Cuộc đời Và Sự Nghiệp Của Tổng Thống Franklin D. Roosevelt
Có thể bạn quan tâm
Franklin Delano Roosevelt (30 tháng 1 năm 1882 – 12 tháng 4 năm 1945), thường được gọi tắt là FDR, là tổng thống thứ 32 của Hoa Kỳ. Đắc cử bốn lần, Roosevelt phục vụ từ năm 1933 đến năm 1945. Ông là Tổng thống Hoa Kỳ duy nhất từng tại chức hơn hai nhiệm kỳ. Là nhân vật trung tâm của thế kỷ 20, Roosevelt thường được xem là một trong ba tổng thống Hoa Kỳ kiệt xuất dựa trên kết quả của các cuộc thăm dò trong giới học thuật Trong giai đoạn Đại Suy thoái xảy ra trong thập niên 1930, Roosevelt thiết lập chương trình New Deal nhằm cung ứng cứu trợ cho người thất nghiệp, phục hồi kinh tế, và cải cách hệ thống kinh tế. Trong các di sản của ông, đáng kể nhất là hệ thống an sinh xã hội, và công cuộc chỉnh lý thị trường tài chính Wall Street. Cung cách tận dụng sức mạnh tích cực của chính quyền liên bang đã giúp tái tạo hình ảnh năng động cho Đảng Dân chủ. Liên minh New Deal được kiến tạo bởi Roosevelt đã thống trị chính trường Hoa Kỳ mãi cho đến thập niên 1960.
Sau năm 1938, Roosevelt vận động cho lập trường tái vũ trang và lãnh đạo đất nước tách khỏi chủ trương tự cô lập khi thế giới đang tiến gần đến hiểm họa chiến tranh. Ông đã cung cấp những hỗ trợ cần thiết cho Winston Churchill và những nỗ lực của nước Anh trong chiến tranh trước khi cuộc tấn công Trân Châu Cảng lôi kéo nước Mỹ vào cuộc chiến. Trong thời kỳ chiến tranh, Roosevelt đưa ra những quyết định quan trọng ở cấp lãnh đạo chống lại Đức Quốc Xã, và biến Hoa Kỳ thành nhân tố mấu chốt trong công cuộc tiếp liệu và cung ứng tài chính cho phe Đồng minh nhằm đánh bại Đức, Ý và Nhật.
Trong nước, thời gian tại chức của Roosevelt chứng kiến sự phát triển của nền công nghiệp, những thành quả về tuyển dụng nhân lực, phục hồi sự thịnh vượng, thiết lập các loại thuế đánh trên mọi nhóm lợi tức, kiểm soát giá cả và định mức, đưa 120.000 người Nhật vào các trại tái định cư, kiến tạo nhiều cơ hội mới cho người Mỹ gốc Phi và cho phụ nữ. Khi Đồng minh gần kề với chiến thắng, Roosevelt thủ giữ vai trò quan trọng dù bị nhiều phê phán trong nỗ lực định hình thế giới sau chiến tranh, đặc biệt là Hội nghị Yalta và tiến trình thành lập Liên Hiệp Quốc. Chính phủ Roosevelt định nghĩa lại chủ nghĩa cấp tiến cho các thế hệ kế tiếp cũng như tái tổ chức Đảng Dân chủ dựa trên Liên minh New Deal gồm có các nghiệp đoàn, nông gia, các nhóm thiểu số sắc tộc và tôn giáo, giới trí thức,[1] miền Nam, guồng máy chính trị tại các đô thị, người nghèo và công nhân sống bằng trợ cấp. Thiếu thời
Franklin Delano Roosevelt chào đời ngày 30 tháng 1 năm 1882 tại Hyde Park, Hudson Valley, New York. Cha của Franklin, James Roosevelt, Sr., và mẹ, Sara Ann Delano, đều xuất thân từ những gia đình giàu có lâu đời ở New York. Họ nội của Franklin là người gốc Hà Lan trong khi họ ngoại đến từ Pháp. Franklin là người con duy nhất của gia đình.
Họ Roosevelt có nguồn gốc từ tiếng Hà Lan “van Rosevelt”, nghĩa là “cánh đồng hoa hồng”.[2]
Roosevelt lớn lên trong một môi trường sống với nhiều đặc quyền. Bà nội của Franklin, Mary Rebecca Aspinwall, là chị em họ với Elizabeth Kortright Monroe, phu nhân tổng thống thứ năm của Hoa Kỳ, James Monroe. Còn ông ngoại của Franklin, Warren Delano, Jr., là hậu duệ của những nhà lập quốc đến đất Mỹ trên tàu Mayflower, Richard Warren, Isaac Allerton, Degory Priest, và Francis Cooke, từng làm giàu nhờ buôn nha phiến tại Trung Hoa.[3]
Sara là bà mẹ độc đoán, trong khi James là ông bố xa cách (James đã 54 tuổi khi Franklin chào đời). Sara có nhiều ảnh hưởng trên chàng thanh niên Franklin.[4] Các chuyến đi thường xuyên đến Âu châu giúp Franklin thông thạo tiếng Đức và tiếng Pháp. Cậu cũng học cách cưỡi ngựa, bắn súng, chèo thuyền, chơi polo và tennis trên sân cỏ. Roosevelt đến học tại trường nội trú Groton thuộc giáo hội Anh giáo tại tiểu bang Massachusetts. Tại đây, Franklin tiếp nhận ảnh hưởng của hiệu trưởng Endicott Peabody, người đã dạy cho cậu hiểu rằng nghĩa vụ của người tín hữu Cơ Đốc là giúp đỡ người kém may mắn, ông cũng khuyến khích học sinh tham gia tích cực vào các hoạt động cộng đồng. Roosevelt hoàn tất chương trình cử nhân tại Đại học Harvard. Đang lúc ở Harvard, người anh em họ xa của Franklin, Theodore Roosevelt đắc cử tổng thống; chính phong thái lãnh đạo cương quyết của Theodore và nhiệt tâm cải cách đã biến ông thành hình mẫu lý tưởng và nhân vật anh hùng trong mắt Franklin. Năm 1902, Franklin gặp cô cháu gái của Theodore, Anna Eleanor Roosevelt, trong một buổi tiếp tân tại Tòa Bạch Ốc. Franklin và Eleanor là anh em họ thế hệ thứ năm.[5] Cả hai đều là hậu duệ của một người Hà Lan, Claes Martensz. Van Rosenvelt (Roosevelt), đến New Amsterdam (Manhattan) từ Hà Lan từ thập niên 1640. Hai người cháu của Roosevelt, Johannes và Jacobus, là tổ phụ của tộc Oyster và tộc Hyde Park thuộc dòng họ Roosevelt. Eleanor và Theodore là hậu duệ của tộc Johannes trong khi FDR thuộc tộc Jacobus.[5] Franklin và Eleanor kết hôn năm 1905, hai năm sau lần gặp gỡ đầu tiên. Năm 1905, Roosevelt vào trường luật Columbia nhưng không bao giờ tốt nghiệp. Sau khi qua được kỳ thi sát hạch của Luật sư đoàn tiểu bang New York năm 1907, Roosevelt quyết định bỏ học. Năm 1908, Roosevelt đến làm việc cho một tập đoàn nhiều uy tín ở Wall Street – Carter, Ledyard and Milburn – chuyên về luật công ty. Chính trường [sửa] Thượng viện Tiểu bang New York
