Cuộc đua Xe đạp Toàn Quốc Tranh Cúp Truyền Hình Thành Phố Hồ ...

Cuộc đua xe đạp toàn quốc tranh Cúp truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin giải đấu
Thể thaoĐua xe đạp
Ngày29 tháng 8 năm 1989 (1989-08-29)–nay
Tháng thi đấuTháng 3 hoặc tháng 4 hàng năm
Thành lậpĐài Truyền hình Thành phố Hồ Chí MinhPhòng Thể dục - Thể thao quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh
Số giải đấu36 (tính đến 2024)
Quản lýĐài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh
Địa điểm Việt Nam
Giải đấu gần đây nhất
2024

Cuộc đua xe đạp toàn quốc tranh Cúp truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh, còn được biết đến với tên gọi tắt Cúp Truyền hình hay HTV Cup[1], là một sự kiện thể thao thường niên do Ban Thể dục - Thể thao của Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức, thường diễn ra vào khoảng đầu tháng 4 và kết thúc vào đúng 11 giờ 30 phút ngày 30 tháng 4 hàng năm tại Hội trường Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh. Đây được coi là giải đua xe đạp có quy mô, tầm ảnh hưởng lớn và sâu rộng nhất tại Việt Nam. Giải đấu đã trở thành một sự kiện thể thao gắn liền với ý nghĩa chính trị, lịch sử quan trọng nhân ngày Giải phóng miền Nam - Thống nhất đất nước, đồng thời giải đua còn truyền tải các hình ảnh đẹp nhất của Việt Nam đến khán giả trong và ngoài nước.

Ra mắt vào năm 1989 với lộ trình rất ngắn, nhưng chỉ 2 mùa giải sau đó, cuộc đua đã được Tổng cục Thể dục Thể thao Việt Nam công nhận nằm trong hệ thống thi đấu quốc gia. Từ cuộc đua lần thứ 5 (1993), cuộc đua lần đầu tiên được tổ chức với lộ trình xuyên Việt. Cho tới nay, cuộc đua đã trở thành một sự kiện thể thao quan trọng được người hâm mộ mong chờ mỗi tháng 4 hàng năm, đặc biệt đối với khu vực Nam Bộ, nơi bộ môn thi đấu đua xe đạp phát triển rất mạnh. Kể từ năm 2005, cứ 10 năm một lần vào dịp năm tròn kỷ niệm ngày Giải phóng miền Nam, cuộc đua còn vinh dự nằm trong chương trình Lễ quốc gia kỷ niệm sự kiện ý nghĩa này.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]
Băng rôn chào mừng Cúp truyền hình HTV 2024 ở trụ sở HTV.

Tiền thân của giải đấu là một giải đua xe đạp do Phòng Thời sự HTV phối hợp với Phòng Thể dục - Thể thao quận Gò Vấp tổ chức vào năm 1988, bao gồm 4 chặng đua: Thành phố Hồ Chí Minh - Bảo Lộc - Đà Lạt - Thành phố Hồ Chí Minh với 15 đội đua xe đạp tham dự.[2] Năm 1989[3], cuộc đua được ra đời từ ý tưởng của Nghệ sĩ nhân dân Phạm Khắc, nguyên Giám đốc Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh, với mục đích "phát triển phong trào xe đạp thể thao tại Việt Nam, và vì sự nghiệp phát triển truyền hình".

Cuộc đua đầu tiên (1989)

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 29 tháng 8 năm 1989, cuộc đua đầu tiên được tổ chức. Cuộc đua xuất phát từ ngã tư Thủ Đức - Lái Thiêu, với lộ trình chỉ bốn chặng đua: Thành phố Hồ Chí Minh - Bảo Lộc - Đà Lạt - Thành phố Hồ Chí Minh, tổng cự ly 514 km. Có 95 vận động viên đến từ 20 đội đua trên toàn quốc tham gia cuộc đua lần này. Cuộc đua đầu tiên được tổ chức với nhiều khó khăn về máy móc thiết bị, thông tin liên lạc, cơ sở hạ tầng đường đua, về công nghệ truyền hình, và việc phối hợp với các địa phương. Ấn tượng để lại tại cuộc đua lần này là hình ảnh vận động viên Trần Văn Thưởng (Hà Nội) vác xe đạp bị thủng lốp của mình chạy về đích trong chặng 1.

Vận động viên Lư Hồng Đức của đội Công an Thành phố Hồ Chí Minh là người đoạt áo vàng đầu tiên, với giải thưởng là một tivi màu JVC, đồng thời đoạt áo xanh. Phạm Minh Tân của đội Quận 1 - Nước hoa Thanh Hương giành áo chấm đỏ.

Thập niên 1990

[sửa | sửa mã nguồn]

Mặc dù gặp nhiều khó khăn, nhưng cuộc đua không ngừng được phát triển qua từng năm tổ chức. Đến cuộc đua lần thứ hai vào năm 1990, nhân kỷ niệm 45 năm ngày Nam Bộ kháng chiến, cuộc đua được nâng lên thành năm chặng với lộ trình mở rộng ra Phan Thiết và Phan Rang, tổng lộ trình hơn 700 km. Cùng năm đó, Vương Chí Thành của đội Công ty Xuất nhập khẩu Tân Bình đoạt cả ba danh hiệu cá nhân (áo vàng, áo xanh, áo chấm đỏ), và là người duy nhất cho đến nay làm được điều này. Năm 1991, cuộc đua được Tổng cục Thể dục - Thể thao Việt Nam đưa vào hệ thống thi đấu quốc gia. Một năm sau, cuộc đua mở rộng ra Nha Trang, với số chặng tăng lên 7 và lộ trình dài 900 km.

