Cuộc đời Và Sự Nghiệp Của Newton - Tài Liệu Text - 123doc

Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Thể loại khác
  4. >>
  5. Tài liệu khác
cuộc đời và sự nghiệp của newton

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.02 KB, 11 trang )

I.CUỘC ĐỜI:Hoàn cảnh lịch sử:• Isaac Newton sống và làm việc ở thời kì thắng lợi của cuộc cách mạng tưsản Anh. Sau cuộc nội chiến ác liệt, chế độ phong kiến bị lật đổ, vua Anh bịxử tử. Nước Anh trở thành một cường quốc hàng hải, và tiến mạnh trên conđường tư bản chủ nghĩa.• Giai cấp tư sản bắt tay với quý tộc mới. chế độ cộng hòa ra đời với nềnquân chủ lập hiến. Chống lại giáo hội thiên chúa, chống giáo hoàng nhưngbắt tay với phái Canvin của giáo hội tin lành vì phái này công nhận quyềntư hữu của giai cấp tư sản. Mặc dù mới thành lập, nhưng giai cấp tư sảnAnh đã nhận thức vai trò quan trọng của khoa học nên họ muốn làm dịumâu thuẫn giữa khoa mới học và tôn giáo, gắn liền khoa học với đức tinđối với chúa . Những hoàn cảnh trên đã ảnh hưởng nhiều đến thế giới quan và sự sáng tạokhoa học của Isaac Newton.Vài nét về tiểu sử:Isaac Newton (1642 - 1727) - là một nhà vật lý, nhà thiên văn học, nhàtriết học tự nhiên và nhà toán học vĩ đại người Anh. Ông sinh ra trong thờiđại có nhiều nhà toán học nổi tiếng nên Newton bao quát được các ngànhchính của khoa vật lý như: toán học, hóa học, vật lý học và thiên văn họcnước Anh. Ở thế kỷ 17, trước khi khoa học chia ra nhiều ngành chuyênmôn, một nhà khoa học có thể cùng một lúc bao quát nhiều ngành khoahọc. Vì vậy mà người được thế giới tôn là "người sáng lập ra vật lý học cổđiển"Thuở nhỏ Newton sinh đúng ngày lễ Giáng sinh 25 tháng 12 năm 1642, ởWoolsthorpe, Anh. Xuất thân gia đình quý tộc nông thôn, là con của IsaacNewton và Hannah Ayscough. Cha ông là một người thô thiển và có sức khỏeyếu, mất lúc 37 tuổi sau khi cưới mẹ ông không lâu và trước khi ông ra đời haitháng. Ngược lại mẹ ông là con của gia đình khá giả ở Yorkshire.Lúc mới sinhNiutơn ốm yếu, quặt quẹo. Bà mẹ quan tâm chăm sóc sức khỏe cho Niutơnnhiều hơn đường học vấn. Thiếu thời ông được chứng kiến sự thăng trầm củaChính phủ liên hiệp Oliver Cromwell, trận hỏa hoạn tàn phá hầu hết thành phốLondon và nạn dịch hạch sát hại một phần ba dân số thành phố này.Khi Isaac lên hai tuổi, mẹ tái giá, và Isaac được gởi đến bà ngoại nuôi,cậu James Ayscough đỡ đầu. Lên năm, Isaac học tiểu học trường làng,trước tiên tại Skillington, sau đó tại Stoke.Năm 12 tuổi, Isaac được vô trường trung học Grantham. Vì sức yếu, cậuthường bị các bạn bắt nạt. Cậu bèn nghỉ ra cách trả thù thú vị, là quy ếttâm học thật giỏi để đứng đầu lớp. Học được 4 năm thì mẹ gọivề Woolstorpe để làm nông trại và trông coi mảnh đất nhỏ mà mẹ cholúc bà tái giá. Bởi vì học bao nhiêu đó cũng đủ để nối nghiệp cha. Nhưngsau một thời gian, sống không hạnh phúc với người cha dượng, mẹ Isaacthấy con trai bà có năng khiếu về cơ học hơn là coi sóc gia súc nên bà đãquyết định cho con tiếp tục đi