Cuộc Khởi Nghĩa Bà Triệu (năm 248): Nguyên - DinhNghia

4.8 (5)

Khởi nghĩa Bà Triệu là một cuộc nổi dậy mạnh mẽ và tiêu biểu trong lịch sử nước ta. Cuộc khởi nghĩa này là sự kết tinh của quá trình đấu tranh không mệt mỏi. Cùng DINHNGHIA.com.vn tìm hiểu về nguyên nhân, bối cảnh lịch sử, diễn biến cũng như giá trị lịch sử và ý nghĩa khởi nghĩa Bà Triệu qua bài viết dưới đây nhé!

Tìm hiểu sơ lược về khởi nghĩa Bà Triệu

Nguyên nhân diễn ra cuộc khởi nghĩa

Cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu (tên thật là Triệu Thị Trinh) diễn ra vào năm 248 của thế kỷ thứ 3 bắt đầu từ căn cứ Phú Điền (nay là Hậu Lộc, Thanh Hóa, Việt Nam). Bà Triệu vốn là em gái của Triệu Quốc Đạt lúc này là một hào trưởng ở miền núi huyện Quan Yên, thuộc quận Cửu Chân (nay là huyện Yên Định, Thanh Hóa).

Cuối thế kỷ II đến đầu thế kỷ III, nước ta nằm dưới quyền thống trị của Sĩ Nhiếp. Vào năm 226, sau khi Sĩ Nhiếp, con là Sĩ Huy chống lại nhà Ngô, nổi binh để giữ quận Giao Chỉ. Nhà Ngô đã sai thứ sử Lữ Đại đem đại binh vượt biển sang để đàn áp Sĩ Huy. Gia đình Sĩ Huy cùng với nhiều tướng bị giết, hàng vạn nhân dân Cửu Chân khởi nghĩa cũng bị tàn sát.

Cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu diễn ra vào năm 248 của thế kỷ thứ 3
Cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu diễn ra vào năm 248 của thế kỷ thứ 3

Ngoài ra, chế độ này còn thu thuế cao, kiềm hãm tự do và đè nặng ách nô lệ/tài chính lên vai người dân, đồng thời cũng làm mất đi những giá trị văn hóa, truyền thống của các dân tộc bằng chính sách đồng hóa.

Là người có sức khỏe, có mưu trí, bà cùng anh trai tập hợp nghĩa sĩ trên đỉnh núi, chuẩn bị cho công cuộc khởi nghĩa của mình mà bởi bà đã nhìn thấy quá nhiều sự tàn bạo trong ách đô hộ và chính sách của triều đại nhà Ngô mà người dân Giao Chỉ phải cắn răng chịu đựng.

Bà Triệu vốn là em gái của Triệu Quốc Đạt lúc này là một hào trưởng ở miền núi huyện Quan Yên, thuộc quận Cửu Chân
Bà Triệu vốn là em gái của Triệu Quốc Đạt lúc này là một hào trưởng ở miền núi huyện Quan Yên, thuộc quận Cửu Chân

Diễn biến

Vào năm 248, mở đầu cuộc khởi nghĩa do tướng Triệu Quốc Đạt cùng với em gái là Triệu Thị Trinh (Bà Triệu) lãnh đạo nhằm chống lại sự thôn tính và áp bức từ triều đình nhà Ngô. Bà Triệu đã làm hịch truyền đi khắp nơi trên đất nước để kể tội nhà Ngô từ đó kêu gọi nhân dân cùng đứng lên.

Từ lúc này, bà cùng với nghĩa quân vượt sông Mã xuống vùng Bồ Điền để xây dựng cứ địa bởi nó có đầy đủ những yếu tố quân sự để xây dựng một căn cứ thuận lợi, quân đội có thể dễ dàng tấn công và phòng thủ ở nhiều hướng khác nhau như ngược sông Lèn ra sông Mã, rồi rút lên mạn Quân Yên hoặc tới căn cứ núi Nưa khi cần. Ngoài ra, còn có thể chủ động tấn công ra phía Bắc theo lối Thần Phù để khống chế địch.

Giai đoạn tiếp theo, Bà Triệu đã cùng với anh em họ Lý chỉ huy nghĩa quân và xây dựng một hệ thống đồn lũy vững chắc nhờ vào địa hình hiểm trở ở Bồ Điền, bà đã dẫn đầu nghĩa quân đánh phá các thành ấp của quan lại nhà Ngô trong vùng quận cửu Chân. Từ đó, cuộc khởi nghĩa lan rộng ra khắp Giao Châu, nghĩa quân càng ngày càng trở nên lớn mạnh, thắng lợi nhiều, những thành ấp của giặc Ngô ở Cửu Chân lần lượt bị hạ.

Cuộc khởi nghĩa đầu tiên do tướng Triệu Quốc Đạt cùng với Bà Triệu lãnh đạo
Cuộc khởi nghĩa đầu tiên do tướng Triệu Quốc Đạt cùng với Bà Triệu lãnh đạo

Thừa thắng xông lên, nghĩa quân đã chuyển hướng hoạt động tại vùng đồng bằng sông Mã, rồi vào tận Cửu Đức. Thứ sử Châu Giao bị giết, những quan lại đô hộ ở Châu Giao đã hết sức hoảng sợ. Khi anh trai Triệu Quốc Đạt bị tử trận, Bà Triệu đã trở thành người lãnh đạo nghĩa quân, tiếp tục chiến đấu nhiều trận liên tiếp, thế lực của khởi nghĩa ngày càng mạnh, quân số lên tới hàng vạn người.

