Cuộc Đời Và Sự Nghiệp Của Hồ Chủ Tịch - Tỉnh Đoàn Phú Yên

  • TRANG CHỦ
  • TIN TỨC - SỰ KIỆN
  • CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH
    • Cuộc đời và sự nghiệp
    • Tư tưởng Hồ Chí Minh
    • Bác Hồ với Thanh niên
    • Học tập và làm theo lời Bác
  • ĐOÀN - HỘI - ĐỘI
    • Cấp tỉnh
    • Cơ sở
  • TÀI LIỆU SINH HOẠT CHI ĐOÀN
  • Trang nhất
  • CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH
Cuộc Đời Và Sự Nghiệp Của Hồ Chủ Tịch admindemopyn 2017-04-10T07:16:14+07:00 https://www.tuoitrephuyen.vn/chu-tich-ho-chi-minh/cuoc-doi-va-su-nghiep-cua-ho-chu-tich-45.html /themes/kieugia/images/no_image.gif Tỉnh Đoàn Phú Yên Thứ hai - 10/04/2017 07:15 Người đầu tiên truyền bá chủ nghĩa Mác Lê nin vào Việt Nam, người sáng lập ra Đảng Cộng Sản Việt Nam, Chủ tịch nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (1945-1969), nhà văn hóa lớn của thế giới, tên lúc nhỏ là Nguyễn Sinh Cung sau đổi là Nguyễn Tất Thành, Văn Ba, Nguyễn ái Quốc, Chen Vang, Li Nốp, Lý Thụy.. cùng nhiều bí danh và bút danh khác, quê làng Kim Liên, xã Chung Cự, tổng Lâm Thịnh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An (Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ Tĩnh) sinh ngày 19.5.1890 tại quê ngoại làng Hoàng Trú (cùng xã Chung Cự), trong một gia đình nhà nho có nguồn gốc nông dân. Thân sinh là Nguyễn Sinh Sắc (sau lấy tên Nguyễn Sinh Huy) đỗ Phó bảng năm Tân Sửu (1901), làm Thừa biện bộ Lễ trong triều đình Huế, rồi Tri huyện Bình Khê (Bình Định). Năm 1909, bị bãi chức làm thường dân sống bằng nghề dạy học và làm thuốc. Thân mẫu là Hoàng Thị Loan, con một gia đình nhà nho, làm nghề nông và dệt vải. Năm 1895, Người cùng với gia đình vào sống ở Huế và được học chữ Hán ở đây. Ngày 10.2.1901 thân mẫu của Người qua đời ở Huế, Người về sống ở quê nhà và tiếp tục học chữ Hán. Cuối năm 1904, Người theo cha vào Huế lần thứ hai, vào học tại trường Tiểu học Đông Ba (1905-1907).Tháng 5.1908, khi đang học trường Quốc học Huế, Người tham gia cuộc đấu tranh chống thuế của nông dân ở đây nên bị đuổi học. Người đi vào các tỉnh phía Nam, có một thời gian với tên gọi là Nguyễn Tất Thành, Người dạy học ở trường Dục Thanh tại Phan Thiết (1910).Năm sau (1911), Người vào Sài Gòn. Ngày 5.6.1911 lấy tên là Văn Ba, Người rời cảng Nhà Rồng, lên tàu Amiral Latouche Tréville của hãng Chargeurs Réunies. Vừa làm phụ bếp, Người tận dụng mọi thời gian để học hỏi, tìm tòi trong sách báo. Từ 1911 đến 1917, Người đã đi qua nhiều nước, sống ở nhiều nơi và làm nhiều nghề. Sau một thời gian sống ở Anh (từ 1914), tháng 6.1917, Người đến nước Pháp, tham gia Hội Người Việt Nam Yêu nước. Đến năm 1919, bản "Yêu sách của nhân dân An Nam" của Người gửi đến Hội nghị Versailles đã gây tiếng vang lớn. Cuối năm 1918, Người tham gia đảng xã hội Pháp. Tại Đại hội 18 của Đảng Xã Hội Pháp họp ở Tours vào tháng 12.1920, Người bỏ phiếu tán thành Quốc tế thứ ba, trở thành một trong những người sáng lập ra đảng Cộng sản Pháp. Người tham gia sáng lập Hội Liên hiệp Thuộc địa (tháng 10.1921), sáng lập và làm chủ nhiệm kiêm chủ bút tờ báo "Người Cùng Khổ" (Le Paria), xuất bản ở Paris. Thời gian ở Pháp, Người viết rất nhiều bài đăng trên các báo "Nhân Đạo" (L'Humanité) và "Người Cùng Khổ" để tố cáo chính sách cai trị và bóc lột của chủ nghĩa đế quốc ở các thuộc địa. Đặc