Cuộc đời Như Phim Của điệp Viên Hai Mang George Blake

  • Điệp viên George Blake – “Người giăng lưới”: Cuộc đời viên mãn
  • Điệp viên George Blake – “Người giăng lưới”

Cuộc đời của Blake không khác gì một bộphim khi từng là sỹ quan MI6 (Tình báo Anh), làm việc cho Tình báo Xô Viết, bị bắt làm tù binh ở Bắc Triều Tiên, bị kết án 42 năm tù tại Anh. Trốn thoát sang Moskva, giảng dạy tại Học viện Cơ quan tình báo đối ngoại Nga. Ngày 11-11-2007, George Blake là một trong hai điệp viên lừng danh một thời của Liên Xô được Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên dương công trạng…

Du kích Hà Lan thành sỹ quan MI6

George Blake tên khai sinh là George Behar, sinh ngày 11-12-1922 tại Rotterdam (Hà Lan). Bố ông là Albert Behar, người Tây Ban Nha gốc Do Thái, còn mẹ ông là một phụ nữ trung lưu người Hà Lan. Trong Thế chiến 1, ông Albert tham gia cuộc chiến chống lại Đế chế Ottoman một cách dũng cảm, do vậy ông đã được nhận huân chương của cả Anh lẫn Pháp.

Năm 1934, ông Albert Behar mất khiến người vợ rơi vào tâm trạng hoảng loạn. Khi đó, George Behar có một người dì ruột rất giàu sống ở Ai Cập. Năm 1935, George sang Ai Cập với gia đình người dì. Hoàn cảnh này đã sớm đưa cậu bé George (khi đó mới 14 tuổi) có những nhận thức đầu tiên về chủ nghĩa xã hội. Trong gia đình người dì, George rất thân thiết với người em họ là Henri Curiel, người thanh niên trẻ đã trở thành một trong những đảng viên ưu tú của Đảng Cộng sản Ai Cập.

Mùa hè 1939, do thời tiết quá nóng, George đã trốn nắng nóng Ai Cập trở về thăm mẹ và hai em gái tại Hà Lan. Ngày 10-5-1939, phát xít Đức tấn công Hà Lan. Kế hoạch trở lại Ai Cập của George bị đình lại vô thời hạn. Sau khi từ nhà ông bà ngoại ở Rotterdam về The Hague, mẹ George và 2 em gái đã trốn đi Anh vì họ nghĩ rằng sẽ được cưu mang vì những cống hiến của ông Albert trước đây. Khi đó, George mới 17 tuổi, đã gia nhập những nhóm kháng chiến bí mật chống lại Đức Quốc xã với nhiệm vụ chuyển giao tin tức, giấy tờ giả cho các du kích Hà Lan.

George Blake ở tuổi 90 tại nhà nghỉ của mình ở Kratovo.

George đã bị quân Đức bắt nhưng mau chóng được trả tự do vì cậu còn ở tuổi vị thành niên và trông gầy còm như một đứa trẻ ở độ tuổi 14. Sau khi được trả tự do, George đã quyết định trốn sang Anh bằng đường bộ từ Hà Lan đến Bỉ, Pháp, Tây Ban Nha rồi sau cùng đến Anh.

Sau khi đến Anh đoàn tụ với gia đình, George Behar đã đổi tên thành George Behar và xung phong gia nhập Hải quân Hoàng gia. Sau 3 tháng huấn luyện, George Blake đã trở thành nhân viên của Cơ quan tình báo Anh MI6. Khi chính thức trở thành nhân viên MI6, mong ước của điệp viên George Blake là được xâm nhập trở lại Hà Lan để hoạt động cùng các nhóm kháng chiến địa phương chiến đấu chống phát xít Đức.

Tuy nhiên, do từng bị quân Đức bắt nên George Blake bị giữ lại tổng hành dinh MI6 với nhiệm vụ của một sĩ quan điều khiển. Với tư cách này, George Blake có trọng trách huấn luyện các điệp viên Hà Lan xâm nhập về nước, chuyển mệnh lệnh từ MI6 cho các trung tâm tình báo tại Hà Lan đồng thời nhận, giải mã các báo cáo tin từ vùng địch hậu chuyển về. Trong suốt thời gian chiến tranh, George Blake đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Tháng 8-1945, George Blake được về thăm Hà Lan một lần và sau đó được MI6 điều động đến hoạt động tại Đông Đức.