học để lên đại học .Lúc 17 tuổi, Isaac kết bạn với một cô bạn cùng lớp cũ, cô Storey và haingười yêu nhau, đính hôn với nhau định sẽ cưới sau khi Isaac học xong.Sau 18 năm sống trong một xóm nhỏ ở Woolsthorpe, Newton được gửi theohọc trường đại học Cambridge. Ở đây Newton may mắn được theo học mộtgiáo sư toán học có tài tên là Isaac Barrow, người được gọi là “cha tinh thần”của Newton. Barrow đã Sớm nhận ra thiên tài của cậu học trò và khuyến khíchcậu nghiên cứu. Vì vậy mà ngay khi còn ở trường, Newton đã khám phá rađịnh lý nhị thức. Trong thời gian học ở trường này, vì nhà nghèo nên Newtonđược miền đóng tiền học phí nhưng theo thể lệ lúc đó ông phải vừa học vừaphục vụ nhưng sinh viên có tiền đóng góp. Tuy vậy ông vẫn la một sinh viênhết sức xuất sắc. Việc học của Isaac không cho phép ông có thì giờ cưới côStorey và cuối cùng ông sống độc thân suốt đời. Voltaire có viết "Trong suốtcuộc đời dài như vây mà ông không đam mê lẫn yếu đuối. Ông không hề đếngần người đàn bà nào. Bác sĩ riêng và bác sĩ giải phẩu đã xác nhận với tôi giữacánh tay người quá cố".Trường đại học Cambridge phải đóng cửa năm 1665 vì nạn dịch hạch, Newtonlại trở về quê.Trong hai năm liền sống cách biệt hẳn với thế giới bên ngoài,Newton dành hết thì giờ để suy tư và nghiên cứu khoa học.Kết quả thật là siêuphàm: chưa đầy 25 tuổi, Newton đã thực hiện được ba phát minh (mà chúng tasẽ đề cập đến ở phần sau) khiến ông nghiễm nhiên trở nên ngang hàng với cácthiên tài khoa học của mọi thời đại.Sau những năm tháng sống ở quê hương, Newton trở lại Cambridge .Sau khitốt nghiệp, ông được cử lam giáo sư trường Trinity. Sau đó, tài năng toán họccủa ông nhanh chóng được hiệu trưởng của Cambridge nhận ra khi trường mởcửa trở lại. Ông được nhận làm giảng viên của trường năm 1669, một chức vụông đã giữ suốt 27 năm liền sau đó. Ông tiếp tục nghiên cứu thêm quang học,làm việc với ánh sáng và màu sắc trong vài năm tới, và công bố phát hiện củamình trong “Opticks” vào năm 1704.Ông đã viết De Methodis Serierum et Fluxionum năm 1671, nhưng khôngtìm được một nhà xuất bản.năm 1672 Newton được bầu vào Hội Khoa học Hoàng gia Anh và bắt đầu vấpphải các phản bác từ Huygens và Hooke về lý thuyết hạt ánh sáng của ông. Lýthuyết về màu sắc ánh sáng của ông cũng bị một tác giả phản bác và cuộc tranhcãi đã dẫn đến suy sụp tinh thần cho Newton vào năm 1678.Năm 1679 Newton và Hooke tham gia vào một cuộc tranh luận mới về quỹđạo của thiên thể trong trọng trường.Năm 1684, Halley thuyết phục được Newton xuất bản các tính toán saucuộc tranh luận này trong quyển Philosophiae Naturalis PrincipiaMathematica (Các Nguyên lý của Triết lý về Tự Nhiên). Quyển sách đãmang lại cho Newton tiếng tăm vượt ra ngoài nước Anh, đến châu Âu.Năm 1685, chính trị nước Anh thay đổi dưới sự trị vì của James II, vàtrường Cambridge phải tuân thủ những điều luật phi lý như buộc phảicấp bằng cho giáo chủ không thông qua thi cử. Newton kịch liệt phản đốinhững can thiệp này và sau khi James