biệt, một số bài viết trong thời gian này sau đó tập hợp và xuất bản thành "bản án chế thực dân Pháp" (1925). Tác phẩm "Đây Công lý của thực dân Pháp ở Đông Dương" và vở kịch "Con Rồng Tre" đã gây được tiếng vang lớn. Năm 1923, Người đến Liên Xô tham dự Đại hội lần thứ nhất Quốc tế Nông Dân tại Moskva và được bầu vào đoàn Chủ tịch Ban chấp hành Quốc tế Nông Dân. Cuối năm đó, Người vào học trường Đại học Phương Đông.Cuối năm 1924, được cử làm ủy viên bộ Phương Đông, phụ trách cục Phương Nam của Quốc tế Cộng sản, với tên là Lý Thụy, Người đến Quảng Châu (Trung Quốc) chuẩn bị cho sự thành lập chính đảng của giai cấp vô sản ở Việt Nam: tổ chức các đoàn thể như "Việt Nam Thanh Niên Cách mạng đồng chí Hội" (6.1925), "Thiếu niên Tiền phong", "Tổ Phụ nữ Cách mạng" (1926). Người còn tham gia sáng lập "Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở á Đông" (1925) và được bầu làm Bí thư của Hội. Những bài giảng trong các lớp học chính trị của Người sau này được Hội xuất bản dưới tên gọi "Đường Kách Mệnh" (1927). Tháng 4.1927, Người đi Liên Xô. Mùa thu năm 1928 với tên gọi là Hồ Chin, Người hoạt động nhiều nơi trên đất Thái Lan để tuyên truyền tinh thần yêu nước trong Việt kiều.Cuối năm 1929, Người trở lại Trung Quốc chuẩn bị cho Hội nghị thống nhất các tổ chức Cộng sản ở Việt Nam. Người thảo "Chính chương Vắn Tắt", "Sách Lược Vắn Tắt", "Điều Lệ Vắn Tắt" của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Từ ngày 3 đến ngày 7 tháng 2.1930, Người thay mặt Quốc Tế Cộng Sản chủ trì hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam tại Cửu Long, gần Hồng Kông (Trung Quốc). Ngày 6.6.61931, dưới tên là Tống Văn Sơ, Người bị chính quyền Anh ở Hồng Kông bắt đến tháng 1.1933 mới được thả tự do nhờ sự can thiệp của Quốc Tế Cứu Tế Đỏ và ông bà luật sư Loseby. Người đến Liên Xô vào học trường Quốc tế Lênin (10.1934). Trong hai năm 1936-1937 Người là nghiên cứu sinh tại viện Nghiên Cứu Các vấn đề Dân tộc và thuộc địa. Tháng 10.1938, Người trở lại hoạt động trong Bát Lộ quân Trung Quốc ở Quế Lâm, tỉnh Quảng Tây.Ngày 8.2.1941, Người trở về Tổ quốc sau hơn 30 năm hoạt động ở nước ngoài. Lúc đầu Người sống ở hang Cốc Pó, sau chuyển ra một lán nhỏ bên suối Khuổi Nậm. Ngày 19.5.1941, Người sáng lập ra "Việt Nam Độc Lập Đồng Minh" (Việt Minh) và báo "Việt Nam Độc Lập " (1.8.1941). Người viết nhiều bài đăng trên báo này để vận động quần chúng làm cách mạng, trong đó phải kể đến bài "Lịch sử nước ta" (2.1941) mà Người tiên đoán năm 1945 cách mạng Việt nam nhất định thắng lợi. Trong thời gian ở Pắc Bó, Người làm những vần thơ đẹp:Non xa xa nước xa xa Nào phải thênh thang mới gọi là Đây suối Lê nin, kia núi Mác, Hai tay xây dựng một sơn hà. (Pắc Pó Hùng vĩ) Tháng 8.1942, lấy tên là Hồ Chí Minh, Người sang Trung Quốc liên lạc với cách mạng ở đó, nhưng bị chính quyền địa phương của Tưởng Giới Thạch bắt giữ trong hơn một năm. Trong tù, Người sáng tác tập thơ chữ Hán nổi tiếng "Nhật Ký Trong Tù" gồm 133 bài thơ phần lớn là tứ tuyệt. Bốn câu thơ ở trang đầu phần nào thể hiện nội dung chính trong tác phẩm của Người: "Thân thể ở trong lao Tinh thần ở ngoài lao Muốn nên sự nghiệp lớn Tinh thần càng phải cao" Tháng 7.1944, Người trở về Pắc Bó, chuẩn bị cho cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Ngày 22.12.1944, Người sáng lập Đội