Đến với Liên Xô

Khi đến Đông Đức, nhiệm vụ của George Blake là tìm cách phát hiện, tiếp xúc và tuyển lựa sĩ quan Hải quân Đức đang lẩn trốn tại đây để thiết lập một mạng lưới điệp viên nhằm thu thập tình báo về quân đội Liên Xô. Nhiệm vụ này đã được sĩ quan tình báo George Blake thực hiện một cách hiệu quả bởi ông muốn hoàn thành tốt công việc này để được cử đi nghiên cứu tại Đại học Cambridge (Mỹ).

Với một sỹ quan ưu tú như vậy, MI6 không bao giờ có thể ngờ sẽ có ngày Blake lại thay đổi tư tưởng sau khi nghiên cứu về nước thù địch. Tại Cambridge, vị giáo sư tiếng Nga của George là một người Anh gốc Nga. Bà giáo sư sinh ra tại St.Petersburg và đến Mỹ ngay trước Cách mạng Tháng Mười. Tuy không phải là người theo chủ nghĩa xã hội và là tín đồ Cơ đốc giáo nhưng bà đã luôn có tình cảm đặc biệt với nước Nga. Tình yêu nước Nga đã ngấm sang chàng sinh viên George Blake.

Sau khi hoàn thành khóa tiếng Nga tại Cambridge, George Blake được phái đến Triều Tiên với nhiệm vụ thiết lập mạng lưới điệp viên trên bán đảo này sau khi hai miền đã bị chia cắt. Khi đặt chân đến Seoul, George Blake nhận thấy rằng đây là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn bởi vì khi đó Seoul chỉ là một chấm nhỏ trên bản đồ bán đảo, sự liên lạc trực tiếp giữa hai miền hoàn toàn bị cắt đứt. Các cơ quan ngoại giao của Anh tại Seoul lúc đó chỉ có Tổng lãnh sự quán Anh và Văn phòng đại diện của Anh trong khối NATO.

Bức ảnh chụp ông George Blake sau khi vượt ngục khỏi nhà tù Wormwood Scrubs ở London vào năm 1966.

Ngày 25-6-1950, quân đội Bắc Triều Tiên tràn vào Seoul. George Blake bị bắt và đưa vào trại tập trung giam những người bị bắt giữ. Thú giải trí duy nhất của George Blake trong trại tập trung là tập "Tư bản" đã sờn gáy của K. Marx bằng tiếng Nga.

George Blake đọc quyển sách này để hoàn thiện vốn hiểu biết về ngôn ngữ Nga. Nhưng sau đó, những tư tưởng của Marx đã thuyết phục được anh. Sau này, Blake kể lại: "Tôi hiểu rất rõ là mình đang ở phía không có lẽ phải, và rằng nhất định phải làm một điều gì đó".

Ba năm trong trại tập trung Bắc Triều Tiên đã biến nhân viên MI6 thành một người cộng sản kiên định. Sỹ quan tình báo Xô Viết tuyển mộ tù nhân người Anh này là Nikolai Loenko, sỹ quan Cục MGB (Cục An ninh quốc gia-ND) vùng Primorsk- N.Loenko đã cung cấp đồ ăn lấy từ nhà ăn sỹ quan cho George Blake.

Theo N. Loenko thì ông không hề phải "làm công tác tuyên truyền về chính quyền Xô Viết" cho GeorgeBlake. Ngay cả người Anh sau này cũng phải công nhận là George Blake làm việc cho Tình báo Liên Xô hoàn toàn vì động cơ lý tưởng.

Vào dịp sinh nhật thứ 95 của mình, George Blakelý giải vì sao hồi thập niên 1950 ông lại thay đổi lý tưởng phụng sự của mình. Ông cho biết, những gì diễn ra trong Chiến tranh Triều Tiên đóng vai trò quan trọng trong việc thay đổi quan điểm của ông. Lúc đó ông đã chứng kiến nhiều dân thường bị "cỗ máy quân sự của Mỹ" giết chết. "Chính lúc đó tôi nhận ra rằng các xung đột như thế đầy rẫy các mối hiểm nguy chết người cho toàn thể nhân loại. Và tôi đã có lựa chọn quan trọng nhất trong đời mình. Tôi bắt đầu hợp tác với tình báo đối ngoại Liên Xô một cách chủ động và không cần đền bù, với mục đích bảo vệ nền hòa bình thế giới", George Blake nói.

Năm 1953, George Blake được thả tự do và trở về Anh như một người anh hùng. Không một sự nghi ngờ, MI6 bổ nhiệm ông làm Phó phòng Y, đảm nhiệm việc giải mã những bản chặn thu điện thoại các quan chức ngoại giao và sĩ quan Hồng quân Liên Xô ở châu Âu. Khi đó, MI6 phát hiện đươc tại Viên một số đường dây cáp liên lạc Xô Viết chạy qua lãnh thổ các khu vực chiếm đóng của Pháp và Anh. Các đường cáp trên được Moskva sử dụng để liên lạc với các đơn vị, cơ quan và sân bay trên lãnh thổ nước Áo.