Năm 1910, Roosevelt tranh cử vào Thượng viện bang New York đại diện cho Dutchess County, một khu vực quanh Hyde Park, từ năm 1884 chưa có ứng viên Dân chủ nào đắc cử ở đây. Tham gia cuộc đua, Roosevelt là hình ảnh gắn kết với sự giàu có, đặc quyền và ảnh hưởng tại Hudson Valley. Chiến thắng vang dội của đảng Dân chủ năm ấy đã đem Roosevelt vào trụ sở viện lập pháp tiểu bang New York tọa lạc ở Albany. Roosevelt mau chóng trở nên chính khách được yêu thích bởi các đảng viên Dân chủ ở New York. Đắc cử nhiệm kỳ thứ hai ngày 5 tháng 11 năm 1912, đến ngày 17 tháng 3 năm 1913 ông từ nhiệm khỏi Thượng viện bang New York.[12][13] Năm 1913, Woodrow Wilson bổ nhiệm Roosevelt vào chức vụ Phụ tá Bộ trưởng Hải quân, phục vụ dưới quyền Bộ trưởng Josephus Daniels. Năm 1914, Roosevelt thất bại trước James W. Gerard trong cuộc bầu cử sơ bộ đảng Dân chủ trong cuộc đua vào Thượng viện Hoa Kỳ. Từ năm 1913 đến 1917, Roosevelt hoạt động nhằm mở rộng qui mô binh chủng Hải quân và thiết lập Lực lượng Trừ bị Hải quân Hoa Kỳ. Wilson gởi lực lượng Hải quân và Thủy quân Lục chiến đến Trung Mỹ và vùng Caribbean. Trong một loạt các bài diễn văn đọc trong chiến dịch tranh cử Phó Tổng thống, Roosevelt tuyên bố, với tư cách Phụ tá Bộ trưởng Hải quân, ông đã thủ giữ một vai trò quan trọng trong nền chính trị Mỹ Latin, ngay cả từng soạn bản hiến pháp mà Hoa Kỳ áp đặt cho Haiti năm 1915.[14]
Tình cảm đặc biệt mà Roosevelt dành cho hải quân kéo dài suốt cuộc đời ông. Tại Bộ Hải quân, ông đã thể hiện tài năng lớn trong kỹ năng quản trị cũng như mau chóng học biết cách đàm phán với giới lãnh đạo Quốc hội và các bộ ngành khác trong chính phủ để vận động thông qua ngân sách. Ông là người nhiệt tình ủng hộ phương sách sử dụng tàu ngầm như là một loại công cụ hữu hiệu nhằm đối phó với hiểm họa bị tấn công bởi tàu ngầm Đức nhắm vào tàu thủy phe Đồng minh: ông đề xuất việc xây dựng hàng rào thủy lôi ở Biển Bắc từ Na Uy đến Tô Cách Lan. Năm 1918, Roosevelt đến thăm hai nước Anh và Pháp để thị sát các căn cứ hải quân của Mỹ tại đây; cũng là lần đầu tiên ông có cơ hội gặp gỡ với Winston Churchill. Khi Đệ Nhất Thế chiến kết thúc tháng 11 năm 1918, Roosevelt được giao nhiệm vụ giải ngũ quân nhân mặc dù ông chống lại kế hoạch giải thể Hải quân. Tháng 6 năm 1920, Roosevelt từ chức Phụ tá Bộ trưởng Hải quân. Tranh cử Phó Tổng thống
Năm 1920, Đại hội Đảng Dân chủ chọn Roosevelt làm ứng cử viên phó tổng thống đứng cùng liên danh với Thống đốc bang Ohio, James M. Cox, với mục tiêu tìm kiếm sự hậu thuẫn trên toàn quốc, nhưng liên danh này thất bại trước Warren Harding của Đảng Cộng Hòa trong kỳ bầu cử tổng thống. Roosevelt rút lui về New York và hành nghề luật, song người ta vẫn mong đợi ông sẽ trở lại chính trường. [sửa] Bệnh Bại liệt
Tháng 8 năm 1921, đang trong kỳ nghỉ ở Đảo Campobello, New Brunswick, Roosevelt bị nhiễm khuẫn, căn bệnh thời đó tin là polio, dẫn đến tình trạng bị bại liệt hoàn toàn từ thắt lưng trở xuống. Trong quãng đời còn lại, ông không bao giờ chấp nhận mình là người bại liệt, ông cố thử nhiều cách chữa trị, kể cả thủy liệu pháp (hydrotherapy). Trong năm 1926, ông mua một khu nghỉ dưỡng ở Warm Springs, Georgia, tại đây ông thành lập một trung tâm thủy liệu pháp cho bệnh nhân polio, trung tâm này vẫn còn hoạt động cho đến ngày nay (Roosevelt Warm Springs Institute for Rehabilitation). Sau khi trở thành Tổng thống Hoa Kỳ, Roosevelt giúp thành lập Tổ chức Quốc gia cho Trẻ em Bại liệt (National Foundation for Infantile Paralysis), ngày nay được biết dưới tên March of Dimes, do đó hình ảnh ông được ghi nhớ trên đồng dime.
Thời ấy, cuộc sống riêng tư của các nhân vật của công chúng không bị soi mói cặn kẽ như ngày nay nên ông có thể thuyết phục nhiều người nghĩ rằng sức khỏe của ông đã khá hơn nhiều, cũng như tin rằng ông có thể gánh vác trọng trách quốc gia lần nữa. Khớp hông và chân bằng những thanh sắt, Roosevelt cần cù tập bước đi trong khoảng cách ngắn bằng cách lắc lư thân trên với sự trợ giúp của một cây gậy chống. Trong chỗ riêng tư ông sử dụng một chiếc xe lăn, nhưng không bao giờ để công chúng thấy hình ảnh ông ngồi trên xe lăn. Roosevelt thường xuất hiện trước công chúng trong tư thế đứng thẳng người với một phụ tá hoặc một trong các con trai của ông đứng kế bên.
Năm 2003, một cuộc nghiên cứu chuyên ngành cho thấy bệnh bại liệt của Roosevelt có phần chắc chắn là hội chứng Guillain-Barré, chứ không phải là poliomyelitis.[15] Thống đốc Tiểu bang New York, 1928-1932
Trong năm 1928, Roosevelt tin rằng ông đã phục hồi đủ để có thể trở lại chính trường. Ông vẫn duy trì các mối quan hệ với Đảng Dân chủ và trở nên đồng minh của Alfred E. Smith, thống đốc đương nhiệm và là ứng viên tổng thống của đảng Dân chủ trong kỳ bầu cử năm 1928. Thống đốc Roosevelt và Al Smith tại Albany, New York, năm 1930
Để dành được sự đề cử của đảng Dân chủ, Roosevelt miễn cưỡng giải hòa với phe Tammany Hall. Roosevelt đắc cử thống đốc bang New York với số phiếu sít sao, nhậm chức năm 1929 trong hình ảnh một đảng viên Dân chủ có lập trường cải cách. Ở cương vị thống đốc, Roosevelt tiến hành các chương trình xã hội mới, khởi sự qui tụ một nhóm cố vấn với những tên tuổi như Frances Perkins và Harry Hopkins, những người này đã giúp đem ông vào Tòa Bạch Ốc bốn năm sau đó.