Việt Nam Tuyên Truyền Giải phóng quân. Tại Quốc Dân Đại hội tại Tân Trào (Tuyên Quang) Người được bầu làm Chủ tịch Chính phủ Lâm thời và viết "Thư kêu gọi Tổng khởi nghĩa" (8.1945) Cách mạng tháng Tám thành công, ngày 2.9.1945, tại quảng trường Ba đình, trước hơn 50 vạn nhân dân Hà Nội, Người đọc bản "Tuyên ngôn độc lập" do tự tay Người viết, khai sinh ra nước Việt Nam mới. Người ký các văn bản Pháp như Hiệp định Sơ bộ 6.3.1946 và Tạm ước 14.9.1946. Trong cuộc Tổng tuyển cử ngày 6.1.1946, Người ra ứng cử ở Hà Nội và trúng cử với số phiếu cao nhất: 98,4%. Quốc hội tôn Người là "Người công dân thứ nhất" Trước âm mưu và hành động xâm lược của thực dân Pháp, Người viết "Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến" (19.12.1946) kêu gọi toàn thể nhân dân đứng lên chống Pháp. Sau đó Người lên Việt Bắc lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong 8 năm, Người đã cùng Trung ương Đảng Lao động Việt Nam lãnh đạo quân và dân đánh thắng thực dân Pháp trong nhiều chiến dịch mà đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ (13.3 đến 7.5.1954), đưa đến việc ký hiệp định Genève, lập lại hòa bình ở Đông Dương Sau hiệp định Genève, Người trở về Hà Nội, được bầu làm Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Với cương vị cao nhất trong Nhà nước cũng như về Đảng, Người luôn luôn sống giản dị, thanh bạch. Người chỉ có mấy bộ đồ kaki để dùng trong việc giao tiếp khách, trong các ngày lễ, ngoài ra Người thường bận quần áo nâu giản dị, chân đi dép cao su, ở trong một ngôi nhà sàn bằng gỗ với đồ dùng sinh hoạt đơn sơ. Khi đế quốc Mỹ đưa không quân và hải quân ra đánh phá miền Bắc, Người kêu gọi toàn dân, toàn quân quyết tâm đánh thắng đế quốc Mỹ xâm lược. Vì những công lao to lớn đối với dân tộc, đối với phong trào đấu tran giải phóng nhân dân lao động trên thế giới, Người được quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa quyết định tặng Huân chương Sao Vàng, nhưng Người đề nghị để đến ngày miền Nam được hoàn toàn được giải phóng, Tổ quốc thống nhất, Nam Bắc một nhà, lúc đó Quốc hội sẽ cho phép đồng bào miền Nam trao cho Người huân chương cao quý đó (1963) Vào những năm cuối đời, mặc dù tuổi cao. Người vẫn ra sức làm việc, mang hết tâm huyết ra lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Cảm thấy sức yếu, năm 1968 Người viết di chúc, thể hiện sự quan tâm của mình đến mọi người và niềm tin vào thắng lợi: Còn non, còn nước, còn người Thắng giặc Mỹ, ta sẽ xây dựng hơn mười ngày nay. Hồi 9 giờ 47 phút ngày 2.9.1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh mất tại Hà Nội sau một cơn đau tim, thọ 79 tuổi. Ngày nay thi hài Người được quàn trong lồng kính đặt trong lăng của Người ở quảng Trường Ba Đình, Hà Nội. Một bảo tàng lớn mang tên Người được xây dựng gần lăng. Thành phố Sài Gòn và nhiều đường phố trên thế giới mang tên Hồ Chí Minh. Những tác phẩm của Người được tập hợp và xuất bản thành bộ "Hồ Chí Minh toàn tập" (10 tập) và rất nhiều tác phẩm của Người trong các lĩnh vực khác nhau được xuất bản. Tháng 11.1987, tổ chức Giáo Dục, Khoa học và Văn Hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) công nhận Chủ tịch Hồ Chí Minh là Danh Nhân Văn Hóa thế giới. Tags: chủ tịch, truyền bá, chủ nghĩa, sáng lập, cộng sản, dân chủ, cộng hòa, nhà văn, thế giới, nguyễn tất thành, ái quốc