Năm 1993, nhân kỷ niệm 5 năm Cúp truyền hình, lần đầu tiên một cuộc đua xuyên Việt được tổ chức mang tên gọi "Hà Nội - Huế - Sài Gòn". Cuộc đua được diễn ra từ ngày 1 tháng 5 đến ngày 19 tháng 5, xuất phát từ Hà Nội và kết thúc tại Thành phố Hồ Chí Minh với lộ trình hơn 1900 km, đi qua 8 ngọn đèo. Tổng cộng có 125 vận động viên đến từ 25 đội đua tham gia. Cuộc đua cũng đánh dấu lần đầu tiên Đài Truyền hình Thành phố Hố Chí Minh tổ chức truyền hình trực tiếp một sự kiện thể thao với sự hợp tác của Đài Truyền hình Việt Nam.[4]

Thập niên 1990 chứng kiến thời kỳ hoàng kim của các đội đua xe đạp Thành phố Hồ Chí Minh. Đội Cảng Sài Gòn liên tiếp đoạt các danh hiệu cao quý tại cuộc đua: Nguyễn Văn Hiệp giành áo vàng năm 1994 và Võ Hải Thanh trở thành tay đua đầu tiên giành áo vàng hai năm liên tiếp vào các năm 1995 và 1996.[5] Đến năm 1997, tay đua Trương Quốc Thắng trở thành vận động viên trẻ nhất giành được áo vàng khi chỉ mới 17 tuổi.

Năm 1996 đánh dấu lần đầu tiên có sự tham gia của các đội đua quốc tế, với đội đua Viêng Chăn, Lào tham gia cùng với 16 đội đua trong nước.

Thập niên 2000

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 2000, nhằm chào mừng thiên niên kỷ mới, cuộc đua xuyên Việt lần thứ hai được tổ chức với 17 chặng và tổng lộ trình hơn 1900 km, diễn ra từ ngày 12 tháng 4 đến ngày 30 tháng 4 năm 2000. Đây là năm đầu tiên ca khúc "Những bánh xe quay nhanh" được đưa vào sử dụng. Năm 2001 và 2002 tiếp tục chứng kiến sự vượt trội của Trương Quốc Thắng khi anh giành thêm hai danh hiệu áo vàng chung cuộc, sau chiến tích vô địch châu Á năm 2000. Năm 2003, cuộc đua xuyên Việt lần thứ ba được tổ chức nhân kỷ niệm 15 năm tổ chức giải và hưởng ứng Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2003 tại Việt Nam.

Năm 2004 là năm duy nhất cuộc đua được dời lên giữa tháng 4 thay vì kết thúc vào ngày 30 tháng 4 như hằng năm, do trùng với các hoạt động kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Cuộc đua lần này chứng kiến sự trở lại của các đội đua quốc tế. Đáng chú ý là đội Seoul, Hàn Quốc với các tay đua như Park Sung-baek, Suh Seoh-kyu, Jang Gyung-gu, Gong Hyo-suk... một thời áp đảo các tay đua Việt Nam trong thập niên 2000 và liên tục thâu tóm các danh hiệu chung cuộc.

Năm 2005, cuộc đua vinh dự nằm trong Chương trình Lễ quốc gia kỷ niệm 30 năm ngày Giải phóng miền Nam - Thống nhất đất nước[6] và mở rộng lộ trình lên Gia Lai và Đắk Lắk, nơi xuất phát của Chiến dịch Hồ Chí Minh.

Đến năm 2006 và 2007, cuộc đua được nâng tầm quốc tế với việc mở rộng lộ trình sang Lào và Campuchia, nằm trong kế hoạch mở rộng lộ trình sang ba nước Đông Dương cho đến năm 2008, lần thứ 20 tổ chức cuộc đua. Tuy nhiên, đến năm 2008, cuộc đua đã quay lại lộ trình trong nước với tổng cự ly 2237 km qua 18 chặng.

Thập niên 2010

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 2010, một cuộc đua xuyên Việt nữa được tổ chức nhằm hướng đến Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, lần đầu tiên mở rộng sang thành phố Cần Thơ. Năm 2013, nhân dịp kỷ niệm 25 năm tổ chức giải, tay đua Trần Thanh Điền của đội Bảo vệ thực vật Sài Gòn trở thành vận động viên trẻ nhất lịch sử giải giành áo vàng khi chưa tròn 17 tuổi. Cuộc đua năm 2014 để lại nhiều ấn tượng buồn khi có đến 69 trên tổng số 81 tay đua bị loại khỏi các danh hiệu cá nhân chung cuộc sau chặng 2 vì về đích quá giờ quy định so với nhóm đầu, chỉ còn lại 12 tay đua tranh chấp các thứ hạng chung cuộc.

Năm 2017, cuộc đua lần đầu tiên đi qua tất cả các tỉnh Tây Nguyên trước khi vòng qua các tỉnh Nam Trung Bộ, với lộ trình gần 2000 km qua 20 chặng. Năm 2018 đánh dấu kỷ niệm 30 năm tổ chức cuộc đua với lộ trình kỷ lục 30 chặng, lần đầu tiên xuất phát tại Lạng Sơn thay vì Hà Nội và được mở rộng xuống các tỉnh Tây Nam Bộ. Linh vật chính thức của giải, chú ngựa có tên "Thần Tốc" (tiếng Anh: Speedy), cũng được giới thiệu chính thức tại cuộc đua lần này. Năm 2019, mặc dù được rút ngắn lộ trình xuống còn 16 chặng và xuất phát từ Nghệ An, cuộc đua cũng có nhiều nét mới với kỷ lục chặng Pleiku - Tuy Hòa dài 220 km.