Khuyết điểm lớn nhất trong nhiệm kỳ thống đốc của Roosevelt là tình trạng tham nhũng ở Thành phố New York, gây ra do phe Tammany Hall. Dù công khai chống đối Tammany, Roosevelt cần đến thiện chí của nhóm này để có thể tái đắc cử năm 1930. Khi cuộc bầu cử năm 1930 đến gần, Roosevelt cho điều tra nạn mua quan bán chức. Năm 1930, Roosevelt đắc cử nhiệm kỳ thứ hai với khoảng cách hơn 700.000 phiếu,[16] đánh bại Charles H. Tuttle thuộc Đảng Cộng hòa.
Từ năm 1915, Roosevelt là người mạnh mẽ ủng hộ Phong trào Hướng đạo. Năm 1924, ông là chủ tịch Tổ chức Hướng đạo Thành phố New York giúp phát triển Trại Hướng đạo Ten Mile River (1924-1928) phục vụ phong trào Hướng đạo tại thành phố này.[17] Năm 1930, Hướng đạo Mỹ (BSA) vinh danh Thống đốc Roosevelt với phần thưởng cao quý nhất Silver Buffalo Award. Năm 1937, khi đang là Tổng thống Hoa Kỳ, Roosevelt nhận vị trí chủ tịch danh dự cho Hướng đạo Mỹ.[18] Bầu cử Tổng thống năm 1932
Nhờ hậu thuẫn của tiểu bang đông dân nhất mà Roosevelt trở nên ứng viên sáng giá tranh sự đề cử của Đảng Dân chủ. Song cuộc đua trở nên quyết liệt hơn khi có những dấu hiệu cho thấy tổng thống đương nhiệm, Herbert Hoover, sẽ thất bại trong kỳ bầu cử năm 1932. Al Smith nhận được sự hậu thuẫn từ những đại gia trong thành phố, nhưng những người này lại không có nhiều ảnh hưởng trong đảng bộ New York như Roosevelt. Roosevelt xây dựng một liên minh toàn quốc với những tên tuổi như trùm báo chí William Randolph Hearst, lãnh tụ cộng đồng Ái Nhĩ Lan Joseph P. Kennedy, và nhà lãnh đạo bang California William G. McAdoo. Khi John Nance Garner từ Texas quay sang ủng hộ FDR, ông giành được sự đề cử của đảng.
Chiến dịch tranh cử diễn ra dưới bóng đen của cuộc Đại Suy thoái. Roosevelt và đảng Dân chủ vận động đạo quân dân nghèo, các tổ chức nghiệp đoàn, những nhóm sắc tộc thiểu số, cư dân đô thị và dân da trắng miền Nam để hình thành Liên minh New Deal. Suốt trong chiến dịch, Roosevelt thường phát biểu:
Các công dân trên khắp đất nước, là những người bị các nhà hoạch định chính sách trong chính phủ bỏ quên, đang hướng về chúng ta, chờ đợi được dẫn dắt đến các cơ hội bình đẳng hơn, hầu cho họ có thể được chia phần trong tiến trình phân phối tài sản quốc gia… Tôi cam kết một quyết sách mới (new deal) cho người dân Mỹ. Đây không chỉ đơn thuần là một cuộc vận động chính trị, nhưng là lời hiệu triệu cho một cuộc đấu tranh.[19]
Câu nói nổi tiếng, “Tôi cam kết một quyết sách mới (new deal) cho người dân Mỹ” trở thành câu khẩu hiệu không chỉ cho cuộc vận động tranh cử của Roosevelt, mà còn cho các chương trình lập pháp và liên minh chính trị mới sau khi ông trở thành tổng thống.[20] Roosevelt chiếm được 57% số phiếu bầu và giành thắng lợi trên toàn quốc ngoại trừ sáu tiểu bang. Các sử gia và các nhà chính trị học tin rằng cuộc bầu cử này đã kiến tạo một liên minh đa số mới trong vòng Đảng Dân chủ, thay đổi chính trường Hoa Kỳ, và là khởi nguồn của hiện tượng mà họ gọi là “Hệ thống Chính đảng New Deal”, hoặc “Hệ thống Đảng thứ năm”.[21]
Kinh tế tiếp tục suy thoái nhanh cho đến khi hệ thống ngân hàng sụp đổ hoàn toàn vào thời điểm chấm dứt nhiệm kỳ của Hoover.
Tháng 1 năm 1933, Roosevelt thoát chết trong một vụ mưu sát khi một tay súng, Giuseppe Zangara, nhắm bắn năm phát vào Roosevelt, không giết được ông nhưng cướp mạng sống của Thị trưởng Chicago, Anton Cermark, lúc ấy đang ngồi kế bên.[22] Bầu cử Tổng thống năm 1932
Nhờ hậu thuẫn của tiểu bang đông dân nhất mà Roosevelt trở nên ứng viên sáng giá tranh sự đề cử của Đảng Dân chủ. Song cuộc đua trở nên quyết liệt hơn khi có những dấu hiệu cho thấy tổng thống đương nhiệm, Herbert Hoover, sẽ thất bại trong kỳ bầu cử năm 1932. Al Smith nhận được sự hậu thuẫn từ những đại gia trong thành phố, nhưng những người này lại không có nhiều ảnh hưởng trong đảng bộ New York như Roosevelt. Roosevelt xây dựng một liên minh toàn quốc với những tên tuổi như trùm báo chí William Randolph Hearst, lãnh tụ cộng đồng Ái Nhĩ Lan Joseph P. Kennedy, và nhà lãnh đạo bang California William G. McAdoo. Khi John Nance Garner từ Texas quay sang ủng hộ FDR, ông giành được sự đề cử của đảng.
Chiến dịch tranh cử diễn ra dưới bóng đen của cuộc Đại Suy thoái. Roosevelt và đảng Dân chủ vận động đạo quân dân nghèo, các tổ chức nghiệp đoàn, những nhóm sắc tộc thiểu số, cư dân đô thị và dân da trắng miền Nam để hình thành Liên minh New Deal. Suốt trong chiến dịch, Roosevelt thường phát biểu:
Các công dân trên khắp đất nước, là những người bị các nhà hoạch định chính sách trong chính phủ bỏ quên, đang hướng về chúng ta, chờ đợi được dẫn dắt đến các cơ hội bình đẳng hơn, hầu cho họ có thể được chia phần trong tiến trình phân phối tài sản quốc gia… Tôi cam kết một quyết sách mới (new deal) cho người dân Mỹ. Đây không chỉ đơn thuần là một cuộc vận động chính trị, nhưng là lời hiệu triệu cho một cuộc đấu tranh.[19]
Câu nói nổi tiếng, “Tôi cam kết một quyết sách mới (new deal) cho người dân Mỹ” trở thành câu khẩu hiệu không chỉ cho cuộc vận động tranh cử của Roosevelt, mà còn cho các chương trình lập pháp và liên minh chính trị mới sau khi ông trở thành tổng thống.[20] Roosevelt chiếm được 57% số phiếu bầu và giành thắng lợi trên toàn quốc ngoại trừ sáu tiểu bang. Các sử gia và các nhà chính trị học tin rằng cuộc bầu cử này đã kiến tạo một liên minh đa số mới trong vòng Đảng Dân chủ, thay đổi chính trường Hoa Kỳ, và là khởi nguồn của hiện tượng mà họ gọi là “Hệ thống Chính đảng New Deal”, hoặc “Hệ thống Đảng thứ năm”.[21]
Kinh tế tiếp tục suy thoái nhanh cho đến khi hệ thống ngân hàng sụp đổ hoàn toàn vào thời điểm chấm dứt nhiệm kỳ của Hoover.