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Sắp xếp theo bình luận mới Sắp xếp theo bình luận cũ Sắp xếp theo số lượt thích Bạn cần đăng nhập với tư cách là Thành viên chính thức để có thể bình luận

Những tin mới hơn

  • Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập chính Đảng của giai cấp công nhân Việt Nam (1924-1930)

    (10/04/2017)
  • Chủ tịch Hồ Chí Minh, tổ chức, lãnh đạo cách mạng tháng tám thắng lợi và sáng lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (1930-1945)

    (10/04/2017)
  • Chủ Tịch Hồ Chí Minh Lãnh Đạo Cách Mạng Xã Hội Chủ Nghĩa ở Miền Bắc và đấu tranh chống Mỹ xâm lược, giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước (1954-1969)

    (10/04/2017)
  • Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo cuộc đấu tranh giữ vững chính quyền cách mạng và kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946-1954)

    (10/04/2017)
  • Tình yêu Bác Hồ dành cho những ca khúc dân ca

    (10/04/2017)

Những tin cũ hơn

  • Tóm tắt tiểu sử của chủ tịch Hồ Chí Minh

    (10/04/2017)
XEM NHIỀU NHẤT TRONG TUẦN
  • Hội nghị cán bộ công chức, viên chức năm 2025 Hội nghị cán bộ công chức, viên chức năm 2025
  • Khối các Tổ chức chính trị - xã hội tỉnh: Tổng kết công tác thi đua năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 Khối các Tổ chức chính trị - xã hội tỉnh: Tổng kết công tác thi đua năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025
  • ĐỀ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN CÁC HOẠT ĐỘNG KỶ NIỆM 75 NĂM NGÀY TRUYỀN THỐNG HỌC SINH, SINH VIÊN VÀ HỘI SINH VIÊN VIỆT NAM (09/01/1950 - 09/01/2025) ĐỀ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN CÁC HOẠT ĐỘNG KỶ NIỆM 75 NĂM NGÀY TRUYỀN THỐNG HỌC SINH, SINH VIÊN VÀ HỘI SINH VIÊN VIỆT NAM (09/01/1950 - 09/01/2025)
  • Tư vấn, giới thiệu việc làm cho hơn 200 quân nhân chuẩn bị xuất ngũ năm 2025 Tư vấn, giới thiệu việc làm cho hơn 200 quân nhân chuẩn bị xuất ngũ năm 2025
  • Tổng kết công tác Hội và phong trào thanh niên tỉnh Phú Yên năm 2024, triển khai nhiệm vụ 2025 Tổng kết công tác Hội và phong trào thanh niên tỉnh Phú Yên năm 2024, triển khai nhiệm vụ 2025
  • Tỉnh Đoàn Phú Yên: Triển khai công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi năm 2025 Tỉnh Đoàn Phú Yên: Triển khai công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi năm 2025
  • Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết Công giáo Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết Công giáo