Đích đến

Thập niên 2010 cũng chứng kiến sự phát triển vượt bậc của kỹ thuật truyền hình tại Cúp truyền hình. Năm 2015, giải lần đầu tiên được truyền hình trực tiếp vói định dạng HD. Đến năm 2017, tất cả các chặng đua được phát trực tuyến trên các nền tảng mạng xã hội của HTV, với 10/20 chặng đua được truyền hình trực tiếp trên HTV9 và HTV Thể Thao. Ngày 3 tháng 4 năm 2018, HTV đã truyền hình trực tiếp thành công một chặng đua đường trường không gián đoạn, trong chặng 6 đi từ Thanh Hóa đến Nghệ An. Sự tiến bộ về kỹ thuật trực tiếp và cách thức tổ chức đã tạo rất nhiều bất ngờ cho khán giả, từ đó kéo theo lượng lớn người yêu xe đạp đồng hành cùng đoàn đua qua sóng truyền hình cũng như mạng xã hội. Với sức lan tỏa mạnh ngoài dự kiến, HTV đã truyền hình trực tiếp thêm 4 chặng đua đường trường, nâng tổng số chặng được truyền hình trực tiếp lên 21 chặng, thay vì 17 chặng như dự kiến. Đỉnh điểm là chặng đua Huế – Đà Nẵng và chặng đua Nha Trang – Đà Lạt, tín hiệu trực tiếp vẫn rất ổn định, mở ra giai đoạn mới của truyền hình thể thao tại Việt Nam.

Năm 2019, HTV lần đầu tiên tổ chức truyền hình trực tiếp tất cả các chặng đua của giải và được duy trì đến nay. Với số lượng camera được tăng cường nhiều hơn và kỹ thuật truyền dẫn tiếp tục cải tiến, khán giả yêu xe đạp đã được theo sát các diễn biến trên đường đua. Nhờ đó, HTV tiếp tục nâng cao vị thế của cuộc đua này.

Thập niên 2020

[sửa | sửa mã nguồn]
Khu vực trường quay nơi bình luận trận đấu tại đích đến

Năm 2020, đại dịch COVID-19 lan rộng khắp thế giới khiến các sự kiện thể thao lớn nhỏ bị trì hoãn, và Cúp truyền hình cũng không ngoại lệ. Lịch thi đấu thường niên (vào tháng 4) đã không thể được tổ chức do trùng với thời gian Việt Nam giãn cách toàn xã hội. Thay vào đó, cuộc đua xe đạp thực tế ảo đầu tiên với tên gọi Niềm tin chiến thắng được tổ chức từ ngày 24 tháng 4 đến ngày 29 tháng 4 năm 2020 thông qua ứng dụng đạp xe giả lập Zwift. Cuộc đua chính thức được diễn ra từ ngày 19 tháng 5 đến ngày 7 tháng 6 năm 2020, với lộ trình được rút ngắn xuống còn 18 chặng thay vì 23 chặng như ban đầu. Cuộc đua năm 2020 đã nhận được sự chú ý đông đảo của cộng đồng người hâm mộ đua xe đạp trên thế giới, vì là cuộc đua đầu tiên được tổ chức trong bối cảnh các giải xe đạp trong hệ thống UCI đã bị hoãn lại.[7] Giải được quay trở lại lịch trình thi đấu truyền thống của mình vào năm 2021 với số chặng tăng lên 22.

Với việc các vận động viên quốc tế xuất hiện ngày càng nhiều và liên tiếp chiếm lĩnh các danh hiệu chung cuộc, năm 2023, nhân kỷ niệm 35 năm tổ chức cuộc đua, danh hiệu Áo cam được giới thiệu dành cho vận động viên Việt Nam có thành tích tốt nhất trên bảng tổng sắp, nhằm tăng thêm tính cạnh tranh giữa các vận động viên trong nước. Cho đến nay, danh hiệu này được xem như "áo vàng dành cho nội binh". Giải lần đầu tiên trở lại với miền Tây Nam Bộ kể từ cuộc đua năm 2018, với tổng lộ trình gần 3000 km qua 25 chặng. Năm 2023 cũng chứng kiến nhiều kỷ lục bị xô đổ trong lịch sử Cúp truyền hình, khi tay đua Petr Rikunov của đội Tập đoàn Lộc Trời An Giang trở thành người đầu tiên trong lịch sử giải giữ danh hiệu Áo vàng qua tất cả các chặng, và anh cũng là người đầu tiên giành 10 chiến thắng chặng trong cùng một cuộc đua.

Năm 2024, nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, giải lần đầu tiên mở rộng lộ trình ra khu vực Tây Bắc Bộ, với các chặng đua tại Điện Biên và Sơn La.

