Cuộc đời "NỞ HOA" Hay “BẾ TẮC” Là Do Cách Mà Bạn Sống

 

6 chiếc lọ tài chính cá nhân

55% nhu cầu thiết yếu ăn, mặc, ở, đi lại: Đây là khoản chi phí "tốn kém" nhất trong quỹ tài chính của bạn. Do đó, hãy phân định rõ ràng, dành quá nửa để phục vụ nhu cầu sinh hoạt, nhưng không nên "vung tay quá trán", dốc toàn bộ số tiền có được để ăn tiêu, mặc ở. Nếu cắt giảm những loại chi phí này, bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều tiền.

10% tự do tài chính, đầu tư tạo thu nhập thụ động: Nền tảng của tự do tài chính chính là những nguồn thu nhập thụ động. Đây là thời điểm mà tổng thu từ các nguồn thu nhập thụ động cao hơn với số tiền để bạn có thể sống như bạn mong muốn mà không cần tiếp tục làm việc. Khi chạy theo thu nhập năng động bạn làm việc vì tiền. Khi có thu nhập thụ động, tiền sẽ làm việc cho bạn. Bạn có nhiều thời gian làm những việc mình yêu thích, đi du lịch, dành thời gian cho gia đình, ba mẹ, con cái, sống theo phong cách sống mà bạn mong muốn.

10% học vấn - quan hệ: Theo bà Bella Rareworld, chuyên gia về chiến lược mở rộng mạng lưới thì những cuộc gặp mặt giao lưu trực tiếp chính là chìa khóa cho sự thành công của mỗi người. Khi bạn càng thành công thì càng cần tạo ra nhiều mối quan hệ hơn. Với các nhà doanh nghiệp, các tỷ phú, có thể chỉ là khi có một người mở cánh cửa cho họ và thế là họ có thể bước tới thành công. Đó là sức mạnh của việc mở rộng quan hệ hữu ích. Ngoài ra, khi có tiền, đừng quên trau dồi học vấn, đầu tư học hỏi. Học chưa bao giờ là thừa. Biết thêm một kỹ năng, một khía cạnh mới trong lĩnh vực bạn đang kinh doanh, theo đuổi, chẳng phải tốt hơn rất nhiều so với việc dậm chân tại chỗ.

10% tiết kiệm dài hạn: Hãy để dành 10% thu nhập của bản thân để tiết kiệm cho tương lai. Như câu chuyện truyền cảm hứng của nữ triệu phí Lisa Nichols, một bà mẹ bỉm sữa từng phải nhận trợ cấp của chính phủ, đã làm việc cật lực, tăng gia, mở rộng khối lượng công việc để kiếm tiền. Bà tự cam kết với bản thân, tháng sau phải gửi tiết kiệm nhiều hơn tháng trước, cứ như vậy từ một người phụ nữ trắng tay, bà đã tiết kiệm được một khoản tiền lớn gửi ngân hàng với nội dung "Tiền đầu tư cho ước mơ". Tiết kiệm dài hạn là cách tốt nhất để hạn chế rủi ro và đầu tư xứng đáng cho tương lai.

10% hưởng thụ cá nhân: Kiếm được đồng tiền đã khó, chi tiêu nó hữu ích càng khó hơn. Khi có tiền, đừng quên dành cho bản thân sự ưu ái đặc biệt bằng những kì nghỉ ngắn để tái tạo năng lượng, những món đồ từng khiến bạn mất ăn mất ngủ. Hưởng thụ tạo nên sự hưng phấn và càng kích thích khả năng làm việc của bạn.

5% cho đi: Giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh, làm từ thiện, ủng hộ trẻ vùng cao... là những việc làm ý nghĩa, giúp bạn sống có giá trị, có mục tiêu hơn.

7 phương pháp giúp thông minh hơn

1. Đọc sách và ngẫm nghĩ nhiều hơn: Đọc sách, là khoản đầu tư có lãi nhất của đời người. Sách chính là nguồn sáng soi tỏ con đường đi của những người thành công. Hãy nhìn xem, những vị tỷ phú hàng đầu thế giới như Bill Gates, Mark Zuckerberg, Mark Cuban... đều là những người đam mê đọc sách và luôn dành ít nhất 3 tiếng mỗi ngày để thu nạp tri thức nhân loại. Nhưng đọc sách không phải để lấy thành tích, mà cần đọc chọn lọc, đào sâu suy ngẫm và biến những lý thuyết khô khan kia trở nên sống động, hiệu quả khi áp dụng vào thực tiễn đời sống.