bị William III đánh bại, Newtonđược bầu vào Nghị viện Anh nhờ những đấu tranh chính trị của ông.Năm 1689, Newton được bầu làm thành viên quốc hội cho các trường đạihọc.Năm 1703, ông được bầu làm chủ tịch của Hội Khoa học Hoàng gia Anh,một tổ chức của các nhà khoa học vẫn còn tồn tại đến ngày nay. Ông đượcNữ hoàng Anne phong tước hiệp sĩ vào năm 1705 và không bao giờ nghĩđến việc kết hôn.Newton qua đời ngày 31 tháng 3 năm 1727 ở tuổi 84. Sau khi mất, Ôngđược mai táng ở Đài kỷ niệm quốc gia Anh trong tu viện Oetminxtơ - nơian nghỉ của các vua chúa và các bậc vĩ nhân của nước Anh.Những câu chuyện thú vị về Isaac Newton• Đứa trẻ khéo tayLúc nhỏ Newton là đứa trẻ ít nói nhưng ông rất thích thủ công nghệ, thườngxuyên tự thiết kế và làm ra các đồ chơi tinh xảo. Mọi người đều rất thích chúng,đặc biệt là diều của ông làm, nó vừa đẹp vừa bao nhanh và bay cao.Vào một chiều nọ ông buộc một chiếc đèn lồng xinh xẻo vào chi ếu diều củamình và thả lên trời, trông giống như một ngôi sao trên trời. Mọi người trongthôn đều chạy ra xem cho rằng xuất hiện sao chổi. Khi biết đó là diều củaNewton thả thì mọi người đều tấm tắc khen. Những thứ Newton làm ra đều rấtlạ và cũng rất đẹp. Ông tự tay làm chiếc chong chóng đặt ở đầu nhà, khi ông đixem chiếc chong chóng lắp ở thôn bên, về nhà ông mô phỏng làm một chi ếc nhưvậy. Để cho nó quay cả được khi không có gió, ông đặt trong lồng của cánh quạtmột con chuột, khi con chuột động đậy là chong chóng quay liên tục.Học xong tiểu học, Newton còn làm ra chiếc "đồng hồ nước". Ông dùng mộtchiếc thùng đựng nước nhỏ, dưới đáy có một lỗ nhỏ có nút, tháo nút ra nước sẽnhỏ giọt xuống. Mặt nước trong thùng dần dần hạ thấp, chiếc phao trong thùnghạ thấp theo. Chiếc phao đồng thời kéo theo chiếc kim chỉ di động tý một trênmặt chiếc mâm có khắc vạch, một vạch khắc chỉ một đơn vị thời gian. trongphòng của mình Newton lắp một chiếc đồng hồ nước, ông cũng lắp cho hàngxóm một chiếc như vậy.Thú vị hơn là Newton còn lắp cho bà con trong thôn một chiếc "đồng hồ mặttrời". Lúc hơn mười tuổi Newton quan sát thấy buổi sáng đi học bóng của mìnhbên trái, chiều tan học về bóng lại nằm sang phía bên kia. Mấy ngày liền đềunhư vậy, ông cảm thấy mặt trời chuyển động có quy luật. Như vậy chẳng phảicó thể lợi dụng quy luật này làm một chiếc "Đồng hồ mặt trời" chính xác h ơnsao. Thế là ông bắt đầu làm thí nghiệm, hàng ngày ông "đuổi theo" bóng nắngkhắp nơi, ghi lại thay đổi vị trí từng nửa giờ, một giờ. Cuối cùng ông cũng làmxong chiếc đồng hồ bóng nắng tròn. Nó là một dụng cụ đo thời gian dựa vàobóng nắng mặt trời. Xung quanh mâm tròn của đồng hộ mặt trời ông khắp cácvạch dấu đều đặn, lợi dụng sự xê dịch của bóng nắng mặt rời có th ể biết đượcchính xác thời gian. Sau khi làm được đồng họ mặt trời Newton đặt nó ở giữalàng để nó báo giờ cho mọi người. Mọi người trong thôn gọi là "Đồng hồNewton", nó còn được sử dụng khá lâu sau khi ông mất. Mỗi lần nhìn thấy"Đồng hồ Newton" là mọi người lại nhớ đến cậu bé khéo tay thông minh củangày ấy.