Các lần tổ chức

[sửa | sửa mã nguồn]
Lần Năm Chủ đề Số đội tham gia Số VĐV Số chặng Thời gian
1 1989 19 95 4 (514 km) 29/8 - 2/9[8]
2 1990 ? 5 (700 km) 18/9 - 23/9
3 1991 ?? (An Giang,...)
4 1992 23 114 7 (900 km) 23/4 - 30/4
5 1993 Hà Nội - Huế - Sài Gòn 25 (Khách sạn Thanh Bình,...) 125 17 (1900 km) 1/5 - 19/5[4]
6 1994 ?? (Cảng Sài Gòn,...)
7 1995 ?? (Cảng Sài Gòn,...)
8 1996 17 (Cảng Sài Gòn, Viêng Chăn (Lào),...)
9 1997 ?? (Công an TP.HCM,...)
10 1998 ?? (Khách sạn Thanh Bình,..)
11 1999 14 (An Giang, Cảng Sài Gòn, Quân khu 7,...)
12 2000 Hà Nội - Huế - Sài Gòn 15 (Dược Domesco Đồng Tháp, BVTV An Giang, Khách sạn Thanh Bình, Vĩnh Long,...) 75 17 (1900 km) 12/4 - 30/4
13 2001 16 80 10 (1104 km) 21/4 - 30/4[9]
14 2002 15 75 10 (1081,2 km) 21/4 - 30/4
15 2003 Hà Nội - Huế - Sài Gòn 16 76 18 (1920,5 km) 12/4 - 30/4
16 2004 14 70 9 (975 km) 9/4 - 18/4
17 2005 17 85 14 (1497 km) 16/4 - 30/4[10]
18 2006 Mở rộng Việt Nam - Lào 11 ~100 19 (2271 km) 9/4 - 30/4
19 2007 Mở rộng Việt Nam - Campuchia 17 85 13 (1470 km) 18/4 - 30/4
20 2008 Hà Nội - Huế - Sài Gòn 16 90 18 (2237 km) 10/4 - 30/4
21 2009 16 9 (997 km) 22/4 - 30/4[11]
22 2010 Thăng Long về đất Phương Nam 14 90 17 (2200 km) 10/4 - 30/4
23 2011 14 >80 9 (1075 km) 21/4 - 30/4
24 2012 Hành trình chiến thắng 11 77 15 (1768 km) 14/4 - 30/4
25 2013 Non sông liền một dải 11 75 16 (2000 km) 13/4 - 30/4
26 2014 Non sông liền một dải 12 84 11 (1173 km) 19/4 - 30/4
27 2015 Non sông liền một dải 12 84 19 (2000 km) 11/4 -30/4
28 2016 Non sông liền một dải 13 78 19 (2100 km) 10/4 -30/4
29 2017 Non sông liền một dải 13 78 20 (2000 km) 9/4 - 30/4
30 2018 Non sông liền một dải 13 78 30 (3267 km) 29/3 - 30/4
31 2019 Non sông liền một dải 12 83 16 (2000 km) 13/4 - 30/4
Thực tế ảo 2020 Niềm tin chiến thắng 5 30 6 (250 km) 24/4 - 29/4
32 Non sông liền một dải 12 82 18 (2183 km) 19/5 - 7/6[12]
33 2021 Non sông liền một dải - Niềm tin chiến thắng 15 105 22 (2313 km) 6/4 - 30/4
34 2022 Non sông liền một dải - Niềm tin chiến thắng 14 98 23 (2316,2 km) 5/4 - 30/4
35 2023 Non sông liền một dải - Niềm tin chiến thắng 14 98 25 (2963,9 km) 2/4 - 30/4
36 2024 Non sông liền một dải 15 105 25

(2702,8 km)

3/4 - 30/4

Danh sách tay đua đoạt giải chung cuộc qua các năm

[sửa | sửa mã nguồn]

Lưu ý: Con số được để trong dấu ngoặc vuông cạnh tên vận động viên là số lần đoạt danh hiệu của vận động viên đó.

Giải Áo vàng

[sửa | sửa mã nguồn]
Lần Năm Vận động viên Đội Ghi chú
1 1989 Lư Hồng Đức Công an TP.HCM Đồng thời giành áo xanh
2 1990 Vương Chí Thành Xuất nhập khẩu Tân Bình Đồng thời giành áo xanh và áo chấm đỏ
3 1991 Ngô Quốc Dũng An Giang
4 1992 Trương Huy Hồng Khách sạn Thanh Bình
5 1993 Huỳnh Kim Hùng Khách sạn Thanh Bình
6 1994 Nguyễn Văn Hiệp Cảng Sài Gòn
7 1995 Võ Hải Thanh Cảng Sài Gòn Đồng thời giành áo chấm đỏ
8 1996 Võ Hải Thanh [2] Cảng Sài Gòn
9 1997 Trương Quốc Thắng Công an TP.HCM
10 1998 Trương Quốc Thắng [2] Khách sạn Thanh Bình
11 1999 Nguyễn Thành Quyết Cảng Sài Gòn
12 2000 Nguyễn Hữu Đức BVTV An Giang Sau đính chính tên là Nguyễn Văn Đức
13 2001 Trương Quốc Thắng [3] Khách sạn Thanh Bình Đồng thời giành áo chấm đỏ
14 2002 Trương Quốc Thắng [4] Khách sạn Thanh Bình
15 2003 Trịnh Phát Đạt Domesco Đồng Tháp Đồng thời giành áo xanh
16 2004 Hàn Quốc Park Sung-baek Hàn Quốc
17 2005 Hàn Quốc Suh Seok-kyu Hàn Quốc
18 2006 Lê Nguyễn Thành Nhân BVTV An Giang
19 2007 Hàn Quốc Oh Se-yong Hàn Quốc
20 2008 Nguyễn Văn Đức [2] BVTV An Giang Còn có tên là Nguyễn Hữu Đức
21 2009 Hàn Quốc Gong Hyo-suk Hàn Quốc Đồng thời giành áo chấm đỏ
22 2010 Mông Cổ Tugundur Tuulkhangai Mông Cổ
23 2011 Hồ Văn Phúc ADC Truyền hình Vĩnh Long
24 2012 Bùi Minh Thụy ADC Truyền hình Vĩnh Long
25 2013 Trần Thanh Điền BVTV Sài Gòn Đồng thời giành áo trắng
26 2014 Hồ Huỳnh Vạn An BVTV An Giang Đồng thời giành áo xanh
27 2015 Nguyễn Trường Tài VUS TP.HCM
28 2016 Nguyễn Trường Tài [2] VUS TP.HCM
29 2017 Lào Alex Ariya Phounsavath VUS TP.HCM
30 2018 Nguyễn Thành Tâm Gạo Hạt ngọc trời An Giang VĐV duy nhất giành đủ 4 màu áo (áo trắng 2012, áo chấm đỏ 2013, áo xanh 2016, áo vàng 2018)
31 2019 Tây Ban Nha Javier Sarda Perez VUS TP.HCM
Thực tế ảo 2020 Lê Ngọc Sơn Tập đoàn Lộc Trời An Giang Áo vàng giải đua xe đạp thực tế ảo "Niềm tin chiến thắng"
32 Tây Ban Nha Javier Sarda Perez [2] TP.HCM Đồng thời giành áo chấm đỏ
33 2021 Pháp Loic Desriac Bike Life Đồng Nai
34 2022 Nga Igor Frolov TP.HCM Vinama Đồng thời giành áo chấm đỏ
35 2023 Nga Petr Rikunov Tập Đoàn Lộc Trời An Giang Đồng thời giành áo xanh
36 2024 Nga Petr Rikunov [2] Tập Đoàn Lộc Trời An Giang Đồng thời giành áo xanh