Tháng 1 năm 1933, Roosevelt thoát chết trong một vụ mưu sát khi một tay súng, Giuseppe Zangara, nhắm bắn năm phát vào Roosevelt, không giết được ông nhưng cướp mạng sống của Thị trưởng Chicago, Anton Cermark, lúc ấy đang ngồi kế bên.[22] [sửa] Nhiệm kỳ thứ nhất, 1933-1937
Khi Roosevelt tuyên thệ nhậm chức vào tháng 3 năm 1933, nước Mỹ đang ở thời điểm tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng lớn nhất trong lịch sử. Một phần tư lực lượng lao động mất việc làm. Nông dân đang khốn đốn vì nông phẩm hạ giá 60%. Sản xuất công nghiệp chỉ còn hơn một nửa so với cùng kỳ năm 1929. Ở một quốc gia mà các loại dịch vụ xã hội không hề tồn tại bên ngoài các đô thị, lại có đến hai triệu người vô gia cư. Chiều ngày 4 tháng 3, tất cả ngân hàng trên 32 trong số 48 tiểu bang, cũng như Đặc khu Columbia, đều đóng cửa.[23] Ngày 5 tháng 3, Ngân hàng Dự trữ Liên bang tại New York không thể mở cửa, do khách hàng hốt hoảng rút một khối lượng lớn tiền mặt trong những ngày trước đó.[24]
Khởi đầu bài diễn văn nhậm chức, Roosevelt qui trách nhiệm cho giới doanh nhân, lòng hám lợi và nền tảng vị kỷ của chủ nghĩa tư bản:
Đó chính là vì sự ngoan cố và bất tài của những kẻ nắm giữ trọng trách trong lĩnh vực thương mại và tài chính, dù nay họ đã thừa nhận sai lầm và đã ra đi. Cung cách làm ăn vô lương tâm của những kẻ đổi bạc[25] đang bị cáo buộc trước tòa án công luận, bị phỉ nhổ bởi những con người của lương tri và trí tuệ. Những kẻ đổi bạc này đã cố gắng sửa đổi, nhưng những nỗ lực của họ được thực thi bằng những phương cách đã lỗi thời. Vì không thể chối cãi trước những thất bại cay đắng, họ đưa ra những giải pháp chỉ để làm cho tình hình tồi tệ hơn. Khi bị tước bỏ khỏi miếng mồi danh lợi, vì chúng mà họ đã lôi kéo dân tộc này đi theo sự dẫn dắt sai lạc của họ, họ tìm cách che đậy sự thật để hô hào và cố chắp vá một niềm tin đã đổ vỡ. Trong đầu họ chẳng có gì khác hơn là những lề thói của một thế hệ chỉ biết mưu cầu tư lợi cho bản thân. Họ không hề có tầm nhìn, mà khi lãnh đạo không có tầm nhìn thì đất nước suy vi. Những kẻ đổi bạc đã rời bỏ chỗ ngồi cao trọng trong ngôi đền văn minh của dân tộc chúng ta. Bây giờ chúng ta có thể cùng nhau đem đền thờ thiêng liêng này trở về với chân lý bất di bất dịch của dân tộc. Biện pháp thích đáng cho chúng ta là cùng nhau thực thi các giá trị cao đẹp của tính công bằng xã hội thay vì mù quáng chạy theo đồng tiền.[26]
Tổng thống Roosevelt và phu nhân trong ngày lễ nhậm chức năm 1933
Các sử gia miêu tả chương trình của Roosevelt là “cứu tế, phục hồi và cải tổ” (relief, recovery and reform). Sự cứu trợ là hết sức cần thiết cho hàng triệu người thất nghiệp. Phục hồi nghĩa là đem nền kinh tế trở về tình trạng bình thường. Cải tổ là kế hoạch dài hạn nhằm chỉnh sửa những điều bất cập, nhất là trong hệ thống tài chính và ngân hàng. Một loạt các buổi nói chuyện trên sóng phát thanh, được biết đến với tên “Chuyện trò bên Lò sưởi”, được tổng thống sử dụng rất hiệu quả nhằm trình bày những đề án của ông với người dân Mỹ.[27] [sửa] New Deal lần thứ nhất, 1933-1934
“Một trăm ngày đầu tiên” của Roosevelt tập trung vào phần đầu của chiến lược: cứu trợ khẩn cấp. Từ ngày 9 tháng 3 đến 16 tháng 6 năm 1933, ông đệ trình Quốc hội con số kỷ lục các dự luật, và tất cả đều được thông qua. Tổng thống phải dựa vào những thượng nghị sĩ như George Norris, Robert F. Wagner và Hugo Black cũng như nhóm cố vấn chuyên môn được tuyển chọn từ giới trí thức khoa bảng để thiết kế các chương trình hành động. Giống Hoover, Roosevelt xem cuộc Đại Suy thoái một phần là do khủng hoảng niềm tin, người dân cảm thấy e ngại khi quyết định chi tiêu hoặc đầu tư. Vì vậy ông bắt tay thực hiện công cuộc phục hồi niềm tin bằng một chuỗi các động thái ngoạn mục.
Lạc quan và kiến tạo niềm tin là tính cách tự nhiên của FDR. Đức tính này tạo ra những tác động mạnh và làm phục hồi niềm tin trên cả nước. Lễ nhậm chức của Roosevelt vào ngày 4 tháng 3 năm 1933 diễn ra khi nước Mỹ đang trong tình trạng hốt hoảng vì sự sụp đổ của hệ thống ngân hàng. Tình huống này được dùng làm nền cho câu nói nổi tiếng của ông: “Điều duy nhất mà chúng ta nên sợ hãi là nỗi sợ của chính mình”.[28] Hôm sau, tổng thống công bố kế hoạch cho phép các ngân hàng hoạt động trở lại. Đến cuối tháng, tình trạng được cải thiện, và đây là bước đầu tiên trong kế hoạch giúp phục hồi đất nước. Bà mẹ di cư của Dorothea Lange miêu tả số phận hẩm hiu của những lao công thu hoạch đậu trong thời kỳ suy thoái, tâm điểm là Florence Owens Thompson, 32 tuổi, có bảy con, tháng 3 năm 1936
Kế hoạch cứu trợ của Roosevelt gồm có việc tiếp tục chương trình cứu trợ của Hoover nhưng mang một tên mới, Cơ quan Cứu trợ Khẩn cấp Liên bang. Đơn vị nổi tiếng nhất trong các cơ quan thuộc kế hoạch New Deal, cũng là điều tâm đắc của Roosevelt, là Đoàn Bảo trì Dân sự (Civilian Conservation Corps – CCC), tuyển dụng 250.000 thanh niên thất nghiệp để làm việc cho các đề án địa phương tại vùng nông thôn. Quốc hội cũng dành cho Ủy ban Thương mại Liên bang quyền lập quy rộng rãi và cung cấp những hỗ trợ ưu đãi cho hàng triệu nông gia và chủ sở hữu nhà đang thế chấp tài sản. Roosevelt cho mở rộng Tập đoàn Tài chính Tái thiết do Hoover thành lập để biến nó thành nguồn cung cấp vốn chính cho ngành hỏa xa và công nghiệp. Roosevelt xem việc cứu trợ nông nghiệp là ưu tiên cao, ông cho thiết lập Cơ quan Điều chỉnh Nông nghiệp với nhiệm vụ nâng cao giá nông sản bằng cách trả tiền cho nông gia ngưng canh tác và cắt giảm số thú nuôi.