2. Mạnh dạn và phát biểu ý kiến: Ngại đưa ra ý kiến cá nhân là hiện trạng của không ít bạn trẻ hiện tại. Vì sợ sai, sợ phô bày sự thiếu hiểu biết của bản thân. Việc "giấu dốt" ấy vô cùng nguy hiểm, có khả năng hủy hoại tương lai của chính bạn. Đừng sợ hãi nói lên tiếng nói, chính kiến của mình, chỉ có trao đổi kiến thức mới giúp mở rộng vốn sống, vốn hiểu biết mà thôi.

3. Tập trung vào những gì đã biết: "Một nghề cho chín, còn hơn chín nghề". Việc phát huy sở trường, thế mạnh của bản thân rõ ràng tốt hơn việc khởi đầu mông lung với con số 0.

4. Luôn tự chất vấn chính mình: "Tôi làm việc như vậy đã hiệu quả chưa?", "Làm thế nào để gia tăng năng suất, sản lượng?", "Cần rút lại bài học gì sau cuộc gặp gỡ đối tác ngày hôm nay...", hãy liên tục để đầu óc vận động, tư duy bằng các câu chất vấn chính mình. Vạch những câu hỏi ấy trong đầu và nhất định tự tìm ngay câu trả lời thỏa đáng. Việc tự chất vấn, vừa là cách giúp bạn nhìn nhận lại thiếu sót, rút ra được kinh nghiệm quý báu, mà cũng là cách gia tăng độ linh hoạt cho bộ não.

5. Coi trọng việc học ngoại ngữ: Chúng ta đang sống trong kỷ nguyên Thế giới phẳng, tất nhiên, ngoại ngữ là tối quan trọng. Ngoài ngôn ngữ toàn cầu là tiếng Anh, các bạn trẻ hãy bỏ túi thêm những ngoại ngữ khác, phụ trợ cho công việc tương lai của mình: tiếng Nhật, tiếng Hàn, tiếng Pháp, Tây Ban Nha...

6. Bớt phụ thuộc vào công nghệ: Công nghệ, một mặt nâng tầm đời sống, biến đổi cuộc sống của chúng ta một cách chóng mặt. Nhưng, cũng chính công nghệ khiến mối quan hệ giữa người - người, thậm chí, mối quan hệ của chính bản thể dần trở nên xa cách. Quá phụ thuộc vào công nghệ khiến chúng ta lười tư duy, lười động não... khiến bản thân dễ rơi vào trạng thái thụ động, trì trệ.

7. Kiên trì luyện tập thể dục thể thao: Là cách vừa nâng cao sức khỏe, tăng cường khả năng sáng tạo. Hãy dành ít nhất 1 tiếng mỗi ngày để vận động, tập thể dục hoặc chơi một môn thể thao nào đó.

8 Phương pháp cải thiện kỹ năng giao tiếp

1. Xưng hô đúng theo tuổi tác: Thể hiện thái độ chuẩn mực, lễ độ trong giao tiếp. 2. Khoảng cách nói chuyện vừa phải: Thể hiện thái độ tôn trọng, lịch sự với người đối diện 3. Thái độ nói tích cực: Giúp đưa vấn đề của bản thân đến đích thuận lợi nhất. 4. Chất giọng nhiệt tình quyết đoán: Giúp người đối diện thấy được trí tuệ, nhiệt thành, sắc sảo của bạn. 5. Nói câu gọn gàng đủ ý: Trực diện, dễ hiểu luôn mang tới hiệu quả trong giao tiếp. 6. Không ậm ừ nói liền mạch: Chẳng ai thiện cảm với một người "ăn không nên đọi, nói không nên lời". 7. Tránh vòng vo vào thẳng vấn đề: Vòng vo thể hiện bạn thiếu hiểu biết, thiết quyết đoán - cần tuyệt đối phạm phải. 8. Những điều chưa rõ nhớ hỏi lại: "Không biết phả hỏi, muốn giỏi phải học", câu này luôn đúng.