Giải Áo xanh (vua nước rút - thắng chặng nhiều nhất)

[sửa | sửa mã nguồn]
Lần Năm Vận động viên Đội Ghi chú
1 1989 Lư Hồng Đức Công an Nhân dân
2 1990 Vương Chí Thành Xuất Nhập Khẩu Tân Bình
3 1991 Đôn Thanh Hiếu Công an Thành phố Hồ Chí Minh
4 1992
5 1993 Trần Phát Công an Tiền Giang
6 1994 Huỳnh Kim Hùng Khách sạn Thanh Bình
7 1995
8 1996 Huỳnh Minh Luyện Công an Tiền Giang
9 1997 Hồng Anh Quân Hà Nội
10 1998 Trương Qưốc Thắng Khách sạn Thanh Bình
11 1999 Võ Ngọc Long Quân khu 7
12 2000 Trương Qưốc Thắng Khách sạn Thanh Bình
13 2001 Nguyễn Nam Cực Cảng Sài Gòn - Tiến Đạt
14 2002 Nguyễn Nam Cực [2] Cảng Sài Gòn - Tiến Đạt
15 2003 Trịnh Phát Đạt Domesco Đồng Tháp Đồng thời giành áo vàng
16 2004 Nguyễn Nam Cực [3] Cảng Sài Gòn - Tiến Đạt
17 2005 Hàn Quốc Park Sung-baek Hàn Quốc
18 2006 Đỗ Tuấn Anh Domesco Đồng Tháp Eximbank
19 2007 Đỗ Tuấn Anh [2] Domesco Đồng Tháp Vinasun
20 2008 Lê Văn Duẩn Dofilm TP.HCM
21 2009 Đỗ Tuấn Anh [3] Domesco Đồng Tháp
22 2010 Đỗ Tuấn Anh [4] Domesco Đồng Tháp
23 2011 Đỗ Tuấn Anh [5] Domesco Đồng Tháp 1
24 2012 Lê Văn Duẩn BVTV Sài Gòn
25 2013 Lê Văn Duẩn [3] Eximbank TP.HCM
26 2014 Hồ Huỳnh Vạn An BVTV An Giang Đồng thời giành áo vàng
27 2015 Lê Văn Duẩn [4] VUS TPHCM
28 2016 Nguyễn Thành Tâm Gạo Hạt ngọc trời An Giang
29 2017 Lê Nguyệt Minh Mathnasium TP.HCM
30 2018 Lê Nguyệt Minh [2] Minh Giang TP.HCM
31 2019 Lê Nguyệt Minh [3] Thành phố Hồ Chí Minh MM Mega Market
32 2020 Nguyễn Tấn Hoài Dược Domesco Đồng Tháp
33 2021 Nguyễn Tấn Hoài [2] Dược Domesco Đồng Tháp
34 2022 Nguyễn Tấn Hoài [3] Tập đoàn Lộc Trời An Giang
35 2023 Nga Petr Rikunov Tập đoàn Lộc Trời An Giang Đồng thời giành áo vàng
36 2024 Nga Petr Rikunov [2] Tập đoàn Lộc Trời An Giang Đồng thời giành áo vàng

Giải Áo chấm đỏ (vua leo núi)