Cải cách nền kinh tế là mục tiêu của Đạo luật Công nghiệp Quốc gia (National Industrial Recovery Act – NIRA) năm 1933 nhằm chấm dứt tình trạng cạnh tranh khốc liệt bằng cách buộc các ngành công nghiệp phải tuân thủ bộ qui tắc ấn định cơ chế vận hành cho mọi công ty trong ngành như giá sàn, thỏa hiệp tránh cạnh tranh và định mức sản xuất. Ngày 27 tháng 5 năm 1935, một phán quyết với sự đồng thuận của Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ tuyên bố NIRA là vi hiến. Phản ứng chống lại phán quyết này, Roosevelt nói, “Mục tiêu và nguyên lý căn bản của NIRA là đúng đắn. Hủy bỏ đạo luật là điều không thể tưởng tượng được. Nó có nghĩa là quay trở lại tình trạng hỗn loạn trong công nghiệp và lao động.”[29] Năm 1933, những quy định mới về ngân hàng được thông qua.
“Đây là lúc phải nói lên sự thật, toàn bộ sự thật, cách dạn dĩ và trung thực… Quốc gia vĩ đại này sẽ có thể chịu đựng [những khó khăn] như nó đã từng chịu đựng, nhưng rồi nó sẽ phục sinh và trở nên cường thịnh. Do đó, trước tiên chúng ta cần khẳng quyết rằng điều duy nhất chúng ta phải sợ là nỗi sợ hãi của chính mình.” Franklin D. Roosevelt, Diễn văn Nhậm chức lần thứ nhất – 4 tháng 3 năm 1933
Chính sách phục hồi được theo đuổi bằng cách “mồi tiền” (bằng ngân sách liên bang). NIRA chi tiêu 3,3 tỷ USD cho Cơ quan Công chánh nhằm kích thích nền kinh tế. Roosevelt cộng tác với Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa George Norris để thành lập doanh nghiệp quốc doanh lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ, Tennessee Valley Authority (TVA), quản lý các đề án xây dựng đập nước, nhà máy điện, kiểm soát lũ, hiện đại hóa nông nghiệp và gia cư ở Thung lũng Tennessee nghèo khó.
Roosevelt cố gắng thực thi những điều ông đã hứa lúc tranh cử bằng cách cắt giảm ngân sách liên bang, trong đó có 40% quỹ trợ cấp cựu chiến binh và toàn bộ chi tiêu quân sự. Ông cắt khỏi danh sách trợ cấp 500.000 cựu chiến binh và quả phụ cũng như cắt giảm các khoản trợ cấp khác dành cho những người còn lại. Ông thành công trong nỗ lực cắt giảm nguồn thu của chính phủ và ngân sách dành cho lục quân và hải quân. [sửa] New Deal lần thứ hai, 1935 – 1936
Kỳ bầu cử Quốc hội năm 1934 mang đến cho Roosevelt thế đa số mạnh tại cả hai viện, giúp hình thành một cao trào mới cho New Deal trong qui trình lập pháp, trong đó có Works Progress Administration (WPA) thiết lập một cơ quan cứu trợ cấp quốc gia đã tuyển dụng lao động chính của hai triệu gia đình. Tuy nhiên, ngay tại cao điểm tuyển dụng nhân lực của WPA trong năm 1938, chỉ số thất nghiệp vẫn ở mức 12,5%.[30] Đạo luật An sinh Xã hội thiết lập hệ thống an sinh xã hội và hứa hẹn an sinh kinh tế cho người già, người nghèo và người bệnh. Thượng nghị sĩ Robert Wagner soạn thảo Đạo luật Wagner, tên chính thức là Đạo luật Quan hệ Lao động Quốc gia, dành cho công nhân quyền tổ chức nghiệp đoàn, tham gia các cuộc thương thảo với các tổ chức nghiệp đoàn và quyền tham gia đình công.
Trong khi New Deal lần thứ nhất giành được sự ủng hộ rộng rãi từ mọi thành phần thì New Deal lần thứ hai là một thách thức đối với cộng đồng doanh nghiệp. Các thành viên bảo thủ của đảng Dân chủ đánh trả bằng cách thành lập Liên minh Tự do Mỹ (American Liberty League), nhưng tổ chức này không tìm được sự hậu thuẫn trong quần chúng. Ngược lại, các nghiệp đoàn, được kích hoạt bởi Đạo luật Wagner, thu hút hàng triệu thành viên mới để trở nên lực lượng hậu thuẫn nòng cốt cho Roosevelt và giúp ông tái đắc cử trong ba kỳ bầu cử năm 1936, 1940 và 1944.[31] [sửa] Môi trường Kinh tế GDP của Hoa Kỳ tháng 1 năm 1929 đến tháng 1 năm 1941
Chi tiêu của chính phủ gia tăng từ mức 8% tổng sản phẩm quốc gia (GNP) năm 1932 dưới thời Tổng thống Hoover lên đến 10,2% GNP năm 1936. Vì cớ suy thoái kinh tế, nợ quốc gia tăng gấp hai từ 16% GNP dưới thời Hoover lên đến 33,6 % GNP năm 1932. Trong khi Roosevelt cố cân bằng ngân sách “thường kỳ”, ngân sách khẩn cấp được cung cấp từ những khoản vay mượn, lên đến 40,9% GNP năm 1936, và tiếp tục giữ ở mức ấy cho đến khi bùng nổ Đệ Nhị Thế chiến để gia tăng hơn nữa.
GNP năm 1936 cao hơn năm 1932 là 34%, và năm 1940 cao hơn 58%. Tăng trưởng kinh tế từ năm 1932 đến 1940 (8 năm thời bình) là 58%, từ năm 1940 đến 1945 (5 năm thời chiến) tăng 56%. Dù vậy, sự phục hồi kinh tế không giải quyết toàn bộ nạn thất nghiệp chính phủ Roosevelt đã thừa hưởng. Vào thời điểm Roosevelt nhậm chức, tỷ lệ thất nghiệp là 25%, đến hết nhiệm kỳ thứ nhất năm 1937 còn 9,1% và duy trì ở mức cao cho đến khi bùng nổ chiến tranh thì biến mất. [sửa] Đối ngoại, 1937 – 1941 Roosevelt và Winston Churchill năm 1941.
Sự kiện Adolf Hitler lên nắm quyền tại Đức dấy lên nỗi e sợ bùng nổ chiến tranh thế giới. Năm 1935, thời điểm Ý xâm lăng Ethiopia, Quốc hội Hoa Kỳ thông qua Đạo luật Trung lập, ra lệnh cấm vận chuyển vũ khí từ Mỹ đến các nước tham chiến. Roosevelt chống đối đạo luật dựa trên lập luận rằng đạo luật đang trừng phạt nạn nhân của sự xâm lược, trong trường hợp này là Ethiopia, đạo luật cũng hạn chế quyền hạn tổng thống trong nỗ lực trợ giúp các quốc gia thân thiện, song sự ủng hộ của công chúng dành cho đạo luật quá lớn nên Roosevelt bị buộc phải ký ban hành. Khi bùng nổ chiến tranh Hoa-Nhật năm 1937, công luận ủng hộ Trung Hoa, do đó Roosevelt được rộng tay giúp đỡ nước này.[32]
Tháng 10 năm 1937, Roosevelt đọc diễn văn công kích các quốc gia xâm lược. Ông cho rằng cần phải xem những nước hiếu chiến là hiểm họa của nền an ninh chung và phải bị cô lập.[33] Đồng thời, ông bí mật xúc tiến kế hoạch chế tạo tiềm thủy đỉnh tầm xa để có thể phục vụ mục tiêu phong tỏa Nhật Bản. Khi Đệ Nhị Thế chiến bùng nổ năm 1939, Roosevelt bác bỏ chủ nghĩa trung lập và tìm cách hỗ trợ quân sự cho Anh và Pháp. Ông thường xuyên bí mật liên hệ với Winston Churchill để bàn bạc phương cách hậu thuẫn Anh Quốc.