  • CHÀO NĂM ĐẶC BIỆT 2025! CHÀO NĂM ĐẶC BIỆT 2025!
  • Bảo đảm môi trường mạng an toàn, lành mạnh Bảo đảm môi trường mạng an toàn, lành mạnh
XEM NHIỀU TRONG THÁNG
  • Thanh niên Việt Nam Yêu nước – Khát vọng – Đoàn kết –Tiên phong – Sáng tạo - Tự tin bước vào kỷ nguyên mới Thanh niên Việt Nam Yêu nước – Khát vọng – Đoàn kết –Tiên phong – Sáng tạo - Tự tin bước vào kỷ nguyên mới
  • Tỉnh Phú Yên vinh dự có nhóm tác giả đạt giải C cuộc thi tìm hiểu 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân Tỉnh Phú Yên vinh dự có nhóm tác giả đạt giải C cuộc thi tìm hiểu 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân
  • Những mốc son chói lọi của lực lượng vũ trang Phú Yên Những mốc son chói lọi của lực lượng vũ trang Phú Yên
  • Chuỗi hoạt động của tuổi trẻ kỷ niệm 65 năm Ngày kết nghĩa hai tỉnh Hải Dương - Phú Yên (09/01/1960 - 09/01/2025) Chuỗi hoạt động của tuổi trẻ kỷ niệm 65 năm Ngày kết nghĩa hai tỉnh Hải Dương - Phú Yên (09/01/1960 - 09/01/2025)
  • Hội nghị Tổng kết công tác Đoàn - Hội Sinh viên tỉnh Phú Yên năm học 2023-2024 Hội nghị Tổng kết công tác Đoàn - Hội Sinh viên tỉnh Phú Yên năm học 2023-2024
  • LLVT Phú Yên: Những mốc son chói lọi (Tiếp theo và hết) LLVT Phú Yên: Những mốc son chói lọi (Tiếp theo và hết)
  • Đoàn đại biểu Hội LHTN Việt Nam tỉnh Phú Yên tham dự Đại hội đại biểu toàn quốc Hội LHTN Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2024 - 2029 Đoàn đại biểu Hội LHTN Việt Nam tỉnh Phú Yên tham dự Đại hội đại biểu toàn quốc Hội LHTN Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2024 - 2029
  • Đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy, tạo sự thay đổi về chất Đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy, tạo sự thay đổi về chất
  • Hành quân về nguồn kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024) Hành quân về nguồn kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024)
  • QĐND Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành QĐND Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành
© Bản quyền thuộc về Tỉnh Đoàn Phú Yên. Thiết kế website bởi Kiều Gia Media Thiết Kế Web Nha Trang Thiết Kế Web Phú Yên Thành Lập Công Ty Nha Trang Làm Bảng Hiệu Quảng Cáo Văn Phòng Phẩm Diệt Mối Giá Rẻ Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây cron

Giới thiệu bài viết cho bạn bè

Từ khóa » Cuộc đời Và Sự Nghiệp Của Hcm