[sửa | sửa mã nguồn]
Lần Năm Vận động viên Đội Ghi chú
1 1989 Phạm Minh Tân Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
2 1990 Vương Chí Thành Xuất nhập khẩu Tân Bình Giành luôn áo vàng và áo xanh
3 1991 Lâm Huỳnh Sơn Xuất nhập khẩu Tân Bình
4 1992 Lư Hồng Hải Công an Nhân dân
5 1993 Ngô Quốc Tiến An Giang
6 1994 Ngô Quốc Tiến [2] An Giang
7 1995 Nguyễn Thành Quyết Công an Tiền Giang [13]
8 1996 Võ Hải Thanh Cảng Sài Gòn Giành luôn áo vàng
9 1997 Mai Công Hiếu Domesco Đồng Tháp
10 1998 Nguyễn Thành Quyết [2] Công an Tiền Giang
11 1999 Nguyễn Văn Lợi Công an Tiền Giang
12 2000 Trịnh Phát Đạt Domesco Đồng Tháp
13 2001 Trương Quốc Thắng Khách sạn Thanh Bình Đồng thời giành áo vàng
14 2002 Nguyễn Hữu Hiền BVTV An Giang Sau này đổi tên là Nguyễn Văn Hiền
15 2003 Mai Công Hiếu [2] Domesco Đồng Tháp
16 2004 Trịnh Phát Đạt [2] Domesco Đồng Tháp
17 2005 Trịnh Phát Đạt [3] Domesco Đồng Tháp
18 2006 Mai Công Hiếu [3] Domesco Đồng Tháp Eximbank
19 2007 Hàn Quốc Gong Hyo-Suk South Korea
20 2008 Trịnh Phát Đạt [4] Domesco Đồng Tháp
21 2009 Hàn Quốc Gong Hyo-Suk [2] South Korea Đồng thời giành áo vàng
22 2010 Mai Nguyễn Hưng BVTV Sài Gòn 1
23 2011 Lê Ngọc Sơn Dược Domesco Đồng Tháp 2
24 2012 Lê Ngọc Sơn [2] Dược Domesco Đồng Tháp
25 2013 Nguyễn Thành Tâm BVTV An Giang
26 2014 Đinh Quốc Việt Suntek Sao Việt TP.HCM
27 2015 Nguyễn Tấn Hoài Dược Domesco Đồng Tháp
28 2016 Nguyễn Tấn Hoài [2] Dược Domesco Đồng Tháp
29 2017 Phan Hoàng Thái Dược Domesco Đồng Tháp
30 2018 Pháp Loic Desriac Bike Life Đồng Nai
31 2019 Iran Mirsamad Pourseyedi Tập đoàn Lộc Trời An Giang
32 2020 Tây Ban Nha Javier Sarda Perez TP.HCM Đồng thời giành áo vàng
33 2021 Tây Ban Nha Javier Sarda Perez [2] TP.HCM Vinama
34 2022 Nga Igor Frolov TP.HCM Vinama Đồng thời giành áo vàng
35 2023 Nga Igor Frolov [2] TP.HCM Vinama
36 2024 Nga Igor Frolov [3] TP.HCM Vinama

Giải Áo trắng (tay đua trẻ xuất sắc nhất)

[sửa | sửa mã nguồn]

Từ 1999 đến 2005, chỉ có danh hiệu chung cuộc cho vận động viên trẻ xuất sắc nhất. Danh hiệu Áo trắng được giới thiệu chính thức từ cuộc đua năm 2006.

Lần Năm Vận động viên Đội Ghi chú
11 1999 Trần Văn Toàn Hà Nội
12 2000
13 2001 Trương Thế Nhựt Vĩnh Long
14 2002 Trần Văn Ngọc Ẩn Công An Tiền Giang
15 2003 Huỳnh Mai Duy Khách Sạn Thanh Bình
16 2004 Nguyễn Nam Cực (1979) Cảng Sài Gòn
17 2005 Trương Quốc Thắng (1980) Khách Sạn Thanh Bình
18 2006 Bùi Minh Thụy (1989) ADC Truyền hình Vĩnh Long BTC lần đầu đặt ra giải Áo trắng
19 2007 Mai Nguyễn Hưng (1988) Vinamit
20 2008 Bùi Minh Thụy (1989) [2] ADC Truyền hình Vĩnh Long
21 2009 Hàn QuốcJang Gyung-gu (1990) Seoul, Hàn Quốc
22 2010 Bùi Minh Thụy (1989) [3] ADC Truyền hình Vĩnh Long
23 2011 Trần Thanh Nhanh (1993) BVTV Sài Gòn 1
24 2012 Nguyễn Thành Tâm (1992) BVTV An Giang
25 2013 Trần Thanh Điền (1996) BVTV Sài Gòn Đồng thời giành Áo vàng
26 2014 Phan Hoàng Thái (1998) Dược Domesco Đồng Tháp
27 2015 Nguyễn Hoàng Giang (1995) Gạo Hạt ngọc trời An Giang
28 2016 Huỳnh Thanh Tùng (1996) Quân khu 7
29 2017 Nguyễn Nhật Nam (1997) Dược Domesco Đồng Tháp
30 2018 Ngô Văn Phương (1998) BVTV An Giang
31 2019 Nguyễn Quốc Bảo (1999) Dược Domesco Đồng Tháp
32 2020 Nguyễn Văn Bình (2002) Thành phố Hồ Chí Minh MM Mega Market
33 2021 Lê Hải Đăng (2003) Dược Domesco Đồng Tháp
34 2022 Phạm Lê Xuân Lộc (2005) Quân khu 7
35 2023 Phạm Lê Xuân Lộc (2005) [2] Quân khu 7 Tay đua đầu tiên bảo vệ thành công danh hiệu áo trắng
36 2024 Phạm Lê Xuân Lộc (2005) [3] Quân khu 7

Giải Áo cam (tay đua Việt Nam có thứ hạng cao nhất)

