phong ...
Có thể bạn quan tâm
Trả lời bởi: Monika Parys
———-
Ngày nay, Van Gogh là một trong những họa sĩ nổi tiếng và được công nhận nhất trong lịch sử nghệ thuật, ngay cả một người bình thường không có chuyên môn cũng có thể nhận ra tranh của ông, mọi bảo tàng đều muốn có tác phẩm của ông. Tuy nhiên, suốt quãng đời ông, Van Gogh sống trong cảnh nghèo khổ cực độ (ông chỉ bán được duy nhất một bức tranh trong suốt cả cuộc đời mình). Sự bất hạnh, bị hiểu lầm và không được công nhận, đã khiến ông bị trầm cảm, các vấn đề tâm lý của ông trở nên nặng nề hơn, cuối cùng khiến ông tự tử.
Van Gogh là một người rất mộ đạo, ban đầu ông có ý định trở thành một linh mục. Ông từng một nhà truyền giáo ở Bỉ, sống quanh các thợ mỏ, ông bị cuốn hút bởi cuộc sống mộc mạc, giản dị của họ ở vùng nông thôn, ông bắt đầu vẽ những vùng đất và chân dung của mọi người xung quanh. Nghệ thuật dần trở thành mục đích sống của ông.
Sau khi trở thành một nghệ sĩ, Van Gogh nhanh chóng nhận ra rằng phong cách của mình không phù hợp với mong đợi của mọi người cùng thời đại. Ông di chuyển rất nhiều, cố gắng tìm cho mình một nơi thuộc về, nơi mà những tác phẩm nghệ thuật của ông được công nhận, nhưng không thể. Năm 1888, ông ở Arles, Pháp, cùng với một họa sĩ khác, Paul Gauguin. Họ cố gắng tạo ra một thứ gì đó như thể một thuộc địa của nghệ thuật của riêng họ, một thứ rất phi thường, nơi họ có thể vẽ trên cánh đồng, chia sẻ suy nghĩ của nhau, truyền cảm hứng cho nhau. Tuy nhiên, ý tưởng đó thất bại, Van Gogh và Gauguin xảy ra mâu thuẫn. Khoảnh khắc đó, khoảnh khắc mà Van Gogh tưởng rằng ông đã tìm ra nơi mà ông được thấu hiểu, nhưng rồi nó lại biến mất, đã đánh thức sự điên rồ đâu đó trong ông.
Van Gogh có những dấu hiệu của những vấn đề về tâm lý, ông uống quá nhiều rượu, ngủ với gái điếm (vấn đề sức khỏe). Ông luôn cố thoát khỏi sự cô độc của mình, ông bỏ bê cảm xúc của chính mình rồi nhúng chúng vào những ly rượu. Cuối cùng, sau sự kiện ở Arles, Van Gogh tự cắt đứt tai mình, từ đó ông được đưa vào điều trị ở bệnh viện tâm thần.
Ông bị rối loạn lo âu, loạn thần, hoang tưởng và rối loạn trầm cảm – hưng cảm (lưỡng cực). Một trong những bác sĩ của ông tin rằng nỗi ám ảnh của ông với việc vẽ là nguồn gốc của vấn đề (Van Gogh đã thử tự đầu độc bằng cách nuốt sơn).
Phong cách nghệ thuật của Van Gogh phản ánh tính không ngơi nghỉ của ông:
• Lối vẽ đắp (kết cấu thô, sơn được đắp lên vải bạt thành các lớp rất dày).
• Màu sắc sống động và mãnh liệt (màu chủ đạo thường là màu vàng sáng).
• Chuyển động run rẩy “ngại ngùng” của cây cọ.
Tất cả đều thể sự bồn chồn nhưng không lúng túng của ông.
Cùng lúc đó, những chủ đề mà ông chọn để vẽ đều phản ánh được sự cô đơn, sự không được thấu hiểu và cả sự bị chối bỏ của Van Gogh.
Những tháng đầu tiên ở bệnh viện tâm thần, Van Gogh vẽ một tuyển tập tranh về cây bách (một loại cây liên quan đến cái chết, phát triển rất cao ở nghĩa trang). Tuyệt phẩm trong tuyển tập này là bức tranh nổi tiếng “Starry Night” – Đêm đầy sao.