9 mẹo tối ưu thời gian

1. Thức dậy đúng giờ: Những người thành công luôn dậy sớm. Thức dậy sớm với một tâm trí tỉnh táo, một cơ thể được nghỉ ngơi đầy đủ và có thể tập trung vào các nhiệm vụ quan trọng, đặt mục tiêu cho ngày mới ngay lập tức chính là chìa khóa. Hãy thử hình dung, khi bạn bắt đầu một ngày mới tuyệt vời khi mà phần lớn mọi người xung quanh vẫn đang ngủ say và hoàn thành mọi thứ khi trở về nhà sau giờ tan sở trong khi mọi người vẫn phải lúi húi hoàn thiện công việc. Việc nào tốt hơn?

2. Lên kế hoạch chi tiết: Là nền tảng vững chắc đảm bảo sự thành công của một dự án, một kế hoạch kinh doanh, thậm chí cuộc đời bạn. Việc lập kế hoạch chi tiết giúp bạn nắm bắt phương hướng hoạt động trong tương lai, giảm sự tác động của những thay đổi từ môi trường, tránh được sự lãng phí và dư thừa nguồn lực, thời gian, công sức, tình trạng ôm đồm quá tải.

3. Sắp xếp thứ tự ưu tiên: Việc quan trọng, cuộc hẹn quan trọng, cuộc họp không thể bỏ... hãy ưu tiên cho những đầu mục có vai trò quyết định vận mệnh cuộc đời bạn, thay vì tán gẫu, cà phê, ngủ nướng... Việc sắp xếp thứ tự giải quyết công việc thể hiện bạn là người có đầu óc tổ chức khoa học, thông minh, tư duy mạch lạc.

4. Bắt đầu ngay khi có thể: Nếu bạn đứng yên, vĩnh viễn bạn chẳng thể hoàn thành bất cứ việc gì, giống như chiếc xe đạp, muốn thăng bằng, không có cách gì khác ngoài việc chạy về phía trước và không ngừng vận động.

5. Hoàn thành công việc đúng giờ: Đặt ra mục tiêu hoàn thành công việc đúng giờ, chuẩn deadline là cách bạn "ép" bản thân làm việc tập trung, năng suất, tuyệt đối không chểnh mảng, không sa đà vào những thú vui ngoài lề.

6. Tận dụng được thời gian trống: Khi có thời gian trống, hãy dành quan tâm tới gia đình và những người thương yêu. Công việc có thể cuốn trôi bạn và chính sợi dây gia đình sẽ níu và giúp bạn cân bằng trở lại.

7. Hình thành những thói quen tốt: Giúp cuộc sống của bạn tràn đầy năng lượng tích cực và sáng tạo.

8. Tránh ôm đồm: Tham lam dẫn đến quá tải và kém hiệu quả. Hãy tập trung thực hiện theo đúng kế hoạch và thứ tự ưu tiên.

9. Tránh cầu toàn không cần thiết: Cầu toàn là tốt, tuy nhiên, cầu toàn quá đà đôi khi dẫn tới sự rườm rà không cần thiết. Do đó, hãy thông minh để mạnh dạn loại bỏ bớt những chi tiết, việc làm, hành động tiêu tốn thời gian nhưng mang lại hiệu quả thấp.

10 bài học sức khỏe của người Nhật

1. Bớt ăn thịt - ăn nhiều rau 2. Bớt ăn mặn - Ăn nhiều chất chua 3. Bớt ăn đường - Ăn nhiều hoa quả 4. Bớt ăn tinh bột - Uống nhiều sữa 5. Bớt đi xe - Năng đi bộ 6. Bớt phiền muộn - Ngủ đủ giấc 7. Bớt ăn mặc cầu kỳ - Tắm đều đặn 8. Bớt nói - Hành động nhiều hơn 9. Bớt nóng giận - Cười nhiều hơn 10. Bớt ham muốn - Chia sẻ nhiều hơn 

Nguồn: Sưu tầm internet

Từ khóa » Cuộc đời Sẽ Nở Hoa