• Newton đãng trí:Niutơn sống cuộc đời độc thân và hết sức đãng trí. Tính đãng trí của ông đã trở thànhnhững giai thoại: như chuyện mời cơm khách, chuyện luộc đồng hồ, chuyện đục hai lỗcho chó và mèo ...Newton đối với khoa học thì chuyên cần nhưng trong sinh hoạt lại là người vô tâm,hay quên, ông thường làm việc quên cả ăn.Có một lần Newton mời bạn đến nhà ăn cơm. Bạn đến cơm canh đã bày ra, nhưngNewton vẫn miệt mài trong phòng thí nghiệm, bạn ông không quấy rầy ông, đợi lâumà vẫn chưa thấy ông ra, liền tự động ăn một chú gà quay trước, bỏ xương trong mâmrồi ngồi vào ghế thiu thiu ngủ. Mãi sau Newton bước ra, mồ hôi nhễ nhại, gọi bạn dậyvà xin bạn lượng thứ; rồi đi tới bà ăn chuẩn bị ăn. Khi nhìn thấy xương để trong mâmvà bát đã dùng, ông vò đầu cười nói:- "Ôi thì ra mình đã ăn rồi, tôi vẫn cứ tưởng là mình chưa ăn!"Đứng bên cạnh, thấy vậy bạn ông đã cười vang.Có một lần Newton xuống bếp tự làm bữa sáng, ông đun một nồi nước chuẩn bị luộctrứng. Nước vẫn chưa sôi, xem ra Newton có phần sốt ruột, rồi bắt đầu nghĩ đến mộtvấn đề khoa học, quá trình tập trung ông quên luôn chuyện đang đun nước. Lúc nàynước đã sôi sùng sục, nước bốc hơi mù mịt, thuận tay ông thả luôn vật để bên cạnhvào nồi. Nửa tiếng sau ông mới bừng tỉnh, nhớ việc đang làm trong bếp: "Trứng gàchắc đã chín rồi". Ông mở vung nồi thì thấy trong nồi không phải là trứng mà là chiếcđồng hộ đeo tay của ông.Một buổi chiều đẹp trời, Newton định cưỡi ngựa vào rừng có việc, ông lấy yên ngựavà đi dắt ngựa. Vừa dắt ngựa bỗng nghĩ đến một vấn đề khoa học. Dây ngựa trong tay,ông buông ra lúc nào cũng không hay, cứ thế vác yên ngựa vừa đi vừa nghĩ. Lúc thìcúi đầu im lặng, lúc thì giơ tay vẽ vẽ vào không trung, cứ như người lẩn thẩn vậy. Khiông đi đến đỉnh núi thì bỗng cảm thấy mệt quá và muốn cưỡi ngựa, nhưng lúc nàyngựa không biết đã chạy đi chốn nào rồi.Một ngày mùa nọ, Newton ngồi gần lò sưởi suy nghĩ vấn đề gì đó. Vì quá tập trung,nóng quá cũng không biết nữa, tay áo bên phải của ông đã có mùi khét, bốc khói đen,mùi nồng nặc mà ông vẫn không phát hiện ra có chuyện gì xảy ra. Người nhà chạyvào sợ quá hét toáng lên, lúc đó Newton mới biết tay áo mình bị cháy.Tại sao Newton lại đãng trí thế? Vì ông quá say sưa với khoa học, tất cả dành chocông việc, quên hết mọi việc quanh mình. Không có tinh thần nghiên cứu khoa họcsay sưa như vậy thì làm sao có thể trở thành nhà khoa học lớn được?• Chuyện về quả táo chín:Đây là câu chuyện thú vị và đầy ý nghĩa về nhà khoa học vĩ đại Newton.Vào một ngày mùa thu, Newton ngồi trên chiếc ghế trong vườn hoa đọc sách, bỗngnhiên một quả táo từ cây rơi xuống "bịch" một tiếng trúng đầu Newton. Ông xoa đầu,nhìn quả táo chín lăn xuống vũng bùn. Quả táo đã cho ông một gợi ý làm ông nghĩmiên man.Quả táo chín rồi, tại sao lại rơi xuống đất? Tài vì gió thổi chăng? Không phải, khoảngkhông rộng mênh mông, tại sao lại phải rơi xuống mà không bay lên trời? Như vậytrái đất có cái gì hút nó