Bức tranh này thực sự đã thuyết phục mọi người về sự điên rồ của Van Gogh. Mặc dù van Gogh hoạt động nghệ thuật vào nửa sau của thế kỷ 19, khi các nghệ sĩ chính thức phản đối nghệ thuật hàn lâm. Nhưng phong cách nghệ thuật của ông vượt xa thời đại, làm giới nghệ thuật vô cùng shock và bị hiểu sai. Bức tranh này thuộc trường phái biểu hiện (expressionism) trước cả khi trường phái biểu hiện được công nhận là một trường phái nghệ thuật (đầu thế kỷ 20). Đây cũng là điều khiến một số sử gia ngày nay tin rằng Van Gogh là người đi đầu của nghệ thuật trừu tượng. “Starry Night” giống một sản phẩm từ trí tưởng tượng của Van Gogh hơn là một bức tranh phong cảnh thực sự. Sự mơ hồ trên bầu trời, kết hợp với sự nhiễu loạn không kìm nén bên trong cơ thể ốm yếu của Van Gogh.
Ông cũng vẽ một loạt tranh về các cánh đồng, chúng nổi lên dưới chân trời như mặt biển gợn sóng dưới bầu trời ngập mây. Đối với tôi, những bức tranh này luôn kể những câu chuyện về sự cô độc của Van Gogh, như thể ông là một kẻ bị ruồng bỏ ở bất cứ nơi nào ông tới.
Tập các bức tranh “Empty chairs” – Những chiếc ghế trống (“Ghế của Gauguin” và “Ghế của cha”) nói về nỗi đau của việc mất đi người thân thiết, một lần nữa nói về sự cô độc, về việc bị bỏ lại một mình giữa thế giới. Chiếc ghế tượng trưng cho một người từng ngồi đó, nhưng không còn ở đó nữa. Đó là một biểu tượng của một cái gì đó quen thuộc, nhưng mang những kỷ niệm đau đớn. Tương tự với bức “Still lifes with sunflowers”, khi bên cạnh những bông hoa tươi đẹp, sống động, là những bông hoa héo khô.
Bên cạnh những bức tranh của Van Gogh, tôi nghĩ ít nhất một phần là những tiếng kêu cứu. Mặt khác, đó cũng là một cách để ông chinh phục chính tâm trí mình, để trở nên thích nghi với sự mất mát và khác biệt của ông. Van Gogh sống và vẽ cùng thời điểm khi Paris phát hiện ra trường phái ấn tượng (Và phát cuồng vì trường phái này), vậy mà ông vẫn bị chối bỏ. Ông không thể hòa nhập ở bất cứ đâu, ông không được thấu hiểu, đánh giá cao, điều đó khiến ông càng trở nên điên rồ hơn.
Trong hai năm cuối đời, ông đã vẽ gần như mỗi ngày, cố gắng giành chiến thắng trong cuộc đua với điểm yếu của mình. Nhưng cuối cùng, ngay cả nghệ thuật cũng không đủ để cứu Van Gogh. Năm 1890, ông rời nhà, đi ra đồng để vẽ một bức phong cảnh, rồi tự bắn vào ngực mình, nhưng ông bắn lệch tim và chết trong đau đớn 2 ngày sau đó.
Post Views: 280Từ khóa » Cuộc đời Vincent Van Gogh
-
Vincent Van Gogh – Wikipedia Tiếng Việt
-
Vincent Van Gogh - Những điều Chưa Biết
-
Danh Họa Vincent Van Gogh Là Ai, Tiểu Sử Và 4 “ẩn Số” Cuộc đời
-
Vincent Van Gogh - Tiểu Sử Cuộc Đời, Sự Nghiệp & Tác Phẩm Nổi ...
-
Có Thật Cả Cuộc đời Van Gogh Chỉ Bán được Một Bức Tranh?
-
Bi Kịch Cuộc đời Danh Họa Van Gogh Qua Năm Bức Chân Dung Kinh ...
-
Hé Lộ Thêm Cuộc đời Van Gogh Qua Những Bức Thư - Tiền Phong
-
Họa Sĩ Van Gogh - Tiểu Sử Cuộc Đời, Sự Nghiệp & Tác Phẩm Nổi ...
-
Danh Họa Vincent Van Gogh (1853-1890) | Vietnam Arts
-
Vén Màn Bí ẩn Cuộc đời Danh Họa Van Gogh - Báo Thanh Niên
-
Cuộc đời đầy Bi Kịch Của Danh Họa Người Hà Lan Vincent Van Gogh
-
Cuộc đời Van Gogh - Báo Lao động
-
Van Gogh - Cuộc Đời Bi Kịch Của Đại Danh Hoạ “Vô ... - YouTube