[sửa | sửa mã nguồn]
Lần Năm Vận động viên Đội Ghi chú
35 2023 Nguyễn Thắng TP.HCM Vinama Lần đầu tiên có áo cam
36 2024 Nguyễn Tấn Hoài Tập đoàn Lộc Trời An Giang

Giải vô địch đồng đội

[sửa | sửa mã nguồn]
Lần Năm Đội Ghi chú
1 1989 Công an Nhân dân
2 1990 Công an Nhân dân
3 1991 Bộ Công an Nhân dân
4 1992 Công an Nhân dân
5 1993 Luk Etron
6 1994 An Giang
7 1995 Cảng Sài Gòn [13]
8 1996 An Giang
9 1997 Công an Thành phố Hồ Chí Minh
10 1998 Đông Lanh An Giang
11 1999 An Giang
12 2000 Công an Tiền Giang
13 2001 Domesco Đồng Tháp
14 2002 Domesco Đồng Tháp [14]
15 2003 Domesco Đồng Tháp
16 2004 Cảng Sài Gòn - Tiến Đạt
17 2005 Hàn QuốcHàn Quốc
18 2006 BVTV Sài Gòn - Dofilm
19 2007 Hàn QuốcHàn Quốc
20 2008 Domesco Đồng Tháp
21 2009 Hàn QuốcHàn Quốc
22 2010 Mông CổMông Cổ
23 2011 Dược Domesco Đồng Tháp 1
24 2012 Dược Domesco Đồng Tháp
25 2013 Dược Domesco Đồng Tháp
26 2014 Suntek Sao Việt Thành phố Hồ Chí Minh
27 2015 Gạo Hạt ngọc trời An Giang
28 2016 Gạo Hạt ngọc trời An Giang
29 2017 Dược Domesco Đồng Tháp
30 2018 VUS Thành phố Hồ Chí Minh
31 2019 VUS Thành phố Hồ Chí Minh
Thực tế ảo 2020 Dược Domesco Đồng Tháp Giải đua thực tế ảo "Niềm tin chiến thắng"
32 Thành phố Hồ Chí Minh
33 2021 Bike Life Đồng Nai
34 2022 Thành phố Hồ Chí Minh Vinama
35 2023 Tập đoàn Lộc Trời An Giang
36 2024 Thành phố Hồ Chí Minh Vinama

Tiếp thị

[sửa | sửa mã nguồn]

Bài hát chính thức

[sửa | sửa mã nguồn]

Bài hát chính thức của cuộc đua là "Những bánh xe quay nhanh" do nhạc sĩ Thập Nhất soạn nhạc và nhà báo Đinh Phong viết lời, ra mắt lần đầu tiên vào năm 2000[15]. Từ cuộc đua lần thứ 20 (2008), trong những năm có lộ trình xuyên Việt, bên cạnh ca khúc này còn có ca khúc "Hà Nội - Huế - Sài Gòn".

Linh vật

[sửa | sửa mã nguồn]

Linh vật chính thức của giải đấu là chú ngựa có tên Thần Tốc (tên tiếng Anh là "Speedy"), được giới thiệu lần đầu ở cuộc đua lần thứ 30 (2018).[16]

Truyền hình

[sửa | sửa mã nguồn]

Ban đầu, các chặng đua chưa được truyền hình trực tiếp mà chỉ được ghi hình và tường thuật trên các kênh sóng của HTV. Từ cuộc đua lần thứ 5 trở đi, giải được truyền hình trực tiếp.

Cho đến cuộc đua lần thứ 30 (năm 2018), chỉ có một số chặng đua được truyền hình trực tiếp toàn bộ, các chặng còn lại được ghi hình và phát sóng. Kể từ cuộc đua lần thứ 31 trở đi, tất cả các chặng đua của Cúp Truyền hình (từ các chặng vòng quanh thành phố, chặng đồng đội tính giờ cho đến các chặng đường trường) được truyền hình trực tiếp trên các kênh sóng của Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh (HTV9, HTV Thể thao) và được truyền sóng trực tiếp cho các đài truyền hình địa phương nơi đoàn đua đi qua.

Ảnh hưởng và tiếp nhận

[sửa | sửa mã nguồn]

Từ giải thi đấu mang đậm tính phong trào, tính quần chúng, cuộc đua xe đạp tranh Cúp truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh dần khẳng định đây là một giải đấu "Uy tín – Chất lượng – Ý nghĩa".[17] Giải thi đấu quy tụ hầu như tất cả các vận động viên tên tuổi, các đối thủ mạnh nhất của làng xe đạp Việt Nam cùng với các đội đua quốc tế đến từ các quốc gia khác như Hàn Quốc, Thái Lan, Lào, Campuchia, Ukraina và Tây Ban Nha..., với chất lượng chuyên môn ngày càng được nâng cao.