sao? Mọi vật trên trái đất đều có sức nặng, hòn đã ném đi rốtcuộc lại rơi xuống đất, trọng lượng của mọi vật có phải là kết quả của lực hút trái đấtkhông?Sau này Newton nêu ra: Mọi vật trên trái đất đều chịu sức hút của trái đất, mặt trăngcũng chịu sức hút của trái đất, đồng thời trái đất cũng chịu sức hút của mặt trăng; Tráiđất chịu sức hút của mặt trời, mặt trời đồng thời cũng chịu sức hút của trái đất. Nóimột cách khác là vạn vật trong vũ trụ đều có lực hấp dẫn lẫn nhau, vì có loại lực hấpdẫn này mà mặt trăng mới quay quanh trái đất, trái đất mới quay quanh mặt trời.Chuyện quả táo rơi xuống đất chứng tỏ trái đất có lực hút quả táo, đương nhiên quảtáo cũng có lực hút của quả đất, nhưng lực hút của trái đất đối với quả táo lớn nên quảtáo rơi xuống đất. Nếu ta coi mặt trăng là một quả táo khổng lồ, như vậy trái đất cũngcó lực hút nó, vậy tại sao nó không rơi xuống mặt đất? Vì mặt trăng là một quả táolớn, sức hút của trái đất đối với nó không đủ để làm nó rơi xuống đất, chỉ có thể làmnó quay quanh trái đất mà thôi. Đối với mặt trời thì trái đất cũng là một quả táo khổnglồ, nó quay quanh mặt trời.Vào buổi tối khi nhìn lên bầu trời thấy vô vàn những vì sao đang nhấp nháy, giữachúng đều có lực hút lẫn nhau. Đây chính là định luật "Vạn vật hấp dẫn" nổi tiếng củaNewton.• Mặt trái của thiên tài:Mặc dù Newton có thành tựu lớn lao trong nghiên cứu khoa học nhưng ông luôngặp khó khăn về kinh tế. Năm 1692, bị cuộc sống vật chất giàu có hấp dẫn,Newton quyết định từ bỏ con đường nghiên cứu khoa học gian khổ để tìm kiếmcông việc có thể cho thu nhập cao. Tin truyền đi, rất nhiều người gi ới thi ệu vi ệclàm cho ông. Đầu tiên là chức hiệu trưởng một trường công lập ở London,nhưng ông từ chối vì đồng lương chưa thoả đáng. Tiếp đó là chức giám đốc nhàmáy đúc tiền hoàng gia nước Anh với đãi ngộ rất khả quan. Newton đồng ý vàchuyển đến sống ở London. Từ đó ông say sưa dùng bộ óc vĩ đại của mình vàocông việc đúc tiền. Nỗ lực của ông được hoàng gia đánh giá cao, còn bổ nhiệmông làm Cục trưởng Cục đúc tiền. Cương vị này đem lại cho Newton mức thunhập hằng năm lên tới 2.000 bảng Anh, rất cao lúc bấy giờ. Nói như vậy b ởi hồiđó kinh phí xây dựng Đài thiên văn London chỉ hết 500 bảng. Công việc mớikhiến ông luôn bận rộn. Kết quả là ông không có thời gian tiếp tục nghiên cứugiảng dạy ở Đại học Cambridge. Đến năm 1701, ông đành từ bỏ chức giáo sư đạihọc. Sự kiện này gây ra những thay đổi to lớn trong nửa sau cuộc đ ời ông: Từnghèo túng trở nên giàu có, từ một học giả sống yên tĩnh trong trường đại họctrở thành nhân vật tương đối có ảnh hưởng trong chốn quan trường London, cóquan hệ ngày càng thân thiết với Hoàng gia.Sự thay đổi nhanh chóng trong cuộc sống và sự nghiệp của Newton đương nhiêntrở thành chủ đề đàm tiếu của người đương thời. Nhân vật anh hề trong một vởkịch đương thời đã nói: Ai chẳng biết đại danh của ngài Isaac! Thợ đúc ti ền! Vĩđại thật!