Roosevelt đặt lòng tin vào Harry Hopkins, cố vấn trưởng của ông trong thời kỳ chiến tranh. Hai người tìm ra những phương sách mới để trợ giúp nước Anh, quốc gia này bị cạn kiệt tài chính vào cuối năm 1940. Tháng 3 năm 1941, Quốc hội thông qua Đạo luật Lense-Lease cho phép Hoa Kỳ “cho mượn” một khối lượng lớn thiết bị quân sự như một cách trả tiền “thuê” các căn cứ hải quân Anh ở Tây Bán Cầu. Hoàn toàn trái với những khoản vay nợ thời Thế chiến thứ nhất, không có sự hoàn trả nào. Suốt cuộc đời mình, Roosevelt luôn ủng hộ chủ trương tự do thương mại và luôn chống đối chủ nghĩa đế quốc, do đó ông xem việc chấm dứt chủ nghĩa thực dân của các nước Âu châu là một trong những mục tiêu của ông. Roosevelt tạo lập được một mối quan hệ thân tình với Churchill, người trở nên Thủ tướng Anh trong tháng 5 năm 1940. Roosevelt ký bản tuyên chiến với Nhật Bản, tháng 12 năm 1941
Tháng 5 năm 1940, các cuộc tấn công chớp nhoáng vào Đan Mạch, Na Uy, Hà Lan, Bỉ, Luxembourg, và Pháp đã giúp Đức kiểm soát các quốc gia này. Roosevelt, quyết tâm bảo vệ nước Anh, lợi dụng chiều hướng thuận lợi của công luận để kiến tạo sự đồng thuận về lập trường gia tăng chi tiêu quân sự. Thế nhưng, người Mỹ lại không thể đồng ý với nhau về việc có nên chấp nhận rủi ro để giúp Anh Quốc hay không. FDR bổ nhiệm hai thành viên đảng Cộng hòa, Henry L. Stimson vào chức vụ Bộ trưởng Chiến tranh và Frank Knox Bộ trưởng Hải quân. Sự kiện Paris thất thủ tác động mạnh đến dư luận Mỹ khiến lập trường tự cô lập mất ảnh hưởng. Cả hai chính đảng quyết định ủng hộ kế hoạch của tổng thống nhằm mau chóng xây dựng quân lực Mỹ.
Roosevelt sử dụng sức thu hút cá nhân để tìm kiếm sự ủng hộ cho chủ trương can thiệp.[34] Tháng 8, Roosevelt công khai chống đối đạo luật trung lập bằng cách vận động thông qua Thỏa ước Destroyers for Bases, cho phép Mỹ trao cho Anh Quốc 50 khu trục hạm để đổi lấy quyền sử dụng các căn cứ quân sự của Anh ở quần đảo Caribbean. Đây là tiền thân của thỏa ước Lend-Lease tháng 3 năm 1941 bắt đầu kế hoạch viện trợ kinh tế quân sự khổng lồ cho Anh Quốc, Trung Hoa và Liên Xô. [sửa] Nhiệm kỳ thứ ba, 1941 – 1945 Tưởng Giới Thạch, Roosevelt, và Winston Churchill tại Hội nghị Cairo năm 1943
Kể từ năm 1796 khi George Washington từ chối ra tranh cử nhiệm kỳ thứ ba, hiện hữu một qui luật bất thành văn tổng thống chỉ nên tại chức trong hai nhiệm kỳ. Tuy nhiên, Roosevelt, sau khi ngăn chặn được tham vọng của hai thành viên nội các, Jim Farley và Cordell Hull, đã quyết định tranh cử nhiệm kỳ thứ ba. Trong chiến dịch tranh cử đối đầu với ứng cử viên đảng Cộng hòa, Wendell Willkie, Roosevelt nhấn mạnh vào kinh nghiệm lãnh đạo quốc gia và mục tiêu của ông là làm mọi cách có thể để giữ nước Mỹ khỏi lâm chiến. Trong kỳ bầu cử năm 1940, Roosevelt thắng tại 38 trong số 48 tiểu bang và giành được 55% số phiếu phổ thông.
Nhiệm kỳ thứ ba của Roosevelt bị phủ bóng bởi Thế chiến thứ hai đang diễn ra ở Âu châu và Thái Bình Dương. Năm 1940, bởi sự ủng hộ của lưỡng đảng, Lục quân và Hải quân Hoa Kỳ được mở rộng và tái vũ trang để trở nên “Thành trì của Dân chủ” nhằm hỗ trợ Anh, Pháp, Trung Hoa và Liên Xô (từ sau tháng 6 năm 1941). Khi Roosevelt chấp nhận lập trường cứng rắn chống Khối Trục, những người chủ trương cô lập chỉ trích tổng thống là kẻ hiếu chiến vô trách nhiệm. Không nao núng vì những lời chỉ trích và tự tin về sự khôn ngoan của mình trong những sáng kiến ngoại giao, FDR tiếp tục chính sách song hành vừa chuẩn bị cho chiến tranh vừa viện trợ cho phe Đồng Minh. Ngày 29 tháng 12 năm 1940, trong lần trò chuyện bên lò sưởi về Thành trì của Dân chủ (Arsenal of Democracy) Roosevelt trình bày trực tiếp với người dân Mỹ về chính sách này, một tuần sau ông đọc bài diễn văn nổi tiếng Bốn Quyền Tự do vào tháng 1 năm 1941, lập nền cho quyền của nước Mỹ bảo vệ các quyền căn bản trên khắp thế giới.
Kế hoạch xây dựng quân lực gây nên sự phồn thịnh trên cả nước. Năm 1941, con số người thất nghiệp ở dưới mức 1 triệu trong khi tình trạng thiếu hụt nhân công tại các trung tâm chế tạo lại gia tăng, thúc đẩy cuộc Di cư Vĩ đại của nông dân và công nhân đến từ thôn quê và các thị trấn, cũng như lao động người Mỹ gốc Phi đến từ các tiểu bang miền Nam
Tháng 6 năm 1941 khi Đức xâm lăng Liên Xô, Roosevelt mở rộng thỏa ước Lend-Lease cho Liên Xô. Trong năm 1941, Roosevelt cho phép Hải quân Hoa Kỳ hộ tống các đoàn tàu phe Đồng Minh về phía đông xa đến nước Anh, được phép khai hỏa vào tàu chiến và tiềm thủy đỉnh của Đức nếu chúng tấn công tàu Đồng minh đang ở trong khu vực hải quân Mỹ. Tháng 7 năm 1941, Roosevelt chỉ thị bộ trưởng chiến tranh Henry Stimson lập kế hoạch cho Mỹ tham chiến. [sửa] Trân Châu Cảng
Roosevelt cố giữ Nhật Bản đứng bên ngoài cuộc chiến. Sau khi Nhật chiếm đóng bắc Đông Dương vào cuối năm 1940, ông gia tăng viện trợ cho Trung Hoa. Tháng 7 năm 1941, sau khi Nhật kiểm soát phần còn lại của Đông Dương, ông cắt đứt nguồn dầu mỏ khiến Nhật mất hơn 95% nguồn cung cấp dầu. Roosevelt tiếp tục đàm phán với Nhật với hi vọng có thể ngăn ngừa chiến tranh.