Thống kê

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Người đoạt áo Vàng nhiều nhất: Trương Quốc Thắng (4 lần)
  • Người đoạt áo Xanh nhiều nhất: Đỗ Tuấn Anh (5 lần)
  • Đội đoạt áo Vàng nhiều nhất: Khách sạn Thanh Bình (5 lần)
  • Cua-rơ đầu tiên giành cả bốn màu áo danh giá của cuộc đua: Nguyễn Thành Tâm
  • Cua-rơ nhỏ tuổi - lớn tuổi nhất đoạt áo vàng: Trần Thanh Điền (16 tuổi, 314 ngày) - Javier Sardá Pérez (32 tuổi, 3 ngày)
  • Cua-rơ chiến thắng với khoảng cách thời gian sít sao nhất: Nguyễn Trường Tài (0,62 giây)
  • Chặng đua dài nhất: chặng Pleiku - Tuy Hòa với lộ trình 220 km năm 2019.[18]

Nhà tài trợ

[sửa | sửa mã nguồn]

Đơn vị truyền thông

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Đông Tây Promotion (đến 2020)
  • Madison Group
  • PSC Media

Tài trợ chính

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Tôn Đông Á (tài trợ độc quyền từ 2016 đến 2018, 2021 - nay)
  • Thép Việt Úc
  • Tân Hiệp Phát
  • Công ty Tribeco
  • Fujiflim
  • Thép Pomina
  • Sabeco
  • Tôn Hoa Sen
  • TCP Group
  • Vingroup
  • Masan Group, Hòa Phát
  • Dapha, ADC, Robot

Các đơn vị hỗ trợ khác

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Minh Flim Media
  • Công ty Đại Phát
  • TC
  • ADC
  • Việt Hưng Phát

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Chặng 6 giải đua xe đạp HTV Cup 2009: Lượm "đỏ", giữ "vàng", hăm he "xanh"”. Báo Pháp Luật TP. Hồ Chí Minh. 27 tháng 4 năm 2009. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2023.
  2. ^ “15 năm ấy biết bao nhiêu là tình”. Báo Bình Định. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 2 năm 2008. Truy cập ngày 19 tháng 4 năm 2020.
  3. ^ “Chặng đường 32 năm với nhiều dấu ấn”. Đài Truyền hình TP.HCM. Truy cập ngày 1 tháng 3 năm 2023.
  4. ^ a b “Cuộc đua xe đạp xuyên Việt đầu tiên và những kỷ niệm không thể quên”. VTV.vn.
  5. ^ Minh Tân (12 tháng 2 năm 2015). “Những tượng đài đã mất: Đội xe đạp chỉ còn trong ký ức”. thanhnien.vn. Truy cập ngày 11 tháng 5 năm 2024.
  6. ^ PHÓNG, BÁO SÀI GÒN GIẢI (16 tháng 7 năm 2004). “Tổ chức hoạt động kỷ niệm 30 năm giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30 tháng 4 năm 1975 – 30 tháng 4 năm 2005)”. BÁO SÀI GÒN GIẢI PHÓNG. Truy cập ngày 13 tháng 5 năm 2024.
  7. ^ Long, Jonny (17 tháng 5 năm 2020). “Sweltering heat, 30 stages and big mountains: Inside Vietnam's HTV Cup, the first post-coronavirus race”. cyclingweekly.com (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 11 tháng 5 năm 2024.
  8. ^ “30 năm một chặng đường Cúp Truyền hình TPHCM”. Thể Thao TP.HCM. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 4 năm 2018. Truy cập ngày 19 tháng 4 năm 2020.
  9. ^ “Khởi động đường đua Cúp Truyền Hình Thành phố Hồ Chí Minh 2001”. HTV. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 4 năm 2001.
  10. ^ “ôm nay (17/4): Khai mạc cuộc đua xe đạp tranh Cúp Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh 2005”. HTV. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 4 năm 2005.
  11. ^ Thiên Hà. “Cuộc đua Xe đạp toàn quốc tranh Cúp truyền hình TPHCM lần thứ 21 năm 2009: Tổng giải thưởng hơn 350 triệu đồng”. TRANG TIN ĐIỆN TỬ THỂ DỤC THỂ THAO VIỆT NAM.
  12. ^ “Cúp xe đạp Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh sẽ có 18 chặng”. Thể thao SGGP.
  13. ^ a b “Những tượng đài đã mất: Đội xe đạp chỉ còn trong ký ức”. Thanh Niên.
  14. ^ “Cúp Xe Đạp Toàn Quốc năm 2002”. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 3 năm 2003.
  15. ^ “23 năm Những bánh xe quay nhanh”. Đài Truyền hình TP.HCM. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2023.
  16. ^ “Cuộc đua xe đạp tranh Cúp Truyền Hình TP.HCM lần đầu có mascot (linh vật)”. Đài Truyền hình TP.HCM. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2023.
  17. ^ “Đề cử 14: Thành phố Hồ Chí Minh – Nơi tổ chức cuộc đua xe đạp Cúp Truyền hình đầu tiên, có quy mô lớn nhất”.
  18. ^ “Cúp xe đạp truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh trực tiếp toàn bộ 16 chặng đua”. Thanh Niên.

Xem thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Danh sách chương trình phát sóng trên HTV
  • Bảng tính điểm của Liên đoàn Xe đạp-Mô tô thể thao Việt Nam

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
  • HTV Thể thao trên Facebook
  • HTV Sports trên YouTube
Bài viết này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s
  • x
  • t
  • s
Cuộc đua xe đạp toàn quốc tranh Cúp truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh
Thế kỷ 20
  • 1989
  • 1990
  • 1991
  • 1992
  • 1993
  • 1994
  • 1995
  • 1996
  • 1997
  • 1998
  • 1999
  • 2000
Thế kỷ 21
  • 2001
  • 2002
  • 2003
  • 2004
  • 2005
  • 2006
  • 2007
  • 2008
  • 2009
  • 2010
  • 2011
  • 2012
  • 2013
  • 2014
  • 2015
  • 2016
  • 2017
  • 2018
  • 2019
  • 2020
  • 2021
  • 2022
  • 2023
  • 2024

Từ khóa » Cúp Truyền Hình 30 Tháng 4