• Newton là người sùng đạo:Rất nhiều người đã sử dụng Định luật Chuyển động và Định luật vạn vật hấp dẫn đểbác bỏ sự tồn tại của Chúa trời. Tuy nhiên, chính bản thân tác giả lại viết: “Lực hútTrái đất chỉ giải thích sự chuyển động của các hành tinh nhưng không thể làm rõ ai,khi nào và bằng cách nào đã đưa các hành tinh vào vị trí chuyển động như vậy. ChínhChúa trời là người điều khiển và sắp đặt vạn vật. Người là bất diệt, là vĩnh cửu...”.Ông tuy sùng đạo nhưng lại hờ hững với Quỷ Satan: Dù mang niềm tin mãnh liệt vớitôn giáo nhưng Newton lại phản đối kịch liệt những thuyết giáo liên quan đến ma quỷ,linh hồn. Điều này có vẻ đi ngược với xu hướng chung của thời đại: vào thế kỷ 17,phần lớn các học giả và giới trí thức châu Âu đều tin Santan là có thật, họ coi sự bấtkính của Newton là một hành động báng bổ. Kinh Thánh là đam mê lớn nhất trongcuộc đời Newton, thậm chí còn lớn hơn cả các ngành khoa học và nghiên cứu. Trênthực tế, ông đã tính ra ngày hành hình Chúa Jesu chính xác là vào mùng 3 tháng 4năm 33 sau Công nguyên, và ngày sớm nhất nhân loại cận kề nguy cơ diệt vong lànăm 2060 sau Công nguyên.Theo tiên đoán của Newton, vào năm 2060 nhân loại có nguy cơ đối mặt với NgàyTận Thế.“Sấm truyền” này có thể đúng, có thể sai, tuy nhiên ít nhất một tiên đoán của ông đãtrở thành sự thật: người Do Thái đã trở về mảnh đất Israel.20 “tội lỗi” của chàng thanh niên 19 tuổi Isaac.“Newton Project”, một tổ chức của Anh chuyên công bố các tác phẩm và côngtrình của Issac Newton lên mạng Internet, vừa công bố một danh sách bất ngờ,đầy thú vị về 20 “tội lỗi” của chàng thanh niên 19 tuổi Isaac.Theo dự án, chính Isaac đã tự mình “thú nhận” và viết ra giấy danh sách này, bao gồmcả việc “thụi” chị gái, đâm Iohn Keys bằng kim băng, thậm chí là dọa đốt cả nhà củacha dượng.Sir Isaac Newton từng có một thời tuổi teen "nghịch ngợm trong khuôn khổ"."IsaacNewton hiện ra như một người con rất ngoan, hiếu thảo, vừa có chút ít sự nổi loạn vàcáu kỉnh điển hình của tuổi trẻ", các học giả của Newton Project bình luận.Dưới đây là danh sách những tội lỗi” của thời tuổi teen nổi loạn, theo PopSci:1. Ăn táo ở Nhà thờ2. Chối lỗi khi bị buộc tội3. Làm bẫy chuột trong ngày lễ Thánh4. Làm bánh trong đêm Chủ nhật5. Bỏ một cây kim vào trong mũ Iohn Keys vào ngày lễ Thánh để ông ta bị đâm6. Từ chối vào sân trong nhà thờ theo yêu cầu của mẹ.7. Dọa đốt nhà của cha dượng8. Cầu nguyện và hy vọng ai đó sẽ bị chết.9. Có nhiều suy nghĩ và hành động “không trong sáng”.10. Ăn trộm thùng cherry từ cửa hàng Eduard Storer.11. Thụi chị gái.12. Ăn trộm hộp mận và đường của mẹ.13. Hay cáu kính vởi mẹ.14. Cáu kỉnh với chị.15. Mắng mỏ gia nhân trong nhà.16. Không sống theo niềm tin.17. Quan tâm đến nhiều thứ còn vĩ đại hơn Chúa.18. Đánh Arthur Storer.19. Cáu kỉnh với Thầy Clarks chỉ vì một miếng bánh mỳ bơ20. Gian lận khi chơi cờ.II.SỰ NGHIỆP:Về toán học:• Xây dựng phương pháp giới hạn:• Phát minh ra phép tính vi phân và tích phân, đưa ra các kí hiệu v ề đạohàm theo thời gian như rất thuận tiện để giải quyết bài toán