Ngày 7 tháng 12 năm 1941, Nhật bất ngờ tấn công Trân Châu Cảng, hủy diệt hoặc tàn phá phần lớn hạm đội Hoa Kỳ trú đóng trong cảng, giết chết hơn 2.400 binh sĩ và nhân viên dân sự Mỹ. Tận dụng lợi thế sau khi hủy diệt phần lớn Hạm đội Thái Bình Dương, Nhật tiến chiếm Philippines và các thuộc địa của Anh và Hà lan ở Đông Nam Á, chiếm Singapore vào tháng 1 năm 1942, và băng qua lãnh thổ Miến Điện đến biên giới Ấn Độ vào tháng 5, cắt đứt đường tiếp liệu nội địa đến Trung Hoa. Chỉ qua một đêm, tinh thần chống chiến tranh bùng nổ trên khắp nước Mỹ và khiến người dân đoàn kết đứng đằng sau Roosevelt.
Mặc dù làn sóng phẫn nộ trào dâng khắp nơi sau khi nước Mỹ tỉnh giấc bởi biến cố Trân Châu Cảng, Roosevelt vẫn duy trì quan điểm xem mục tiêu đánh bại Đức Quốc Xã là ưu tiên một. Ngày 11 tháng 12 năm 1941, Đức và Ý tuyên chiến với Hoa Kỳ.[35] Cuối tháng 12, Roosevelt hội kiến với Churchill và phác thảo kế hoạch thành lập một liên minh rộng rãi bao gồm Hoa Kỳ, Anh, Trung Hoa và Liên Xô nhắm vào mục tiêu kiềm chế đà tiến quân của Đức trong lãnh thổ Liên Xô và Bắc Phi; đổ bộ vào Tây Âu với mục đích chia cắt quân Đức ra hai mặt trận; giải phóng Trung Hoa và đánh bại quân Nhật. [sửa] Chiến lược Ba “đại gia” tại Yalta, tháng 1 năm 1945: Churchill, Roosevelt và Stalin
Ba “đại gia” (Roosevelt, Churchill và Joseph Stalin) cùng Tưởng Giới Thạch và Charles de Gaulle lãnh đạo khối Đồng minh với quân đội Anh, Mỹ và Pháp tập trung ở phía Tây, quân đội Nga chiến đấu tại mặt trận phía Đông, và lực lượng Trung Hoa, Anh và Mỹ tham chiến tại Thái Bình Dương. Sau một chuỗi những hội nghị cao cấp cùng những lần tiếp xúc qua kênh ngoại giao và quân đội, chiến lược của phe Đồng Minh được hình thành. Roosevelt bảo đảm rằng Hoa Kỳ vẫn là “Thành lũy của Dân chủ” bằng cách cho vận chuyển 50 tỉ USD hàng tiếp liệu trong chương trình Lend-Lease đến Anh, Liên Xô và các nước đồng minh khác.
Ngũ Giác Đài (Bộ Quốc Phòng Mĩ) theo đuổi quan điểm cho rằng phương thức nhanh nhất để đánh bại quân Đức là mở mặt trận phía Tây trong lãnh thổ Pháp bằng cách băng qua eo biển Manche. Churchill, quan ngại về những tổn thất có thể xảy ra, ủng hộ phương thức xuất quân từ Địa Trung Hải để tiến lên phía Bắc, nhưng Roosevelt bác bỏ kế hoạch này. Stalin thúc giục mở mặt trận phía Tây càng sớm càng tốt vì lúc ấy phần lớn mặt trận trên bộ trong giai đoạn 1942-1944 đang diễn ra trong lãnh thổ Liên Xô.
Tháng 11 năm 1942, quân Đồng Minh chiếm Maroc và Algérie (Chiến dịch Torch), tháng 7 năm 1943 chiếm Sicily (Chiến dịch Husky), và Ý (Chiến dịch Avalanche) vào tháng 11 năm 1943. Trong năm 1944, Đồng minh gia tăng các đợt oanh tạc chiến lược tàn phá những thành phố lớn ở Đức và cắt đứt các nguồn tiếp liệu. Roosevelt chọn Dwight D. Eisenhower, không phải George Marshall, lãnh đạo cuộc đổ bộ qua eo biển Manche, Chiến dịch Overlord, bắt đầu từ Ngày D, tức 6 tháng 6 năm 1944. Sau những trận đánh khốc liệt, quân Đồng minh bị chặn đứng tại biên giới Đức trong tháng 12 năm 1944; đến thời điểm Roosevelt từ trần, quân Đồng minh đang đến gần Berlin.
Trong khi đó, tại Thái Bình Dương, quân Nhật mở rộng tầm kiểm soát đến đỉnh điểm vào tháng 6 năm 1942, lúc ấy Hải quân Mỹ mới có được chiến thắng quyết định tại trận đánh Midway. Qua những trận đánh khốc liệt, quân Mỹ và Úc chậm chạp tiến chiếm các hòn đảo trong Thái Bình Dương nhằm thiết lập các căn cứ quân sự, từ đó máy bay chiến lược có thể đánh bom quân Nhật để cuối cùng tiến chiếm nước Nhật. Mặc dù vẫn tiếp tục xem Đức là mối quan tâm hàng đầu, Roosevelt buộc phải nhượng bộ phần nào do những yêu cầu quyết liệt từ Quốc hội và công luận đòi phải tập trung nhiều nỗ lực hơn cho cuộc chiến chống Nhật. [sửa] Hậu chiến
Đến cuối năm 1943, khi tình hình ngày càng rõ ràng là Đức Quốc Xã sẽ thất trận, những quyết định chính trị ở cấp cao về cuộc chiến và tương lai châu Âu sau chiến tranh ngày càng trở nên quan trọng. Tháng 11 năm 1943, Roosevelt có cuộc hội kiến với Churchill và Tưởng Giới Thạch tại Hội nghị Cairo, rồi đến Tehran để gặp Churchill và Stalin. Tại Hội nghị Tehran, Roosevelt và Churchill thông báo cho Stalin về kế hoạch đổ bộ vào nước Pháp trong năm 1944, Roosevelt cũng thảo luận về kế hoạch thành lập một tổ chức quốc tế sau chiến tranh. Về phần mình, Stalin nhấn mạnh vào yêu cầu rút quân khỏi biên giới Ba Lan và ủng hộ kế hoạch của Roosevelt về việc thành lập Liên Hiệp Quốc, cũng như cam kết sẽ tham chiến chống lại quân Nhật 90 ngày sau khi đánh bại quân Đức.