Với vị trí này, George Blake đã chuyển cho Tình báo Xô Viết danh mục các chiến dịch kỹ thuật của người Anh, trong đó có cả kế hoạch "Tunnel". MI6 giao cho George Blake nhiệm vụ đích thân kiểm soát chiến dịch "Tunnel", đó là người Anh bí mật đào một đường hầm và nối các thiết bị nghe trộm vào các cáp liên lạc Xô Viết. Nhưng Moskva đã rất sẵn sàng cho kịch bản này do đã nhận được thông tin từ GeorgeBlake từ trước.

Năm 1955, George Blake nhận nhiệm vụ đến hoạt động trong thành phần tổ điệp báo Anh tại Berlin. Tiến hành một chiến dịch tương tự chiến dịch "Tunnel" (Viên) tại Tây Berlin với mật danh "Zoloto" ("Vàng" -ND): Đào đường ngầm dài 550m và nối các thiết bị nghe trộm vào cáp liên lạc quân sự Liên Xô. Homer lại một lần nữa kịp đưa tin này về "Trung tâm" kết qủa là những gì mà London nghe được không phải là các bí mật Xô Viết, mà toàn là các thông tin giả.

Trên thực tế, toàn bộ hoạt dộng của Tình báo Anh, và cả Tình báo Mỹ tại Đức đều nằm trong tầm kiểm soát của Tình báo Liên Xô. George Blake đã chuyển về Moskva một lượng thông tin rất lớn về các điệp viên MI6 được cơ quan này tuyển mộ tại Đông Âu. Tháng 4-1956, để George Blake không bị lộ, Bộ đội thông tin liên lạc Xô Viết đã "tình cờ" phát hiện đường hầm và các thiết bị kết nối với cáp liên lạc, và sau đó là một scandal ầm ỹ.

George Blake và vợ trong bức ảnh được chụp tại Nga.

Đại tá tình báo Liên Xô

Năm 1959, sĩ quan tình báo Ba Lan, Michael Goleniewski thông báo cho CIA biết về hoạt động của gián điệp Liên Xô ở Anh. Thông tin này lập tức được chuyển cho Cơ quan an ninh Anh (MI5). Hậu quả là hàng loạt điệp viên Liên Xô như: Gordon Lonsdale, Harry Houghton, Peter Kroger và cả George Blake bị sa lưới. George Blake bị buộc tội đã cung cấp thông tin tình báo, giúp KGB lật tẩy 42 điệp viên MI6 đang hoạt động tại các nước thuộc phe xã hội chủ nghĩa. Nhưng theo giới truyền thông Mỹ thì con số điệp viên Anh bị phơi áo bởi Blake lên tới hàng trăm và những tổn thất do Blake gây ra là không thể đong đếm.

Năm 1961, George Blake bị tuyên án 42 năm tù giam. "Con người này đã phá hoại hầu như tất cả những gì mà các cơ quan tình báo Anh tạo dựng được từ sau Thế chiến II". Vị quan toà Anh trong vụ ánGeorge Blake đã kết luận như vậy.

Năm năm sau, dưới sự trợ giúp của 3 người bạn cùng buồng giam là: Pat Pottle, Michael Randle và Sean Bourke, George Blake đào thoát thành công khỏi nhà tù Wormwood Scrubs ở phía Bắc London. Một chiến dịch truy bắt George Blake lập tức được mở, nhưng điệp viên hai mang này vẫn bặt vô âm tín. Trên thực tế, ông đã chạy sang Liên Xô.

Với những chiến công đã lập được, George Blake được phong luôn hàm Đại tá, bắt đầu cuộc sống mới. Sau khi Liên Xô sụp đổ, một số người kiến nghị trục xuất ông nhưng sau đó mấy tháng quan điểm này bị bác bỏ. Ngày 12-11-2007, nhân kỉ niệm ngày sinh thứ 85 của Blake, đích thân Tổng thống Nga khi đó là V. Putin đã đọc lời chúc mừng và trao tặng "Huân chương Hữu nghị" nhằm ghi nhận những công lao đóng góp của lão điệp viên này.

Phát biểu với hãng thông tấn TASS, người phát ngôn Tổng cục tình báo đối ngoại Nga (SVR) Sergei Ivanov nói ông Blake "chân thành yêu đất nước của chúng tôi và khâm phục thành quả của nhân dân chúng tôi trong Thế chiến II".

Từ khóa » điệp Viên Hai Mang