vật lý.Giống như nhiều nhà khoa học của thời đại mình, Newton thấy rằng đại số vàhình học đơn giản không đủ cho nhu cầu nghiên cứu khoa học của mình. Ví dụnhư các nhà toán học có thể tính toán tốc độ của một con tàu nhưng họ khôngthể tìm ra được tốc dộ mà con tàu đang tăng tốc. Họ có th ể đo được góc bắnpháo nổ trên thuyền nhưng không tính toán được ở đạn pháo sẽ bay bao xa ởgóc đó. Tất cả những điều tày đòi hỏi phải có một phương tiện toán học khác đểtính toán những vấn đề liên quan đến sự thay đổi biến.bùng phát dịch hạch ở Anh mùa xuân năm 1665. Newton phải nghỉ một thời gian đợidịch bệnh qua đi, ông đã có hơn 1 năm để tự do nghiên cứu và xây dựng một loại hìnhtoán học mới. Đó chính là vi phân.Ngày nay, chúng ta đã quá quen thuộc với môn toán nay, đó là một công cụ quan trọngvới các nhà vật lý, kinh tế và các nhà khoa học xác suất. Trong những năm 1960, thậmchí nó còn giúp một kỹ sư vẽ được biểu đồ một chuyến đi từ trái đất đến mặt trăng.Tuy nhiên trong thời gian đó nhà khoa học người Đức Gottfried Leibniz cũng cónhững nghiên cứu phát triển độc lập phương pháp này trong thời gian đó. Và fanhâm mộ của hai nhà khoa học đã tranh cãi khá nhiều xem th ực s ự ai m ới là chađẻ của vi phân. Tuy nhiên hai khổ chủ không bao giờ tranh cãi về vấn đề này vàhọ đều rất tôn trọng những thành tựu của nhau.Về quang học:• Ông khám phá ra sự tán sắc ánh sáng, giải thích vi ệc ánh sáng tr ắng qualăng kính trở thành nhiều ánh sáng đơn sắc và tổng hợp ánh sáng trắng từcác ánh sáng đơn sắc bằng thấu kính, lăng kính ...Năm 1665: Newton bắt đầu nghiên cứu quang học bằng việc chế tạo một“kính theo kiểu Galileo”. Galileo đã đi vào đầu óc mọi người với vai trò làngười đầu tiên hướng kính thiên văn lên trời, vào năm 1609. Với độ phóngđại gấp ba mươi hai lần, kính này cho phép Galileo khám phá rất nhiều kỳquan.Nhưng Newton đã nhanh chóng nhận ra rằng các ảnh mà ông thu được bằngkính thiên văn khúc xạ của Galileo có các rìa mép không rõ nét, chúng bị baoquanh bởi một quầng ngũ sắc, với các màu luôn theo một trật tự: tím, chàm,lam, lục, vàng, cam và đỏ.Để hiểu hiện tượng phát ngũ sắc bí ẩn này, Newton đã quyết định tiến hànhcác thí nghiệm về ánh sáng bằng cách cho nó đi qua các lăng kính rắn, trongsuốt có dạng lăng kính với tiết diện ngang là hình tam giác, có tác dụng phântách và làm lệch hướng ánh sáng . Ông đã tiến hành một loạt các thí nghiệmthuộc loại cơ bản nhất và thanh nhã nhất của vật lý học, và cũng có thể làthuộc loại những thí nghiệm nổi tiếng nhất trong lịch sử về ánh sáng. Ông đãdùng lăng kính thủy tinh để phân tách ánh sáng Mặt Trời (ánh sáng trắng)thành một lễ hội màu sắc mà chúng ta có thể nhìn thấy trong cầu vồng hoặctrong các giọt sương ban mai vương trên cỏ một buổi sáng nắng đẹp .Newton nhận ra rằng dãy màu sắc này đích thị là dãy được nhìn thấy trên rìamép ngũ sắc của ảnh các thiên thể nhìn được bằng kính thiên văn củaGalileo.• Newton còn chứng minh ánh sáng đơn sắc không thay đổi tính chất khiphản xạ, tán xạ hay truyền qua môi trường trong suốt khác nhau.