Đến đầu năm 1945 khi quân Đồng minh tiến vào Đức và Liên Xô đã kiểm soát Ba Lan, nội dung cuộc hội kiến được tiết lộ cho công chúng. Trong tháng 1, dù sức khỏe đang suy sụp, Roosevelt đến Yalta, Liên Xô, để gặp Stalin và Churchill. Người Mỹ gốc Ba Lan chỉ trích Hội nghị Yalta là đã hợp pháp hóa việc Liên Xô chiếm đóng Đông Âu. Nhưng trước đó Roosevelt đã không kiểm soát được tình thế, và tất cả hi vọng của ông đặt vào việc thương thảo với Stalin sau khi chiến tranh chấm dứt. [sửa] Nhiệm kỳ thứ tư và từ trần, 1945 Tang lễ của Roosevelt
Đến năm 1944, dù mới 62 tuổi sức khỏe của Roosevelt suy giảm mau chóng. Áp lực của căn bệnh bại liệt và làm việc quá sức cùng nhiều năm sống trong căng thẳng cũng như bệnh nghiện thuốc lá bắt đầu tàn phá cơ thể ông. Ông mắc bệnh tim và huyết áp cao. Nhận biết nguy cơ tử vong của Roosevelt có thể xảy ra trong nhiệm kỳ thứ tư, các viên chức đảng yêu cầu Henry A. Wallace, một chính trị gia có lập trường chống Liên Xô, rời bỏ chức vụ phó tổng thống. Roosevelt quyết định chọn một nhân vật ít được biết đến, Thượng nghị sĩ Harry S. Truman, để thế chỗ của Wallace. Trong kỳ bầu cử năm 1944, Roosevelt và Truman giành được 53% phiếu bầu và chiến thắng ở 36 tiểu bang, đánh bại Thống đốc bang New York Thomas Dewey.
Sau khi trở về từ Yalta và đọc diễn văn trước Quốc hội, nhiều người kinh ngạc khi nhìn thấy Roosevelt, ông trông già nua, ốm yếu và bệnh tật. Ông buộc phải ngồi đọc diễn văn, lần đầu tiên Roosevelt chịu nhượng bộ trước sự yếu đuối của thể xác. Song, tinh thần của tổng thống vẫn minh mẫn, ông mạnh mẽ tuyên bố, “Hội nghị Crimea phải là cột mốc đánh dấu sự chấm dứt của cung cách hành động đơn phương, của những liên minh độc đoán, những vùng ảnh hưởng, những toan tính cân đối quyền lực, cùng tất cả mưu chước đã được áp dụng trong nhiều thế kỷ – và luôn luôn bị thất bại. Nay chúng ta đưa ra một giải pháp để thay thế chúng, một tổ chức toàn cầu mà mọi quốc gia yêu chuộng hòa bình đều có cơ hội tham gia.”
Ngày 30 tháng 3 năm 1945, Roosevelt đến Warm Springs để nghỉ ngơi trước khi đến tham dự hội nghị sáng lập Liên Hiệp Quốc theo như dự định. Sáng ngày 12 tháng 4, ông kêu lên “Tôi bị đau đầu kinh khủng”. Từ đó ông không còn nói được. Bác sĩ chẩn đoán ông bị xuất huyết não. Lucy Mercer, tình nhân của ông trước đây, ở bên cạnh khi Roosevelt từ trần. Những ngày cuối cùng ở Tòa Bạch Ốc, Roosevelt thường làm việc quá sức đến nỗi con gái ông, Anna Roosevelt Boettiger, phải đến để chăm sóc ông. Anna đã sắp xếp cho cha gặp Lucy Mercer Rutherfurd, khi ấy đã góa chồng. Thời điểm nghe tin chồng chết cũng là lúc Eleanor biết được điều làm bà đau đớn gấp bội, ấy là Anna đã dàn xếp để Lucy ở bên cạnh Franklin lúc lâm chung.
Tin Roosevelt từ trần gây chấn động và mang đau buồn đến cho nước Mỹ cũng như trên thế giới. Thời ấy, báo chí không xoi mói vào đời tư của các tổng thống nên công chúng không hề biết sức khỏe của ông đang suy yếu. Roosevelt tại chức hơn 12 năm, lâu hơn bất cứ tổng thống nào khác, ông lãnh đạo đất nước vượt qua những cơn khủng hoảng tồi tệ nhất, đánh bại Đức Quốc Xã và sắp sửa buộc Nhật Bản phải hàng phục. [sửa] Nhân quyền “Bốn Quyền Tự do” được khắc trên một bức tường tại Đài Tưởng niêm Franklin Delano Roosevelt ở Washington
Thành tích của Roosevelt về nhân quyền vẫn là một vấn đề gây tranh cãi. Ông được xem là một anh hùng đối với các nhóm thiểu số như người Mỹ gốc Phi, tín hữu Công giáo và người Do Thái. Người Mỹ gốc Phi và người Mỹ bản địa (người da đỏ) được hưởng lợi từ các chương trình cứu trợ của New Deal. Tuy nhiên, do cần sự ủng hộ của đảng viên Dân chủ miền Nam, Roosevelt không chịu vận động thông qua đạo luật cấm những vụ bạo động giết người không xét xử (lynching). Roosevelt rất thành công trong nỗ lực thuyết phục nhiều người Mỹ gốc Phi, Do Thái và Công giáo gia nhập Liên minh New Deal. Bắt đầu từ năm 1941, Roosevelt ban hành một loạt sắc lệnh hành pháp bảo đảm cho các nhóm thiểu số được hưởng phần thích đáng trong thị trường nhân lực trong thời chiến, và tạo điều kiện cho người Mỹ gốc Phi gia nhập quân đội. Năm 1942, Roosevelt là người đưa ra quyết định tối hậu tập trung người Mỹ gốc Nhật và những nhóm dân tộc khác trong thời kỳ Đệ Nhị Thế chiến. Từ thập niên 1960, người ta bắt đầu tra vấn liệu có phải Roosevelt đã hành động không đủ mạnh để có thể ngăn cản hoặc chấm dứt vụ Holocaust đã cướp mạng sống của 6 triệu người Do Thái.[36] Những người chỉ trích đã nhắc đến những thời kỳ như trong năm 1939, 950 người Do Thái trên tàu SS St. Louis trốn khỏi nước Đức ngay trước lúc bùng nổ Đệ Nhị Thế chiến và xin tị nạn tại Hoa Kỳ nhưng bị từ chối theo chỉ thị của Roosevelt. Tàu SS St. Louis phải trở về Đức và hầu hết những người Do Thái này đều thiệt mạng trong vụ tàn sát (Holocaust).
Nhắn tin cho tác giả Đoàn Thị Hồng Điệp @ 05:50 09/09/2010 Số lượt xem: 19372 Số lượt thích: 0 ngườiTừ khóa » Tiểu Sử Của Tổng Thống Mĩ Ru-dơ-ven
-
Franklin D. Roosevelt – Wikipedia Tiếng Việt
-
Theodore Roosevelt – Wikipedia Tiếng Việt
-
Tiểu Sử Ngắn Theodore Roosevelt
-
Tổng Thống Tại Vị Lâu Nhất Lịch Sử Nước Mỹ - Báo Nhân Dân
-
Tổng Thống Roosevelt (Ru-dơ-ven): By Ly Nguyen - Prezi
-
Tiểu Sử Của Franklin D. Roosevelt, Tổng Thống Hoa Kỳ Thứ 32
-
Nêu Tiểu Sử Của Tổng Thống Ph. Ru-dơ-ven - Hoc24
-
Tiểu Sử Tổng Thống Mĩ Ru Dơ Ven - 123doc
-
Roosevelt - Tổng Thống Duy Nhất Lịch Sử Mỹ đắc Cử 4 Lần - Zing
-
Tổng Thống Mỹ Thời Khủng Hoảng, Người Duy Nhất Đắc Cử 4 Lần
-
Người được Bầu Chọn "Tổng Thống Tốt Nhất Nước Mỹ"
-
Franklin Roosevelt - Từ Người Bại Liệt đến Tổng Thống Vĩ đại Của Mỹ
-
Sử 11 - Rudơven | Cộng đồng Học Sinh Việt Nam - HOCMAI Forum
-
Em Hãy Nêu Những điểm Cơ Bản Trong Chính Sách Mới Của Tổng ...