Trước tình hình này, chính quyền đô hộ cử Lục Dận làm Thứ sử Giao Châu mang theo 8.000 quân tiếp viện để đàn áp và sử dụng tiền bạc để mua chuộc một số thủ lĩnh của các cuộc khởi nghĩa lẻ tẻ ở địa phương, ngoài ra Lục Dận dốc toàn bộ lực lượng để tấn công Cửu Chân, tuy thất bại nặng nề bởi căn cứ Bồ Điền vẫn đứng vững nhưng Lục Dận điều thêm binh sĩ để tăng cường bao vây, khiến cho quân khởi nghĩa dần suy yếu và tan vỡ.

Khi anh trai Triệu Quốc Đạt tử trận, Bà Triệu đã trở thành người lãnh đạo nghĩa quân, tiếp tục chiến đấu nhiều trận liên tiếp
Khi anh trai Triệu Quốc Đạt tử trận, Bà Triệu đã trở thành người lãnh đạo nghĩa quân, tiếp tục chiến đấu nhiều trận liên tiếp

Kết quả

Dù lan rộng và tạo tinh thần tích cực mạnh mẽ cho người dân nhưng cuộc khởi nghĩa lúc này bị đàn áp dã man bởi 8000 quân nhà Ngô. Vào ngày 22 tháng 2 năm Mậu Thìn, Bà Triệu và nghĩa quân buộc phải di chuyển về vùng Phú Điền để lánh nạn, ít lâu sau, Bà Triệu rút gươm để tự vẫn, hi sinh trên đỉnh núi Tùng, cuộc khởi nghĩa thất bại.

Vào ngày 22 tháng 2 năm Mậu Thìn, Bà Triệu và nghĩa quân buộc phải di chuyển về vùng Phú Điền để lánh nạn
Vào ngày 22 tháng 2 năm Mậu Thìn, Bà Triệu và nghĩa quân buộc phải di chuyển về vùng Phú Điền để lánh nạn

Ý nghĩa khởi nghĩa Bà Triệu

Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu mang đến một ý nghĩa lịch sử vô cùng to lớn, tại thời điểm khởi nghĩa diễn ra, nó đã làm rung chuyển chính quyền đô hộ, góp phần đánh thức ý chí dân tộc, tạo bước đà cho cuộc khởi nghĩa của Lý Bí sau này.

Đây là một trong những mốc son đánh dấu công cuộc dựng nước – giữ nước – tinh thần oanh liệt của dân tộc ta, là đỉnh cao của phong trào nhân dân thế kỷ II – III. Có thể nói, cuộc khởi nghĩa bà Triệu là sự kết tinh của chặng đường đấu tranh không ngừng nghỉ, mệt mỏi của dân tộc, người đời sau lấy đó làm tư liệu trên hành trình chiến đấu chống quân xâm lược.

Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu mang đến một ý nghĩa lịch sử vô cùng to lớn
Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu mang đến một ý nghĩa lịch sử vô cùng to lớn

Tưởng nhớ Bà Triệu

Vua Lý Nam Đế (tức Lý Bí) cảm động sự trung dũng của Bà Triệu đã sai lập miếu thờ và phong bà là: “Bậc chính anh liệt hùng tài trinh nhất phu nhân” tại núi Tùng (xã Triệu Lộc). Di tích lăng mộ của bà vẫn còn cho đến ngày nay và cách nơi bà mất không xa là đền thờ bà.

Hằng ghi nhớ công lao to lớn của bà Triệu, vào ngày 21 tháng 2 (âm lịch) hằng năm, người dân trong vùng vẫn tổ chức làm lễ giỗ bà. Ngoài ra, tên của bà được đặt cho một số địa danh tại tỉnh Thanh Hóa như huyện Triệu Sơn hay xã Triệu Lộc, nhiều tỉnh thành dùng tên bà đặt cho các trường học, đường phố,…

Vua Lý Nam Đế (tức Lý Bí) đã phong cho Bà Triệu là: "Bậc chính anh liệt hùng tài trinh nhất phu nhân"
Vua Lý Nam Đế (tức Lý Bí) đã phong cho Bà Triệu là: “Bậc chính anh liệt hùng tài trinh nhất phu nhân”

Xem thêm:

  • Tình hình nước Việt Nam thời tam quốc: Bối cảnh và Bản đồ
  • Quá trình dựng nước và giữ nước – Lịch sử 10 Bài 27
  • Tư tưởng nhân nghĩa trong Bình ngô đại cáo của Nguyễn Trãi

Bài viết trên đây của DINHNGHIA.com.vn đã cung cấp những thông tin về cuộc khởi nghĩa Bà Triệu. Hy vọng những nội dung trên đã mang đến cho bạn những kiến thức hữu ích về nguyên nhân, diễn biến cũng như ý nghĩa cuộc khởi nghĩa bà Triệu. Chúc bạn luôn học tốt!

Bạn thấy bài viết này hữu ích chứ?

Hãy chọn vào ngôi sao để đánh giá bài viết

Gửi đánh giá

Đánh giá trung bình 4.8 / 5. Lượt đánh giá 5

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết

Từ khóa » Trình Bày Cuộc Khởi Nghĩa Bà Triệu Năm 248