• Năm 1668, ông tự chế tạo ra kính viễn vọng phản xạ đầu tiên (dùnggương phản xạ do ông tự mài thay cho thấu kính để tránh hiện tượng sắcsai). Đây là chiếc kính nhỏ bé, có chiều dài là 15cm nhưng có th ể quan sátđược các vật ở khá xa.• Năm 1671, ông đã chế tạo được chiếc kính thiên văn phản xạ có chiều dàilà 30cm nhưng có độ phóng đại tới 35 lần. Nhờ vào phát minh này ôngđược bầu vào Hội Hoàng Gia Luân Đôn.• Newton là một trong những nhà khoa học đầu tiên nghiên cứu hiện tượnggiao thoa.Ông bị thu hút bởi sắc sặc sỡ trên bề mặt của bong bóng xà phòng. Newton đãsuy luận chính xác rằng màu sắc có thể là do sự quá gần nhau của bề mặt bêntrong và bên ngoài của bong bóng và nghĩ ra một phương pháp thực nghi ệm ti ếnhành để lặp lại hình ảnh màu sắc quan sát được.Thí nghiệm vòng Newton: Ông đặt một thấu kính lồi có bán kính cong l ớn trênmột đĩa thủy tinh phẳng,cả hai được cố định với bộ khung bằng đồng. Khi ôngquan sát đĩa bằng ánh sáng phản xạ, ông nhìn thấy một dải đồng tâm cả cácvùng màu sáng và tối.Về cơ học:-phát minh ra 3 định luật về chuyển độngphát minh ra 3 định luật hấp dẫnBối cảnh lịch sử ra đờiCuộc đờiVài nét về tiểu sửNhững câu chuyện thú vị về newtonCuộc đời và sự nghiệp của newtonVề toán họcSự nghiệpVề quang họcVề cơ học

Tài liệu liên quan

  • Tài liệu Slide bài giảng Cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh docx Tài liệu Slide bài giảng Cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh docx
    • 25
    • 5
    • 247
  • Góp phần tìm hiểu quê hương, cuộc đời và sự nghiệp của nguyễn công trứ Góp phần tìm hiểu quê hương, cuộc đời và sự nghiệp của nguyễn công trứ
    • 79
    • 1
    • 2
  • Tài liệu Cuộc đời và sự nghiệp của tỷ phú Warren Buffett pptx Tài liệu Cuộc đời và sự nghiệp của tỷ phú Warren Buffett pptx
    • 6
    • 2
    • 45
  • Tài liệu Cuộc đời va su nghiep của Chủ tịch Hồ Chí Minh ppt Tài liệu Cuộc đời va su nghiep của Chủ tịch Hồ Chí Minh ppt
    • 5
    • 6
    • 60
  • CUỘC ĐỜI- VÀ SỰ NGHIỆP CỦA NGUYỄN DU pdf CUỘC ĐỜI- VÀ SỰ NGHIỆP CỦA NGUYỄN DU pdf
    • 12
    • 20
    • 82
  • Cuộc đời và sự nghiệp của Nhạc sỹ Trịnh công sơn Cuộc đời và sự nghiệp của Nhạc sỹ Trịnh công sơn
    • 71
    • 3
    • 0
  • Cuộc đời và sự nghiệp của Vincent Van pptx Cuộc đời và sự nghiệp của Vincent Van pptx
    • 10
    • 848
    • 0
  • CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA FEUERBACH CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA FEUERBACH
    • 22
    • 1
    • 3
  • Cuộc đời và sự nghiệp của Trần Thủ Độ Cuộc đời và sự nghiệp của Trần Thủ Độ
    • 3
    • 9
    • 18
  • Cuộc đời và sự nghiệp của đồng chí Phan Văn Đáng Cuộc đời và sự nghiệp của đồng chí Phan Văn Đáng
    • 3
    • 1
    • 9

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(67.76 KB - 11 trang) - cuộc đời và sự nghiệp của newton Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Tiểu Sử Về ông Niu Tơn